CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.3. Khuôn mẫu lý thuyết và các lý thuyết liên quan
2.3.2.2. Lý thuyết định chế (“Institutional Theory”)
Lý thuyết định chế giải thích về các áp lực định chế ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức và
vận hành công ty (Abu – Azza, 2012). Áp lực định chế bao gồm các yếu tố nội sinh và ngoại sinh (Mihret và cộng sự, 2010; Zucker, 1987). Theo DiMaggio & Powell, (1983) áp lực định chế được cấu thành từ ba yếu tố là quy định, quy phạm và sự lan tỏa. Tương
tự như vậy, Arena & Azzone, (2007) xác định áp lực định chế ảnh hưởng đến cá nhân
nói riêng và tổ chức nói chung chính là Luật và quy định (quy định), lựa chọn của những tổ chức khác (sự lan tỏa); và sự tư vấn của các cơ quan chuyên môn (quy phạm). Quy trình quy định có thể tăng tính hiệu quả của hoạt động KTNB trong tổ chức. Vì sự tương
đồng với các đơn vị tiêu biểu khác cùng ngành với họ (DiMaggio & Powell, 1983). Sự
tương đồng này có thể giúp DN dễ dàng liên kết với nhau nhằm thu hút những nhân viên giỏi, được thừa nhận là hợp pháp, có uy tín và đáp ứng các điều kiện hành chính (Abu- Azza, 2012). Quy định là áp lực tác động đến việc hình thành bộ phận KTNB (Al-Twaijy và cộng sự, 2003).
Lý thuyết định chế cho rằng mỗi đơn vị là một thành viên của một nhóm các đơn vị, mà trong đó bao gồm những đơn vị hoặc ngành nghề, lĩnh vực có liên quan đến nhau theo
một cách nào đó. Mối liên hệ này dẫn đến các đơn vị có ảnh hưởng đến những đơn vị
khác (Mihret và cộng sự, 2010). Arena & Azzone, (2006) chỉ ra rằng lý thuyết định chế
cung cấp phương tiện nhằm hiểu được các quy định và quy trình hợp pháp ảnh hưởng
đến việc phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ. Định chế là cấu trúc xã hội đã đạt được
một mức độ cao về khả năng phục hồi (Changwony & Rotich, 2015). DiMaggio &
Powell, (1983) lập luận rằng định chế là hệ quả của cấu trúc. Theo Mihret và cộng sự (2010), bên cạnh nghiên cứu công việc của Gidden, 1984, cấu trúc bao gồm quy định và nhân sự giúp khởi tạo chức năng trên hệ thống chung.
Quy phạm là áp lực phát sinh trong nội bộ DN. Áp lực quy phạm có mối quan hệ tỷ lệ thuận với những thay đổi về định chế được tuân thủ bởi tổ chức (Abu-Azza, 2012). Có
hai khía cạnh chun mơn đóng vai trị quan trọng đối với nguồn lực quy phạm
(DiMaggio & Powell, 1983). Thứ nhất, chương trình đào tạo chính thống được biên
soạn bởi những chuyên gia. Về vấn đề này, KTVNB phải tham gia những khóa học về KTNB do hiệp hội tổ chức. Thứ hai, chương trình đào tạo được thực hiện bởi những tổ chức giảng dạy chuyên nghiệp. Theo đó, KTVNB phải đạt các chứng chỉ như Chứng chỉ KTVNB (Certified Internal Auditors – CIA) hoặc trở thành một phần của IIA trong chính tổ chức của họ. Vì thế, những buổi tập huấn và khóa học từ các trung tâm đào tạo rất quan trọng trong việc phát triển một bộ phận trong DN như KTNB.
Có rất nhiều nghiên cứu về KTVNB đã tiếp cận lý thuyết định chế (Abu-Azza, 2012; Arena & Azzone, 2007; Changwony & Rotich, 2015; Mihret và cộng sự, 2010; Ramachandran và cộng sự, 2012; Al-Twaijy và cộng sự, 2003). Lý thuyết định chế thích
hợp cho những nghiên cứu đó do các nguyên nhân sau. Thứ nhất, lý thuyết định chế
bao gồm công việc thực tiễn của KTNB là một phần của DN và giúp thảo luận về các vấn đề của tổ chức mà không bị giới hạn bởi các mục tiêu chung (Abu-Azza, 2012). Thứ
hai, lý thuyết định chế phù hợp với tình hình các quốc gia có thị trường vốn kém phát
triển như Việt Nam (Mihrt và cộng sự, 2010). Chính vì vậy, nghiên cứu này dựa trên tính tương đồng của quy trình quy định và quy phạm như đã đề cập trong lý thuyết định chế để phát hiện được những thành tố tạo nên tính hiệu quả của KTNB.