Khái niệm và vai trò của KTNB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 33)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.2. Khái niệm và vai trò của KTNB

IIA đã định nghĩa về KTNB như sau: “KTNB là sự đảm bảo độc lập, khách quan và cung

cấp sự tư vấn, nhằm mục đích tăng thêm giá trị và cải thiện hoạt động của DN. KTNB giúp DN đạt được các mục tiêu bằng cách đưa ra cách tiếp cận chặt chẽ và có hệ thống nhằm đánh giá và cải thiện tính hiệu quả của các quy trình quản trị rủi ro, quản trị DN và kiểm sốt”.

Chúng ta có thể phân tích chi tiết định nghĩa của IIA bằng cách đi sâu vào phân tích từng khái niệm trong định nghĩa này:

o “KTNB” là dịch vụ được cung cấp trong nội bộ DN, khác với vai trị của kiểm

tốn độc lập. Nhiều năm trước, IIA đã cân nhắc thay đổi tên “KTNB” để thể hiện sự tiếp cận hiện đại và ngày một chuyên nghiệp. Tuy nhiên, IIA khơng tìm được sự thay thế nên ý tưởng đã bị loại bỏ.

o “Tính độc lập” là khái niệm cơ bản. Bởi vì, KTNB khơng thể tồn tại nếu thiếu

sự độc lập, khách quan. Tất cả các khái niệm về KTNB đều tồn tại tính độc lập, dù ít hay nhiều. Chức năng của KTNB phải hiệu quả và tách bạch khỏi hoạt động của DN. Nếu đều này không đạt được, một vài chức năng của KTNB có thể khơng

đạt được đúng tiêu chuẩn mong đợi.

o “Đảm bảo và tư vấn” là chức năng thể hiện sự thay đổi trong khái niệm về

KTNB. Sự thay đổi làm rõ rằng, trong quá khứ, chức năng tư vấn như một lợi ích bổ sung thì với định nghĩa này, việc đưa ra sự tư vấn phù hợp lại là một cấu thành chính của KTNB, đáp ứng những gì mà nhà quản trị DN mong muốn. Trong khi

đó, vai trị chính của KTNB là cung cấp sự đảm bảo độc lập đối với các rủi ro mà

tổ chức đang và sẽ gặp phải. KTNB có thể cung cấp sự đảm bảo về mặt kiểm sốt, nhưng khơng thể đưa ra bất kỳ sự đảm bảo tuyệt đối nào. KTVNB nên cảnh giác với các rủi ro có sai sót trọng yếu, ảnh hưởng đến mục tiêu của DN. Tuy nhiên,

bản thân các quy trình đảm bảo, ngay cả khi được thực hiện đầy đủ và chuyên

nghiệp, cũng không đảm bảo được rằng tất cả các rủi ro đã được xác định và làm giảm.

o “Hoạt động” của KTNB là một dịch vụ quan trọng được thực hiện bởi các

KTVNB, mặc dù, bản chất của KTNB vẫn nằm trong phạm vi của DN, đôi khi,

được cung cấp bởi dịch vụ bên ngoài.

o “Được thiết kế nhằm mục đích tăng thêm giá trị” - Là một dịch vụ, kiểm tốn

được hình thành trên cơ sở khách hàng và nhu cầu của tổ chức. Ở đây, KTNB sẽ

Việc tăng thêm giá trị nên được được đặt lên hàng đầu và tính năng này sẽ thúc

đẩy tồn bộ q trình kiểm tốn.

o “Cải thiện hoạt động của tổ chức” - Điều này phát huy khái niệm cải tiến liên

tục. Các KTVNB giúp cho mọi hoạt động của DN trở nên tốt hơn thay vì chỉ việc kiểm tra. Nói một cách khác, nếu bộ phận KTNB không chứng minh được các KTVNB đã cải thiện hoạt động kinh doanh như thế nào, thì bộ phận này khơng

được tài trợ thêm nguồn lực để hoạt động.

o “Giúp DN hoàn thành các mục tiêu” - Nhiệm vụ của KTNB được đặt ra xung

quanh các mục tiêu của DN. Làm cho tổ chức thành cơng là động lực chính của quản trị DN, quản trị rủi ro, và kiểm soát nội bộ. Hơn nữa, mục tiêu của DN cần

đạt được là mục tiêu dài hạn.

o “Cách tiếp cận chặt chẽ và có hệ thống” - KTNB là một nghề hồn thiện. Có

nghĩa là, nó có một bộ chuẩn mực hướng dẫn rõ ràng, và có thể thực hành theo

hướng dẫn để chất lượng công việc đạt cao nhất. Một thước đo tính chun nghiệp

mà DN có thể kỳ vọng vào kiểm tốn viên của mình là việc áp dụng cách tiếp cận có hệ thống, kỷ luật vào cơng việc của mình.

o “Đánh giá và nâng cao” - Người viết đã đề cập đến sự cần thiết phải tập trung

vào việc cải thiện tổ chức. KTNB thiết lập những gì cần thấy trong quá trình kiểm tốn đối với những gì đảm bảo cho việc kiểm soát tốt. Điều này nhất định phải sử dụng các kỹ thuật đánh giá được áp dụng một cách chuyên nghiệp và đưa ra kết

quả đáng tin cậy. Nhiều nhóm kiểm tra đã bỏ qua khía cạnh của việc đánh giá

công việc, bằng việc chỉ hỏi vài câu hỏi, kiểm tra vài hồ sơ và đưa ra kết luận, dẫn

đến những kết luận này không mạnh mẽ và thuyết phục. Mặc khác, KTNB đã tích

hợp vào việc sử dụng chính thức các thủ tục đánh giá để hỗ trợ các bước kiểm

toán nhằm cải thiện hoạt động.

o “Hiệu quả” - Hiệu quả là một khái niệm cơ bản dựa trên khái niệm cơ bản là nhà

bảo rằng các mục tiêu này thực tế đã đạt được. Mối liên hệ giữa việc kiểm soát

và mục tiêu đặt ra trở nên rõ ràng, và kiểm tốn phải có khả năng hiểu được các nhu cầu cơ bản của quản lý. Sự phức tạp đằng sau khái niệm hiệu quả là rất lớn, và bằng cách xây dựng điều này thành định hướng của KTNB, phạm vi của KTNB sẽ trở nên rất rộng.

o “Các quy trình quản lý rủi ro, kiểm soát và quản trị DN” - Các tổ chức khơng

phát triển hồn thiện những vấn đề này sẽ không thành công trong dài hạn, và sẽ gặp phải các vấn đề về quản lý trong ngắn hạn. KTVNB là những chun gia duy nhất có những khía cạnh về các hoạt động của DN như là một phần trong vai trò của họ. Những mục tiêu đặt ra cho KTNB để đạt được điều này là: (1) Thúc đẩy các giá trị đạo đức trong DN; (2) Đảm bảo việc quản lý và trách nhiệm đối với hoạt động DN một cách hiệu quả; (3) Truyền đạt thông tin về rủi ro và kiểm sốt rủi ro có hiệu quả đến các bộ phận thích hợp của tổ chức; (4) Phối hợp hiệu quả các hoạt động và truyền đạt thông tin giữa chủ DN, nhà quản trị, kiểm toán độc lập và KTNB.

Định nghĩa trên nhấn mạnh ba (3) yếu tố đã được nêu trong các nghiên cứu trước đây.

Thứ nhất, KTNB đóng vai trị tăng thêm giá trị thay vì chỉ mang chức năng quản trị đơn

thuần hay kiểm tra tính tuân thủ nhằm hỗ trợ hoạt động của DN. Trong bối cảnh kinh tế thay đổi, KTNB đóng vai trị tăng thêm giá trị cho DN. Thứ hai, KTNB hoạt động với mục đích quản lý, quản trị rủi ro, và kiểm soát. Điều này đã nhấn mạnh việc mở rộng

phạm vi vai trò của KTNB, trong những năm gần đây đã biến chuyển từ việc chỉ tập

trung vào các kiểm soát trong DN sang việc quản trị rủi ro và quản lý DN. Thứ ba,

KTNB chú trọng đến xu thế phát triển của DN và tập trung tiếp cận thông qua việc tư vấn về các vấn đề hoạt động hữu hiệu và hiệu quả hơn là việc ghi nhận số liệu một cách chính xác đơn thuần.

Tại Việt Nam, khái niệm KTNB cũng đã được một lần đề cập trong Quyết định số

37/2006/QĐ-NHNN được ban hành bởi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vào ngày 1

tháng 8 năm 2006. Theo đó, “Kiểm toán nội bộ là hoạt động kiểm tra, rà soát, đánh giá

một cách độc lập, khách quan đối với hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ; đánh giá độc lập về tính thích hợp và sự tuân thủ các chính sách, thủ tục quy trình đã được thiết lập trong tổ chức tín dụng, thơng qua đó đơn vị thực hiện kiểm toán nội bộ đưa ra các kiến

nghị, tư vấn nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các hệ thống, các quy

trình, quy định, góp phần đảm bảo tổ chức tín dụng hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng

pháp luật”. Đồng thời, các nguyên tắc cơ bản của KTNB cũng được giải thích cụ thể,

bao gồm, tính độc lập, tính khách quan và tính chun nghiệp.

KTNB đóng vai trị quan trọng trong DN. Nó giúp DN đánh giá rủi ro kiểm sốt. Hơn nữa, KTNB có thể bảo vệ DN khỏi sự xuất hiện rủi ro và đảm bảo hoạt động hiệu quả (Al-Twaijy và cộng sự, 2003). Ngày nay, KTNB hiện đại tạo ra giá trị tăng thêm bằng cách chú trọng vào việc cải thiện quy trình và quy định thơng qua cắt giảm chi phí, tăng lợi nhuận sau thuế và phục vụ tốt hơn cho nhân viên trong DN (Staciokas & Rupsys, 2005). Do đó, lãnh đạo cấp cao và ban giám đốc có sự tin cậy cao rằng KTNB giúp cải thiện hoạt động của DN và đánh giá một cách có hệ thống rủi ro quản lý và rủi ro hoạt

động, quy trình kiểm sốt và giám sát – những nhân tố tất yếu nhằm đạt được mục tiêu

của DN (Gupta, 2001).

Để tạo ra một mơ hình tổ chức vững mạnh, KTNB đóng vai trị chiến lược trong việc

giám sát và vận hành DN (Changwony & Rotich, 2015). Hơn nữa, trong suốt cuộc kiểm tốn báo cáo tài chính, nó làm giảm thời gian thực hiện cơng việc của kiểm toán viên

độc lập (Goodwin-Stewart & Kent, 2006; Al-Twaijy và cộng sự, 2004; Haron và cộng

sự, 2004). Điều này là bắt buộc nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động và quy trình

tưởng vào báo cáo của KTVNB (Ward & Robertson, 1980; Goodwin-Stewart & Kent, 2006).

KTNB đã thay đổi từ một hệ thống quy trình nhằm kiểm tra tính chính xác về mặt số học của số liệu kế tốn sang vai trị tạo ra giá trị gia tăng cho toàn DN (Staciokas & Rupsys, 2005). Vai trò tạo ra giá trị gia tăng giúp cho tổ chức đạt được tính kinh tế, hữu hiệu và hiệu quả (Al-Twaijy và cộng sự, 2003; Arena & Azzone, 2009; Karapetrovic &

Willborn, 2000). Giá trị gia tăng cũng chịu ảnh hưởng bởi sự hiệu quả của hoạt động

KTNB (Mihret A.G., 2011; Mihret và cộng sự, 2010; Mihret & Woldeyohannis, 2008). Tuy nhiên, những nhà nghiên cứu khác cho rằng chức năng KTNB không phải lúc nào cũng hiệu quả (Al-Twaijy và cộng sự, 2003; Mihret và cộng sự, 2010; Mihret & Yismaw, 2007; Wubishet & Dereje, 2014; Ramachandran và cộng sự, 2012). Một số nhà nghiên cứu ủng hộ việc đánh giá tính hiệu quả của KTNB trong nhiều phạm vi khác nhau (Abu- Azza, 2012; Al-Twaijy và cộng sự, 2003; Mihret và cộng sự, 2010; Mihret & Yismaw, 2007; Wubishet & Dejere, 2014; Ramachandran và cộng sự, 2012).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)