Đơn vị tính: Tỷ đồng CHỈ TIÊU TÍN DỤNG BÁN LẺ 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng dự nợ (tỷ đồng) 402 453 471 521 569 Tổng dư nợ bán lẻ (tỷ đồng) 185 222 245 292 336 Tổng dư nợ bán lẻ/Tổng dư nợ (%) 46% 49% 52% 56% 59% Tăng trưởng dư nợ bán lẻ (%) 20% 10% 19% 15% (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2014 – 2018)
Tín dụng được xem là một trong những hoạt động kinh doanh cốt lõi và quan trọng đối với bất kỳ một ngân hàng nào. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi các ngân hàng tập trung vào việc phát triển các sản phẩm dịch vụ bán lẻ. Trong đó ngày càng đa dạng các sản phẩm tín dụng bán lẻ, sự phát triển này theo đúng với xu hướng ngày càng đa dạng nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng trong giai đoạn hiện nay. Có thể nói, doanh thu rịng từ hoạt động tín dụng bán lẻ đóng vai trị quan trọng trong tổng doanh bán lẻ của Chi nhánh trong những năm vừa qua.
Kể từ năm 2018, tổng dư nợ bán lẻ có mức tăng trưởng ổn định qua các năm, đạt hơn 336 tỷ đồng tại năm 2018, hơn 1.8 lần so với năm 2014. Mặt dù, tỷ trọng dư nợ bán lẻ đạt được sự tăng trưởng đáng kể hơn 59% trong năm 2018, đồng nghĩa với việc tăng hơn 13% so với tỷ trọng năm 2014. Tuy nhiên, dưới gốc độ xem xét về tốc độ tăng trưởng dư nợ bán lẻ, trong giai đoạn 2014 – 2018, ACB – CN Nguyễn Công Trứ cho thấy xu hướng giảm tăng trưởng kèm theo sự không ổn định qua các năm với mức chênh lệch khá lớn đặc biệt là giai đoạn 2015 – 2017. Tính trong năm 2018, việc tiếp quản các doanh nghiệp vừa và nhỏ kèm theo đó chính là việc bổ sụng vào dư nợ tín dụng hiện tại của các doanh nghiệp vào tổng dự nợ của chi nhánh, tuy tỷ trọng thêm vào không cao so với mức hiện tại tại năm 2018, nhưng việc gia tăng khối lượng công việc khi phục vụ nhu cầu vốn vay cho những
doanh nghiệp này chính là một trong những nguyên nhân khiến tốc độ tăng trưởng tín dụng bán lẻ của chi nhánh có xu hướng giảm tăng trưởng, về mức 15% tại năm 2018. Bảng 3.5: Chất lượng tín dụng bán lẻ Đơn vị tính: Tỷ đồng CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG BÁN LẺ 2014 2015 2016 2017 2018 Nợ nhóm 1 183.6 221.6 242.7 291.2 335.5 Nợ nhóm 2 1.3 0.4 1.8 0.6 0.2 Nợ nhóm 3 - - 0.4 - - Nợ nhóm 4 - - - - - Nợ nhóm 5 - - - - - Tổng cộng dư nợ bán lẻ 185 222 245 292 336
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2014 – 2018)
Chất lượng tín dụng bán lẻ là một trong những chỉ tiêu quan trọng để phân loại và đánh giá tình trạng tín dụng của bất kỳ một tổ chức tín dụng nào. Thơng qua việc phân loại nợ, các tổ chức tín dụng căn cứ vào các tiêu chuẩn định tính và định lượng để đánh giá mức độ rủi ro của các khoản vay và các cam kết ngoại bảng, trên cơ sở đó phân loại các khoản nợ vào các nhóm nợ thích hợp. Được chia thành 5 nhóm nợ chính, bao gồm: nhóm 1 – Nợ đủ tiêu chuẩn; Nhóm 2 – Nợ cần chú ý; Nhóm 3 – Nợ dưới tiêu chuẩn; Nhóm 4 – Nợ nghi ngờ; Nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn. Trong đó nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5.
Chất lượng tín dụng bán lẻ của chi nhánh trong giai đoạn 2014 – 2018 đang phát triển với xu hướng tốt, từng bước giảm dần dư nợ nhóm 2, 3 về mức an tồn. Cụ thể trong năm 2016, dư nợ tín dúng nhóm 2, 3 lên đến hơn 2.2 tỷ đồng. Mặt dù, tỷ trọng trên tổng dư nợ của chi nhánh không quá cao. Tuy nhiên, việc tồn tại nợ nhóm 3 cũng có một số ảnh hưởng tiêu cực đến xếp hạng chất lượng tín dụng bán lẻ chung của chi nhánh và ACB. Do vậy, giai đoạn này chi nhánh đã chủ trương đốc thúc, đưa ra các giải pháp giúp củng cố khả năng tài chính để thanh tốn các khoản
dư nợ quá hạn ở nhóm 2, đặc biệt là các khoản dư nợ nhóm 3. Tính đến năm 2018, dư nợ quá hạn ở chi nhánh chỉ cịn 0.2 tỷ đồng ở nhóm 2, và xóa hồn tồn dư nợ nhóm 3. 99.3% 99.8% 99.1% 99.8% 99.9% 0.7% 0.2% 0.7% 0.2% 0.1% 0.0% 0.0% 0.2% 0.0% 0.0% 0.0% 0.0% 0.0% 0.0% 0.0% 0.0% 0.0% 0.0% 0.0% 0.0% 99% 99% 99% 99% 99% 100% 100% 100% 2014 2015 2016 2017 2018 Nợ nhóm 5 Nợ nhóm 4 Nợ nhóm 3 Nợ nhóm 2 Nợ nhóm 1 kk Hình 3.2: Chất lượng tín dụng bán lẻ
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2014 – 2018)
Nhìn chung, trong giai đoạn 2014 – 2018, chất lượng tín dụng bán lẻ của chi nhánh luôn đạt mức rất tốt, với tỷ trọng dư nợ thuộc nhóm 1 đều trên 99%. Đặc biệt, trong năm 2018 dư nợ nhóm 1 đạt gần 99.9%. Qua đó cho thấy, bộ phận tín dụng tại chi nhánh luôn cẩn trọng và đánh giá chi tiết hồ sơ tín dụng của các khách hàng trước khi cho vay, đồng thời hệ thống đánh giá và xếp loại tín dụng đang triển khai trên tồn hệ thống ACB cũng phát huy tối đa hiệu quả của mình trong việc đánh giá thơng tin và tiềm năng trả nợ của từng khách hàng khi phát sinh nhu cầu vay vốn, làm cơ sở cho việc ra quyết định của cấp quản lý tín dụng tại chi nhánh.
3.2.2.2. Cơ cấu tín dụng bán lẻ theo loại hình sản phẩm
Bảng 3.6: Cơ cấu tín dụng bán lẻ theo khách hàng
Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu TÍN DỤNG BÁN LẺ PHÂN LOẠI THEO KHÁCH HÀNG 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng dư nợ bán lẻ 185 222 245 292 336 1. Tín dụng cá nhân 96.0 106.1 124.6 162.7 184.7 2. Tín dụng cho hộ kinh doanh 83.6 107.4 118.4 127.6 150.0 3. Tín dụng cho doanh nghiệp
siêu nhỏ và doanh nghiệp khởi nghiệp
5.4 8.4 2.0 1.5 1.0
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2014 – 2018)
Trong báo cáo kết quả phân loại tín dụng theo khách hàng giai đoạn 2014 – 2018, cơ cấu khách hàng tín dụng bán lẻ ở CN Nguyễn Cơng Trứ với hơn 98% đối tượng khách hàng là cá nhân và hộ kinh doanh, cụ thể trong năm 2018 tín dụng cá nhân đạt 55% trên tổng dư nợ bán lẻ , trong khi đó tín dụng cho hộ kinh doanh đạt mức gần 45%, tín dụng cho doanh nghiệp siêu nhỏ và doanh nghiệp khởi nghiệp chỉ chiếm từ 1% – 2% trong cơ cấu tín dụng bán lẻ. Đồng thời xu hướng giảm cho vay ở đối tượng doanh nghiệp siêu nhỏ và doanh nghiệp khởi nghiệp đang trong tình trạng giảm dần qua các năm, từ mức 5.4 tỷ đồng tại năm 2014 giảm về mức giải ngân chỉ hơn 1 tỷ đồng trong năm 2018. Đặc biệt, tất cả các khoản giải ngân đều tập trung vào đối tượng doanh nghiệp siêu nhỏ có thời gian hoạt động từ 2 năm trở lên. Trong giai đoạn hiện tại, ACB nói chung vẫn chưa có những quy tắc, quy chế rõ ràng trong việc thẩm định tính khả thi và khả năng trả nợ của các doanh nghiệp khởi nghiệp. Trong quy định về quy chế cho vay, việc cụ thể quy trình đánh giá khách hàng, thẩm định kế hoạch kinh doanh, kế hoạch trả nợ và tài sản đảm bảo của các doanh nghiệp khởi nghiệp vẫn còn tồn lại nhiều vấn đề. Đặc biệt nằm ở giai đoạn thẩm định kế hoạch kinh doanh và tiềm năng trả nợ của các doanh nghiệp này. Do
vậy, trong những năm gần đây chi nhánh đang trong chủ trương tạm dừng quan hệ tín dụng với đối tượng khách hàng là doanh nghiệp khởi nghiệp vừa mới được thành lập cũng như có thời gian hoạt động nhỏ hơn 12 tháng căn cứ vào giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp khởi nghiệp đó.
Bảng 3.7: Cơ cấu tín dụng bán lẻ theo phân loại sản phẩm
Đơn vị tính: Tỷ đồng
NHĨM CÁC SẢN PHẨM TÍN DỤNG
CƠ CẤU TÍN DỤNG BẢN LẺ PHÂN LOẠI THEO SẢN PHẨM
2014 2015 2016 2017 2018
Sản xuất kinh doanh 71.6 93.9 100.9 112.0 128.2 Cầm cố GTCG và STK 76.2 79.0 82.8 105.6 112.5 Hỗ trợ nhà ở (bao gồm mua đất và
xây dựng, chung cư) 18.9 25.5 37.5 43.2 53.4
Mua ô tô 9.8 10.4 16.2 22.8 31.2
Tiêu dùng tín chấp 0.9 1.3 1.2 1.2 2.3
Các sản phẩm thấu chi tài khoản 0.2 0.4 0.2 0.9 0.7
Thẻ tín dụng 2.0 2.9 4.2 4.7 6.4
Gói hỗ trợ các
doanh nghiệp siêu nhỏ 5.0 7.8 1.7 1.2 0.7
Khác 0.4 0.7 0.2 0.3 0.3
Tổng cộng dư nợ bán lẻ 185 222 245 292 336
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2014 – 2018)
Trong giai đoạn 2014 – 2018, đối với đối tượng khách hàng là cá nhân và hộ kinh doanh, sản phẩm tín dụng cho việc bổ sung vốn kinh doanh, cầm cố giấy tờ có giá (GTCG) và sổ tiết kiệm (STK) là hai hình thức vay chiếm phần lớn tỷ trọng tín dụng bán lẻ trong giai đoạn này, cụ thể chiếm gần 72% trong năm 2018, tương ứng với hơn 240 tỷ đồng đã được giải ngân cho hai hình thức này. Tuy nhiên, tính từ năm 2014, tỷ trọng của sản phẩm vay cầm cố GTCT và STK đang có xu hướng giảm dần qua các năm từ 41.2% (2014) về mức 33.5% (2018) một phần nguyên
nhân chủ yếu xuất phát từ việc Ngân hàng nhà nước đưa ra mức trần cho lãi suất tiền gửi, từ đó khiến cho việc huy động vốn từ nguồn dân cư có dấu hiệu chững lại qua các năm kể từ năm 2015, điều này đồng nghĩa với việc có ít hơn khách hàng cầm cố GTCG và STK của mình trước khi hết hạn để được hưởng chênh lệch lãi suất. Đa phần số trường hợp, tất toán khoản tiền gửi trước hạn một phần bắt nguồn từ nguyên nhân lãi suất cầm cố GTCT cao hơn nhiều so với lãi suất huy động vốn hiện tại nên đa số khách hàng chọn biên pháp tất toán sổ trước hạn để tránh bị thiệt hại nhiều hơn.
38.7% 42.3% 41.2% 38.4% 38.2% 41.2% 35.6% 33.8% 36.2% 33.5% 10.2% 11.5% 15.3% 14.8% 15.9% 5.3% 4.7% 6.6% 7.8% 9.3% 0.5% 0.6% 0.5% 0.4% 0.7% 0.1% 0.2% 0.1% 0.3% 0.2% 1.1% 1.3% 1.7% 1.6% 1.9% 2.7% 3.5% 0.7% 0.4% 0.2% 0.2% 0.3% 0.1% 0.1% 0.1% 2014 2015 2016 2017 2018 Khác
Gói hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ
Thẻ tín dụng
Các sản phẩm thấu chi tài khoản Tiêu dùng tín chấp
Mua ô tô
Hỗ trợ nhà ở (bao gồm mua đất và xây dựng, chung cư) Cầm cố GTCG và STK Sản xuất kinh doanh
Hình 3.3: Cơ cấu tín dụng bán lẻ theo phân loại sản phẩm
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2014 – 2018)
Nổi lên như một xu hướng tín dụng trong giai đoạn hiện nay, việc cấp tín dụng phục vụ cho hoạt động mua đất, xây nhà hay hỗ trợ nhà ở và mua ô tô ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tín dụng phân loại theo sản phẩm. Cụ thể, trong năm 2018, tỷ trọng hai sản phẩm này đạt hơn 25% tăng hơn 10% so với năm 2014. Thêm vào đó, sản phẩm hỗ trợ mua nhà ở có mức giải ngân năm 2018 đạt hơn 53 tỷ đồng, tăng hơn 2.8 lần so với năm 2014. Đặc biệt, sản phẩm tín dụng hỗ trợ mua ơ tơ đạt mức tăng trưởng khá cao, tăng gần 3.2 lần so với năm 2014 tương đương với mức giải ngân hơn 31 tỷ đồng tại năm 2018. Việc ACB chuyển dịch dần
kinh doanh, hỗ trợ mua nhà ở, vay mua ô tô,… bằng các gói vay với lãi suất và những ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng nhằm mục tiêu kích thích nhu cầu và gia tăng tỷ trọng của các sản phẩm tín dụng chủ lực này trong tổng cơ cấu tín dụng bán lẻ. Mặt khác, doanh thu từ các sản phẩm chủ lực này lớn hơn rất nhiều so với việc cầm cố GTCG và STK cho khách hàng từ đó tiến đến việc chỉ tiêu tín dụng bán lẻ tại chi nhánh khơng bị phụ thuộc nhiều vào hình thức cho vay này.
3.2.2.3. Cơ cấu tín dụng bán lẻ theo kỳ hạn
Bảng 3.8: Cơ cấu tín dụng bán lẻ theo kỳ hạn
Đơn vị tính: Tỷ đồng
CHỈ TIÊU CƠ CẤU TÍN DỤNG BÁN LẺ THEO KỲ HẠN
2014 2015 2016 2017 2018
Dư nợ ngắn hạn 155.3 184.7 190.1 224.7 248.8 Dư nợ trung và dài hạn 29.6 37.3 54.9 67.1 86.9
Tổng cộng dư nợ bán lẻ 185 222 245 292 336
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2014 – 2018)
Xét về cơ cấu tính dụng bán lẻ theo kỳ hạn giai đoạn 2014 – 2018, việc thay đổi dần định hướng sang việc phát triển qua các sản phẩm tín dụng mang lại doanh thu tín dụng cao cho chi nhánh đã đạt được nhiều tín hiệu tích cực. Điển hình trong năm 2018, dư nợ trung và dài hạn đạt gần 70 tỷ động, tăng gần gấp 3 lần so với năm 2014. Trong đó, sản phẩm tín dụng hỗ trợ nhà ở và mua ơ tơ là hai loại hình tín dụng chiếm tỷ trọng cao hơn trong dư nợ trung và dài hạn của chi nhánh, các món vay thuộc hai nhóm sản phẩm này thường có thời gian kéo dài từ 5 đến 10 năm. Đặc biệt, trong một vài chương trình hỗ trợ tín dụng liên quan, thời gian vay có thể kéo dài lên đến 15 hoặc 20 năm tùy thuộc vào từng dự án cụ thể với lãi suất ưu đãi cho khách hàng. Dư nợ ngắn hạn, thường là dưới 12 tháng đa phần chính là các món vay sản xuất kinh doanh và cầm cố GTCT và STK; trong đó hình thức vay cầm cố là loại hình có thời gian vay ngắn hạn, tại chi nhánh đa phần các món vay cầm cố STK thường từ 10 – 30 ngày. Đa phần các giao dịch cầm cố sổ tiết kiệm cho khách hàng cá nhân xuất phát từ việc khách có nhu cầu tất tốn số tiền gửi trước hạn, theo quy
định của ACB nếu tất toán tiền gửi trước hạn thì tồn bộ số tiền lãi phát sinh trong kỳ tiết kiệm sẽ mất hết mà thay vào đó ngân hàng sẽ “đền bù” cho thời gian khách hàng gửi tiền tính từ thời điểm mở tài khoản tiết kiệm đến thời gian tất toán thực tế bằng lãi suất không kỳ hạn, thấp hơn rất nhiều lần so với lãi suất trả theo kỳ hạn của ACB. Do vậy, việc vay cầm cố tạo điều kiện cho khách hàng duy trì được số tiền lãi thực nhận cho toàn bộ kỳ hạn gửi tiền, thay vào đó khách hàng chỉ cần thanh tốn một khoản chênh lệch lãi suất khi cầm cố sổ tiết kiệm này. Việc triển khai cầm cố STK nhằm mục đích hỗ trợ tối đa cho khách hàng, xây dựng mối quan hệ thân thiết hơn với họ bằng việc tối đa hóa lợi ích của khách hàng khi tham gia gửi tiết kiệm tại ACB. Đối với CN Nguyễn Công Trứ sẽ được hưởng lợi từ hai nguồn phát sinh, thứ nhất là nguồn lợi từ việc chênh lệch lãi suất mua và bán vốn với hội sở ACB, thứ hai chính là nguồn lợi từ lãi suất cho vay cầm cố STK của khách hàng. Như vậy, việc hỗ trợ khách hàng tham gia các món vay cầm cố ngắn hàng khơng chỉ mang lại lợi ích cho khách hàng mà còn đem lại những lợi ích và tiềm năng lớn cho phía ngân hàng.
3.2.3. Dịch vụ thẻ
Bảng 3.9: Hoạt động kinh doanh thẻ giai đoạn 2014 – 2018
CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ
2014 2015 2016 2017 2018
Số lượng thẻ ghi nợ (thẻ) 1,823 1,958 2,194 2,696 2,943
Số lượng thẻ tín dụng (thẻ) 65 79 112 129 153
Máy POS (máy) 13 17 23 28 32
Thu nhập ròng từ dịch vụ thẻ
(triệu đồng) 198 218 256 289 315
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2014 – 2018)
Với định hướng trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, tính đến tháng 12/2018. Hoạt động kinh doanh thẻ của ACB nói chung và CN Nguyễn Cơng Trứ nói riêng đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ cả về chất và lượng. So với năm 2014, chỉ tiêu số lượng thẻ tín dụng phát hành thực tế và
số lượng máy POS tại các cửa hàng của chi nhánh đều tăng trưởng rất cao, hơn gấp 2,3 lần trong năm 2018. Tuy chỉ tiêu tăng trưởng số lượng thẻ ghi nợ có xu hướng tăng đều qua các năm từ 2014 – 2018, nhưng tốc độ tăng trưởng ở chỉ tiêu này đang tồn tại một số vấn đề phát sinh, cụ thể trong giai đoạn 2014 – 2017, tốc độ tăng trưởng của số lượng thẻ ghi nợ được phát hành có mức tăng vượt bật từ mốc 7% năm 2015, tăng lên 12% trong năm 2016 và đạt đỉnh điểm tại năm 2017 với tốc độ