6. Cấu trúc luận văn
1.4 Thang đo tạo động lực cho nhân viên
1.4.1 Căn cứ đề xuất
Mơ hình nghiên cứu của đề tài dựa trên nền tảng kết quả nghiên cứu mơ hình 10 nhân tố động lực làm việc của Kovach (1987) và thang đo động viên nhân viên của Trần Kim Dung & Nguyễn Ngọc Lan Vy (2011) và Thomson (2002)
- Mơ hình nghiên cứu 10 nhân tố động lực làm việc của Kovach là một cơng
trình nghiên cứu nổi tiếng và được ứng dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về động lực làm việc của người lao động ở các lĩnh vực có quy mơ khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Được thừa nhận bởi nhiều nhà nghiên cứu, mơ hình 10 nhân tố động lực của Kovach cũng là căn cứ để tác giả xây dựng mơ hình nghiên cứu cho đề tài nghiên cứu.
Thang đo động viên nhân viên của Trần Kim Dung & Nguyễn Ngọc Lan Vy (2011), Thomson (2002) là thang đo được đã được điều chỉnh, phát triển dựa trên mơ hình của Kovach (1987) và được kiểm định phù hợp với điều kiện làm việc tại Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp tại TPHCM nói riêng, tương đồng với bài nghiên cứu.
Bảng 1.1: Tổng hợp các yếu tố tác động đến động viên từ các nghiên cứu trước
NHÓM KOVACH (1987) THOMSON (2002)
TRẦN KIM DUNG & NGUYỄN NGỌC LAN
VY (2011)
1
Công việc thú vị
Được công nhận đầy đủ công việc đã làm
Sự tự chủ trong công việc Công việc ổn định
Công việc thú vị Được công nhận đầy đủ trong công việc Công việc lâu dài Được tự chủ trong
Công việc phù hợp Thương hiệu công ty
Điều kiện làm việc tốt công việc
Điều kiện làm việc tốt
2 Lương cao Tiền lương cao Chính sách và chế độ đãi ngộ hợp lý
3 Sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp
Cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp
4
Sự gắn bó của cấp trên với nhân viên
Sự giúp đỡ của cấp trên để giải quyết các vấn đề cá nhân Xử lý kỷ luật khéo léo tế nhị
Lãnh đạo công ty Quan hệ tốt trong công việc
5 Hỗ trợ từ đồng nghiệp
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Tuy nhiên, để mơ hình nghiên cứu mang tính khách quan và phù hợp với đặc điểm nhân lực tại BQL Vinhomes Central Park, tác giả đã tiến hành thảo luận nhóm để đưa ra mơ hình các yếu tố động lực làm việc của nhân viên tại BQL Vinhomes Central Park. Cụ thể, tác giả đã tiến hành thảo luận với nhóm gồm: Giám đốc Ban Quản lý, 8 quản lý và 8 nhân viên ở các bộ phận bằng các câu hỏi được chuẩn bị sẵn (Bảng phụ lục 1) nhằm xác định được các yếu tố có ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại BQL Vinhomes Central Park và các chỉ tiêu của các yếu tố.
Hiện nay khi gần như 18 tòa của dự án Vinhomes Central Park đã đi vào vận hành, công việc và áp lực ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, một khi dự án đã vận hành ổn định, Cư dân và lãnh đạo tập đồn càng có những địi hỏi khắc khe hơn về chất lượng dịch vụ. Chính vì ngun nhân này, mà yếu tố “Công việc” được thống nhất là cần được đưa vào xem xét khi phân tích về cơng tác động lực cho nhân viên làm việc tại BQL Vinhomes Central Park.
Yếu tố thứ hai cũng được đồng tình có ảnh hưởng đến động lực làm việc chính là lương. Tuy nhiên, yếu tố “lương cao” của mơ hình 10 nhân tố của Kovach và chưa đủ để đánh giá sự hài lòng và động lực làm việc của nhân viên. Vì ngày nay,
người lao động thơng mình cịn xem xét đến yếu tố cộng hưởng bên cạnh lương chính là thưởng, trợ cấp, phúc lợi,...Đây là yếu tố “Thu nhập và phúc lợi”.
Theo thuyết nhu cầu của Maslow thì bên cạnh những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống con người cịn mong muốn được khẳng định mình thơng qua chính cơng việc hiện tại của họ. Vì vậy, để nhân viên gắn bó lâu dài với cơng ty, cơng ty cần phải tạo cho nhân viên nhiều cơ hội để học tập, phát triển cũng như có cơ hội thăng tiến để khẳng định bản thân. Có như vậy, họ mới có thêm nhiều động lực và gắn bó lâu dài với Doanh nghiệp. Chính vì vậy, 10/10 người tham gia thảo luận nhóm đều đồng ý rằng nên thêm yếu tố “Đào tạo và thăng tiến” vào mơ hình nghiên cứu.
Để có thể hướng một tập thể đến mục tiêu chung thống nhất thì khơng thể khơng kể đến vai trị của nhà lãnh đạo. Phong cách lãnh đạo của họ cũng có những ảnh hưởng nhất định đến việc nâng cao động lực, niềm tin, hiệu suất làm việc của người lao động. Người lãnh đạo có thấu hiểu, chia sẽ kịp thời những khó khăn người lao động cũng là yếu tố được đồng tình có ảnh hưởng đến việc nâng cao động lực của người lao động. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa đồng nghiệp với nhau cũng ảnh hưởng khơng ít đến động lực làm việc của người lao động. Họ có hợp tác tốt với nhau thì cơng việc mới thuận tiện, dễ dàng. Trong buổi thảo luận nhóm, tất cả những người tham gia cũng đều tán thành đưa thêm yếu tố “Phong cách lãnh đạo” và “Quan hệ đồng nghiệp” để phân tích ảnh hưởng đến động lực cho nhân viên.
Dựa vào bảng 1.1 và kết quả của nhóm thảo luận, tác giả đưa ra các nhóm yếu tố sẽ được áp dụng đưa vào khảo sát thực tế tại BQL Vinhomes Central Park như sau:
Bảng 1.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến động viên nhân viên tại BQL Vinhomes Central Park
STT Yếu tố Dựa trên nghiên cứu
1 Công việc Trần Kim Dung & Nguyễn Ngọc Lan Vy (2011) 2 Thu nhập & phúc lợi Kovach (1987)
Trần Kim Dung & Nguyễn Ngọc Lan Vy (2011)
3 Đào tạo & thăng tiến Kovach (1987) Thomson (2002)
4 Phong cách lãnh đạo Kovach (1987)
Trần Kim Dung & Nguyễn Ngọc Lan Vy (2011) 5 Quan hệ đồng nghiệp Kovach (1987)
Trần Kim Dung & Nguyễn Ngọc Lan Vy (2011)
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Trên cơ sở thảo luận nhóm, tác giả xây dựng thang đo gồm 5 yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên BQL Vinhomes Central Park như sau:
Bảng 1.3: Bảng tổng hợp thang đo và biến quan sát Ký Ký
hiệu Các thang đo và biến quan sát
Nguồn thang đo Yếu tố công việc: có 6 biến quan sát
CV1 Cơng việc của Anh/Chị thú vị Simon & Enz
(1995)
CV2 Anh/Chị được cấp trên công nhận đầy đủ công việc đã làm
Trần Kim Dung & Nguyễn Ngọc Lan Vy (2011)
CV3 Anh/Chị được tự chủ trong công việc
CV4 Anh/Chị được giao quyền hạn phù hợp tương ứng với trách nhiệm trong công việc
CV5 Cơng việc phù hợp với tính cách, năng lực của Anh/Chị CV6 Công việc hiện tại của Anh/Chị rất ổn định
Yếu tố thu nhập & phúc lợi: có 4 biến quan sát
TN1 Tiền lương được nhận công bằng, tương xứng với kết quả làm
việc Kovach (1987)
TN2 Tiền lương của công ty được trả hợp lý, phù hợp với thị trường
lao động Trần Kim
Dung & Nguyễn Ngọc Lan Vy (2011)
TN3 Chính sách tiền thưởng của cơng ty được phân chia công bằng, hợp lý
của tổ chức đến nhân viên
Yếu tố đào tạo & thăng tiến: có 4 biến quan sát
DT1 Công ty tạo cho Anh/Chị cơ hội phát triển cá nhân. Kovach (1987) DT2 Công ty luôn tạo cơ hội thăng tiến cho người có năng lực. Thomson
(2002)
DT3 Anh/Chị được đào tạo cho công việc và phát triển nghề nghiệp.
Ký
hiệu Các thang đo và biến quan sát
Nguồn thang đo
DT4 Anh/Chị biết điều kiện cần để phát triển. Kovach (1987)
Yếu tố phong cách lãnh đạo: có 5 biến quan sát
LD1 Anh/Chị được lãnh đạo đánh giá thành tích cơng bằng và có ghi nhận.
Trần Kim Dung & Nguyễn Ngọc Lan Vy (2011)
LD2 Anh/Chị nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn của cấp trên khi cần thiết.
LD3 Anh/Chị được lãnh đạo trực tiếp tôn trọng và tin cậy trong công việc.
Kovach (1987)
LD4 Lãnh đạo khéo léo, tế nhị khi cần phê bình. LD5 Lãnh đạo có sự thân thiện với nhân viên.
Yếu tố quan hệ đồng nghiệp: có 3 biến quan sát
DN1 Đồng nghiệp phối hợp tốt trong cơng việc Kovach (1987)
DN2 Đồng nghiệp hịa đồng, sẵn sàng chia sẽ kinh nghiệm, giúp đỡ Anh/Chị trong công việc,…
Trần Kim Dung & Nguyễn Ngọc Lan Vy (2011)
DN3 Đồng nghiệp đáng tin cậy và trung thực
Hình 1.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên BQL Vinhomes Central Park
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)