GIỚI THIỆU VỀ CÁC MÀNG BAO GÓ

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG CHITOSAN và PHỤ LIỆU để bảo QUẢN QUẢ vải SAU THU HOẠCH (Trang 43 - 47)

e. Ứng dụng trong một số ngành công nghiệp khác:

1.4.GIỚI THIỆU VỀ CÁC MÀNG BAO GÓ

*Polypropylene (PP): có đặc tính bảo vệ tốt hơn polyethylene, đặc biệt ở

nhiệt độ cao nhưng có chất lượng kém và trở nên giòn ở nhiệt độ thấp. Người ta

sử dụng biện pháp kết cấu định hướng theo hai trục để khắc phục vấn đề này, khi kết hợp với ethylene thành chuỗi cao phân tử thì có thể tạo ra màng co tốt.[10]

Công thức phân tử:

Hình 1.7: Cấu tạo phân tử PolyPropylen

*PolyEthylene (PE): là vật liệu bao bì phổ biến nhất, rẻ khá bền dai và mềm dẻo hơn ở nhiệt độ thấp, được chế tạo ở các mật độ khác nhau và có ba dạng phổ biến là :[10]

- Polyethylene mật độ thấp (LDPE) – 0,910 – 0,925g/cc

- Polyethylene mật độ trung bình (mDPE) – 0,926 – 0,940g/cc

- Polyethylene mật độ cao (HDPE) – 0,941 – 0,965g/cc

Công thức hoá học:

Khi mật độ tăng màng sẽ cứng hơn, polythene dễ gắn kín bằng nhiệt, để đầu và mỡ thấm qua, kém trong suốt hơn, ít để hơi ẩm và không khí lọt qua hơn.

1.5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CHITOSAN TRONG BẢO

QUẢN THỰC PHẨM

Tác dụng kháng khuẩn là đặc tính quan trọng của chitosan đã được rất

nhiều nhà khoa học trên thế giới chứng minh. Do đó việc nghiên cứu ứng dụng chitosan để bảo quản thực phẩm là rất cần thiết và đây cũng là mối quan tâm

của nhiều nhà khoa học trong nước và trên thế giới.

- Nghiên cứu trong nước :

Tác giả Đống Thị Anh Đào và Châu Trần Diễm Ái (2003)[11] đã nghiên

cứu chế tạo một số màng bán thấm polysaccarit như : CMC, chitosan dùng bao

gói bảo quản nhãn trong môi trường nồng độ CO2 cao hơn môi trường khí

quyển. Kết quả nhãn được bao gói bằng màng bán thấm giữ được giá trị thương

phẩm sau 45 ngày bảo quản (kéo dài thời gian bảo quản nhãn lên gấp 3 – 9 lần

so với cùng điều kiện bảo quản không có bao bì).

Tác giả Bùi văn Miên và Nguyễn Anh Trinh [26] nghiên cứu dùng chitosan tạo màng để bao gói thực phẩm. Các tác giả đã ứng dụng màng này

trong bao gói xúc xích giúp cho sản phẩm xúc xích có hình dáng đẹp, đặc biệt

không làm mất màu và mùi đặc trưng. Song song với việc nghiên cứu này các

nhà khoa học cũng đã thử nghiệm bảo quản đối tượng cà và thu được kết quả

rất khả quan.

Tác giả Nguyễn Ngọc Tú và các cộng sự [36] đã nghiên cứu dùng màng

chitasan để bảo quả hoa quả tươi thì thời gian bảo quản rau quả kéo dài hơn so

với hoa quả chỉ bảo quản lạnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tác giả Nguyễn Duy Lâm và Nguyễn Kim Vũ đã nghiên cứu bảo quản

quả vải tươi bằng xử lý với CBZ, ở điều kiện môi trường xử lý hóa chất cho

phép giữ ở 5 – 6 ngày, 120C có thể được 3 tuần [29] và khi kết hợp với chiếu

xạ Gamma với liều 0,25 – 0,5 kGy tăng được hiệu quả bảo quản.

Attaya Kungsuwan, Bodin Ittipong và Suwalee Chandrkrachang [55] đã nghiên cứu sử dụng dung dịch chitosan (hoà 5 gam chitosan trong 500ml axit acetic 1%) làm màng bao gói bảo quản cá giúp thời gian bảo quản kéo dài tới 2

tháng.

Ngoài ra một số tác giả nghiên cứu dùng màng chitosan để bảo quản trái

cây như : Yueming Jiang, Jianrong Li, Weibo Jiang [56] của trường đại học

Zhejiang Gongshang ở Trung Quốc đã dùng màng chitosan bảo quản vải, hay đề tài nghiên cứu dùng màng bảo quản xoài của nhóm tác giả P.C Srinivasa,

Revathi Baskaran, M.N Tharanathan [53] của phòng hoá sinh và dinh dưỡng

Trung tâm nghiên cứu công nghệ thực phẩm của Ấn Độ.

Ahmed EL.Joseph và Alans [44] nghiên cứu sử dụng chitosan để bảo

quản dưa chuột, dâu tây, hồ tiêu đã thành công.

Một nghiên cứu khác về sự kết hợp chitossan với canxi để bảo quản dâu

là của Pilar Hernanrdez – Munoz và Era Almenar (2005) [45]. Xử lý dâu với

1,5% chitosan + 1% calcium gluconate và bảo quản ở 200C trong 4 ngày,

70%RH. Điều này cho thấy ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản, độ ẩm tương đối

và nồng dộ chitosan đến thời gian bảo quản của dâu là rất lơn. Dâu chỉ bảo

quản được 4 ngày ở 200C, 70% RH, 1,5%chitosan (Hernanrdez) và bảo quản được 12 ngày ở 10C khi bao với 1% chitosan, 86-90% (Chucheep, Gemma và các cộng sự, 2002)[47]. Trong đó thời gian bảo quản có thể lên đến 3 tuần ở

20C, 87%RH nếu dâu được xử lý với 2% chitosan (Han, Zhao, cộng sự,

2004)[56].

Từ tính chất của màng chitosan nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu ứng

dụng trong nhiều loại rau quả như vải, dâu tây, xoài chuối,… Trong đó vải,

nhãn có giá trị kinh tế cao nhưng thời gian bảo quản lại ngắn dưới điều kiện

bình thường [49][50] và bị giảm nhanh giá trị do sự biến nâu ở vỏ. Do đó sự

hạn chế chính của quả vải là sự biến đổi màu sau thu hoạch. Theo Zhang, Quantick (1997), Li (2003) thì chitosan 2% có hiệu quả bảo quản tốt nhất để

kiểm soát sự biến nâu và kéo dài thời gian bảo quản ở 20C, độ ẩm 90 – 95%. Với tổng quan tình hình nghiên cứu như trên, vấn đề nghiên cứu sử

kết hợp với các phụ liệu đặc trưng (kháng khuẩn, kháng nấm) nhằm kéo dài thời gian bảo quản quả vải tươi thương phẩm ở nhiệt độ khác nhau có ý nghĩa

khoa học và thực tiễn, giúp cho các hộ dân có một quy trình bảo quản đảm bảo,

Chương 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG CHITOSAN và PHỤ LIỆU để bảo QUẢN QUẢ vải SAU THU HOẠCH (Trang 43 - 47)