KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG CHITOSAN và PHỤ LIỆU để bảo QUẢN QUẢ vải SAU THU HOẠCH (Trang 91)

4. Xác định tỷ lệ natribenzoat /chitosan thích hợp

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN

I. KẾT LUẬN

Qua nội dung nghiên cứu đã trình bày luận văn đã nghiên cứu một số

vấn đề khoa học để bảo quản quả vải tươi như sau:

1. Đề tài đã nghiên cứu dùng ba loại bao bì để bảo quản vải tươi là PP, PE và

giấy. Và cho thấy bao bì PE trong bảo quản là tốt nhất vì:

Tỷ lệ tổn thất vải sau khi bảo quản ở nhiệt độ lạnh 40C là (5,6%) và ở

nhiệt độ thường 280C 20C là (7,47%).

Chất lượng của vải sau khi bảo quản là tốt nhất, màu sắc tươi sáng, quả

vải căng mọng, độ đàn hồi cao, mùi tự nhiên, đặc trưng, vị ngọt.

2. Dung dịch chitosan kết hợp với dung dịch natri benzoate tăng hiệu quả bảo

quản, hạn chế hao hụt khối lượng và hư hỏng do VSV, nấm men, mốc.

Với nồng độ dung dịch chitosan là 1,5% và dung dịch natri benzoate là 0,25% và tỷ lệ dung dịch natri benzoate%/ chitosan% từ 25%/75% ở nhiệt độ thường và 30%/70% ở nhiêth độ lạnh hiệu quả bảo quản tốt nhất. Cụ thể việc

bọc màng cho vải dễ dàng, thời gian làm khô nhanh màu sắc của vải ít bị ảnh hưởng O2, ánh sáng, gió, độ ẩm,… không khí bên ngoài.

Hạn chế sự biến đổi màu sắc theo chiều hướng xấu trong quá trình bảo

quản, đó là vỏ quả vải bị thâm đen. Hiện tượng này do quả vải bị mất nước và sự oxi hoá hợp chất poliphenol ở vỏ quả vải dưới tác dụng của oxi và enzyme poliphenoloxidaza, peroxydaza.

Biến đổi sinh hoá trong quá trình bảo quản vải là thấp nhất. Hàm lượng đường sau khi bảo quản 15,5% ở 280C20C và 17,7% ở 40C20C. Hàm lượng

VTM C 33,8 – 34,1 mg/%.

Thời gian bảo quản vải ở nhiệt độ thường 280C20C là 6 ngày Thời gian bảo quản vải ở nhiệt độ lạnh 40C20C là 30 ngày

3. Thêm một phương pháp bảo quản quả tươi.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG CHITOSAN và PHỤ LIỆU để bảo QUẢN QUẢ vải SAU THU HOẠCH (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)