4. Xác định tỷ lệ natribenzoat /chitosan thích hợp
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 THÀNH PHẦN HÓA HỌC CƠ BẢN CỦA VẢ
3.1. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CƠ BẢN CỦA VẢI
Tiến hành xác định thành phần hóa học của vải sau thu hái, vải đã đạt đến độ chín thực dụng. Mục đích của việc xác định các thành phần hóa học là nhằm biết được giá trị dinh dưỡng và biết được sự thay đổi các thành phần hóa
học trong quá trình bảo quản. Kết quả phân tích được thể hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Thành phần dinh dưỡng của vải ở độ chín thực dụng
Thành phần thịt quả vải chín Hàm lượng Nước (%) Hàm lượng aixt toàn phần (%) Hàm lượng đường tổng số (%) Vitamin C (mg/%) 82,76 0,1 18,42 35,67
Nhìn kết quả cho thấy trong quả tươi hàm lượng nước đóng vai trò rất
quan trọng trong quá trình sống sau thu hoạch. Nước xem như là một thành phần hóa học đồng thời vừa là môi trường hòa tan và thực hiện các quá trình
phân giải, tổng hợp các chất trong quá trình sống. Với đặc trưng là loại quả có
hàm lượng nước tương đối cao nên để kéo dài thời gian bảo quản cần phải có
biên pháp giảm cường độ nước bay hơi.
Vải đạt độ chín thực dụng có hàm lượng đường tương đối cao (18,42%), đây là thành phần tạo nên vị ngọt đặc trưng của quả.
Hàm lượng axit trong vải tuy rất thấp (0,1%) nhưng axit cùng với đường
tạo nên vị ngọt hài hòa, dễ ăn của vải.
Hàm lượng vitamin C là 35,67 (mg/%). Vitamin là thành phần rất quan
trọng trong rau quả, nó là thành phần cung cấp vitamin cho cơ thể con người.
Vitamin C rất dễ bị mất mát khi bảo quản, do đó Vitamin C là thành phần được
Đối với rau quả tươi thì các chỉ tiêu sinh lý, vật lý rất quan trọng, có ý nghĩa
lớn trong việc lựa chọn phương pháp bảo quản. Thông qua các chỉ tiêu đó có
thể đánh giá được thời gian bảo quản cũng như chế độ bảo quản thích hợp.
Tiến hành xác định cường độ hô hấp của vải sau thu hoạch.