Tính chất của chitosan

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG CHITOSAN và PHỤ LIỆU để bảo QUẢN QUẢ vải SAU THU HOẠCH (Trang 33 - 34)

Chitosan dạng bột có màu trắng ngà, dạng vẩy màu trắng trong hay hơi

vàng.

Chitosan có tính kiềm nhẹ, không hoà tan trong nước, trong kiềm nhưng

hoà tan trong axit axetic loãng tạo thành một dung dịch keo nhớt trong suốt.

Chitosan khi hoà tan trong dung dịch axit axetic loãng sẽ tạo thành dung dịch keo dương nhở đó mà keo chitosan không bị kết tủa khi có mặt của một số ion

kim loại nặng như Pb3+, Hg+.

Chitosan kết hợp với aldehyt trong điều kiện thích hợp để hình thành

gel, đây là cơ sở để bẫy tế bào, enzyme.

Chitosan phản ứng với axit đậm đặc tạo muối khó tan.

Chitosan kết hợp với iot trong môi trường H2SO4 cho phản ứng lên màu

tím. Đây là phản ứng dùng trong phân tích định tính chitosan.

Keo chitosan là một keo dương nên có tính chất kháng khuẩn, kháng

nấm.[53], [54]

Chitosan là một polymer mang điện tích dương nên được xem như là

một polycationic có khả năng bám dính vào bề mặt các điện tích âm. Chính vì vậy mà chitosan có thể tương tác với các polymer có điện tích âm như alginic

và tạo lưới gel dẻo bền như lực liên kết tĩnh điện. Liên kết tạo gel giữa chitosan

Tuy nhiên gel này thuộc loại gel dẻo chảy không có độ đặc. Nếu trong môi trường có thêm Ca2+ thì gel dẻo bền định hình tốt, gel có độ đặc và khả năng áp dụng vào việc tạo thành microcapsule.

1.2.3.CÁC ỨNG DỤNG CỦA CHITOSAN:

Do tính khó hoà tan của chitin nên khó ứng dụng trực tiếp đối với chitin, nhưng khi chuyển sang các dẫn xuất như chitosan, glucosamin thì có rất nhiều ứng dụng trong lĩnh vực khác nhau như: công nghiệp, nông nghiệp, hoá mỹ

phẩm, y dược và một số ngành khác.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG CHITOSAN và PHỤ LIỆU để bảo QUẢN QUẢ vải SAU THU HOẠCH (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)