Kết quả xác định điểm cảm quan của vải tươi sau thời gian bảoquản

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG CHITOSAN và PHỤ LIỆU để bảo QUẢN QUẢ vải SAU THU HOẠCH (Trang 84 - 87)

4. Xác định tỷ lệ natribenzoat /chitosan thích hợp

3.5.6.Kết quả xác định điểm cảm quan của vải tươi sau thời gian bảoquản

Với mọi sự thay đổi về thành phần hóa học đều ảnh hưởng đến chất lượng cảm quan của quả vải. Tuy nhiên ở đây vẫn tiến hành đánh giá cảm quan

cho vải sau bảo quản bởi vì sự lựa chọn của người tiêu dùng là yếu tố sống còn

các mặt hàng. Vải được đánh giá cảm quan bằng cách lập hội đồng cảm quan

và cho điểm, điểm của các mẫu ở bảng F10 (phụ luc), được trình bày ở đồ thị

0 5 10 15 20 25 20/80 25/75 30/70 35/65 40/60 45/55 50/50 Tỷ lệ (N%/C%) Điểm cảm quan t = 28 độ C t = 4 độ C

Đồ thị 3.8 : Đồ thị biểu diễn điểm cảm quan của quả vải tươi sau

bảo quản

Nhận xét và thảo luận :

Ở tỷ lệ dung dịch 25/75 và 30/70 vải có điểm cảm cao nhất, thể hiện ở

màu sắc tươi sáng, vỏ quả căng mọng bóng có độ đàn hồi cao, mùi thơm đặc trưng vị ngọt. Vải khi thu hái đã đạt đến độ chín thực dụng chất lượng của đạt

giá trị cảm quan cao nhất.Hạn chế được tối đa sự biến đổi của các chất do hô

hấp là mục tiêu của đề tài. Còn các tỷ lệ dung dịch 20/80, 35/65, 40/60, 45/55, 50/50 điểm cảm quan giảm. Sự giảm chất lượng của vải sau bảo quản chủ yếu

do màu sắc giảm, vải có màu sẫm tối, vỏ giảm độ căng, độ đàn hồi giảm.

Như vậy tỷ lệ dung dịch 25/75 và 30/70 có thể giữ cho chất lượng của

vải tốt nhất, vải ít bị biến đổi chất lượng nhất. Điều này hợp lý vì với tỷ lệ dung

dịch 25/75 và 30/70 tạo được lớp màng bọc quả là tốt nhất, hạn chế cường độ

hô hấp tối đa, biến đổi các chất đường, axit, vitamin … ít nhất. Màu sắc của vải ít thay đổi nhất do hao hụt khối lượng thấp nhất. màng chitosan hạn chế được

thấp nhất lượng oxy qua màng và hàm lượng CO2 bên trong màng tăng lên nên

Tỷ lệ phối trộn dung dịch là 25/75 đến 30/70 đáp ứng yêu cầu của đề tài

đặt ra quả vải bảo quản ở nhiệt độ thường được 6 ngày, ở nhiệt độ lạnh 30 ngày, đảm bảo chất lượng cảm quan (về màu sắc, mùi vị, trạng thái), tỷ lệ tổn

thất sau bảo quản. Ở các tỷ lệ này hiệu lực bảo quản tốt, thời gian làm khô

màng bọc nhanh.

Qua kết quả thảo luận, phân tích, so sánh hiệu quả bảo quản bảo quản

của màng chitosan với nồng độ chitosan thích hợp, nồng độ natri benzoate

thích hợp và tỷ lệ giữa dung dịch natri benzoate/chitosan thích hợp cho phép

tạo ra hiệuquả bảo quản sau:

Giảm hao hụt khối lượng trong thời gian bảo quản.

Hạn chế sự biến đổi hóa sinh của thịt quả, biến đổi màu sắc ở vỏ vải.

Vải đạt được giá trị thương phẩm.

Dung dịch bọc màng tốt nhất trong điều kiện nghiên cứu :

Nồng độ chitosan 1,5%

Nồng độ natri benzoate 0,25%

Tỷ lệ dung dịch natri benzoate(%)/dung dịch chitosan(%) từ 25/75 đến 30 đến 30/70.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG CHITOSAN và PHỤ LIỆU để bảo QUẢN QUẢ vải SAU THU HOẠCH (Trang 84 - 87)