Những ứng dụng tiềm năng của chitin – chitosan và dãn xuất của chúng
tạo, thấu kính chiết xuất,... và một số ứng dụng khác còn đang nghiên cứu như tác động kích thích miễn dịch, chống sự phát triển của khối u, đặc tính làm giảm cholesterol hay nghiên cứu làm thuốc chữa bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng.
Chitosan là một polyme tự nhiên có thời gian phân huỷ nhanh hơn rất
nhiều so với các hợp chất tổng hợp. Mặt khác, nó có tính kháng khuẩn tan trong môi trường axit axetic loãng, không độc hại và có khả năng tạo sợi nên được ứng dụng tạo chỉ khâu phẫu thuật.
Học viện nghiên cứu biển thuộc trường Đại học Delaware đã chế tạo
thành công chỉ khâu phẫu thuật tự tiêu từ chitin nhờ phát hiện ra một dung môi
đặc biệt có khả năng hoà tan chitin ở nhiệt độ thường mà không làm phân huỷ
cấu trúc polymer.
- Tạo da nhân tạo chống viêm nhiễm và cầm máu: do có tính kháng
khuẩn và tạo màng nên chitosan được ứng dụng phối hợp với một số thành phần phụ liệu khác để tạo da nhân tạo chống viêm nhiễm và cầm máu.[51]
Nhật Bản đã sản xuất ra ra “Da nhân tạo” có nguồn gốc từ chitin được
gọi là Beschitin.W, nó giống như một tấm vải (có kích thước 10cm x 10cm) và
được bọc ốp lên vết thương chỉ một lần đến khi khỏi. Tấm Beschitin.W bị phân
huỷ sinh học từ từ cho đến lúc hình thành lớp biểu bì mới. Nó có tác dụng giảm đau, giúp cho các vết sẹo bỏng phục hồi biểu bì nhanh chóng.[8]
Tại Mỹ, chất chitosan là nguyên liệu cơ bản sản xuất băng cứu thương
mới với tác dụng quan trọng khi sử dụng ngoài chiến trường cũng như trong
dân sự. Phát minh này của công ty Hemcon ở Porland, Oregon vừa được cục
quản lý thực phẩm và dược phẩm mỹ (FDA) công nhận vào 4/11/2002. Theo
công ty Hemcon, loại băng cầm máu này có công dụng lớn nó dễ dàng tháo ra
khỏi túi vô trùng gắn kín và dán vào vết thương. Các nhà nghiên cứu cho rằng
sản phẩm này có thể kiểm soát được tình trạng xuất huyết nhanh, hạn chế hẳn
số ca tử vong nặng dẫn đến chết chỉ trong vòng 5- 10 phút trên chiến trường.[50]
Ở Việt Nam, các nhà khoa học thuộc Viện Hoá Học, Trung tâm khoa
nghiên cứu thành công Da nhân tạo có tên Vinachitin. Vinachitin được dùng
trong các trường hợp bệnh nhân bị thương, bỏng trên diện tích rộng, bệnh nhân
bị choáng do mất nước dẫn đến đẽ bị nhiễm trùng. Có tác dụng bảo vệ, chống
nhiễm trùng, chống mất nước tăng khả năng tái tạo da và đặc biệt khi vết thương lành không để sẹo.[9]
Sau 3 năm đi vào thử nghiệm điều trị trên 300 bệnh nhân và cho kết quả
tốt. Đến nay Viện Hoá học và Bộ Y tế đang kết hợp sản xuất đại trà sản phẩm
này.
- Đặc tính làm giảm cholesterol:
Viện hoá học các hợp chất thiên nhiên – Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia, học viện quân y – Bộ Quốc phòng và khoa hoá, Đại học
khoa học tự nhiên - Đại học quốc gia Hà Nội phối hợp cùng nghiên cứu tác
dụng hạ cholesterol của TMS (N,N,N-Trimethylchitosan) là do trong phân tử
có chứa –N+(CH3)3 các nhóm này có khả năng kết hợp với các Cl- của các axit
béo có trong muối mật và được đào thải ra khỏi cơ thể.[6]
Tiến sỹ Lê Văn Thảo và cộng sự thuộc bệnh viện U bướu Hà Nội đã tiến
hành nghiên cứu sử dụng chitosan mang thuốc điều trị trên các bệnh nhân mắc
nhiều loại ung thư. Kết quả nghiên cứu cũng đã ghi nhận sự giảm cholesterol
trong máu các bệnh nhân nói trên.[59] - Đặc tính miễn dịch, chống khối U
Chitin – Chitosan và các Oligomer của nó có đặc tính miễn dịch do nó
có kích thích các tế bào giữ nhiêm vụ bao vệ miễn dịch đối với các tế bào khối
u và các tác nhân gây bệnh.
Những nghiên cứu gần đây hướng vào các Oligomer, N-Acetyl glucosamin và Glucosamin, các chất này có tính chất của các polymer tương ứng nhưng lại có ưu thế là tan trong nước do đó dễ dàng hấp thụ.[12]
Các bác sỹ bệnh viên U bướu Hà Nội vừa cho biết, chế phẩm chitosan
có thể làm giảm tác dụng phụ của hoá trị và xạ trị. Đây là kết quả nghiên cứu
mới của tiến sĩ Lê Văn Thảo và cộng sự trên các bệnh nhân mắc nhiều loại ung thư như ung thư vú, phế quản , dạ dày,… Các bệnh nhân này được điều trị bằng
- Nghiên cứu thuốc trị viêm loét dạ dày, tá tràng từ chitosan:
Chitosan cũng được nghiên cứu ứng dụng trong công việc điều trị viêm
loét dạ dày, tá tràng bởi vì tính chất không độc, có khả năng kháng khuẩn và là chất giữ thuốc lâu hơn trong cơ thể.
Năm 1983, Marshall và Warren phát hiện ra một loài vi khuẩn hiện diện ở liêm mạc dạ dày trước đặt tên là Campylobacter pylori sau này đặt tên là
Helicobacter pylori. Người ta đã xác lập mối quan hệ giữa vi khuẩn này với
bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng và đặt vấn đề tiệt trừ H.pylori như liệu pháp
quan trọng trong điều trị viêm loét. Tuy số lượng thuốc dùng trong điều trị
viêm loét dạ dày – ta tràng có khá nhiều, đa dạng và có nhiều tiến bộ trong điều
trị nhưng việc tìm ra thuốc mới đặc biệt từ các hợp chất thiên nhiên nhằm tác
dụng những tác dụng phụ do thuóc là hoá chất tổng hợp vẫn được đặt ra. Một
trong các hợp chất có nguồn gốc thiên nhiên là chitosan, chúng được ghi nhận
có tác dụng bảo vệ niêm mạc. Đặc biệt ở nước ta chitosan cũng đã được nghiên cứu về tác dụng kháng khuẩn.[16]
Hội dược học Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Khoa dược trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh đã bước đầu nghiên cứu thành công thuốc trị
viêm loét dạ dày – tá tràng từ chitosan [42]. Các nhà khoa học đã sử dụng
chitin, chitosan và chitosan kết hợp với Al(OH)3. Kết quả điều trị cho thấy gel
chitosan kết hợp với Al(OH)3 có tác dụng bảo vệ tế bào chống loét tốt nhất mặc
dù vậy keo chitosan không có Al(OH)3 là hợp chất thiên nhiên và không có chứa Al(OH)3 nên sẽ tránh nguy cơ gây tác dụng phụ bởi Al(OH)3, gel chitosan có tác dụng rất ít.
- Trong kỹ nghệ điều chế dược phẩm, chitosan làm chất tạo màng, viên
nang, làm tá dược độn hay các chất mang sinh học dẫn thuốc,…
Trên thế giới việc ứng dụng chitin – chitosan trong công nghệ sản xuất
thuốc rất mạnh mẽ và hiệu quả. Tác dụng của chitosan là bao bọc tá dược hay
cố định thuốc để kéo dài thời gian sử dụng thuốc cũng như tác dụng phụ của
thuốc. Theo Sawayanagi và các cộng sự [50] đã nghiên cứu điều chế viên nén có chitin/chitosan. Theo họ chitosan có khả năng kết hợp tốt với lactose hay
viên nén đang được sử dụng rộng rãi ở Nhật bản, đó là sự kết hợp giữa
Cacboxy methyl cellulose (CMC) và lactose. Kết quả là sự kết hợp giữa
chitisan và lactose lớn hơn CMC với lactose ở dạng bột nén.
Ngoài việc gắn thuốc vào chất mang polymer – chitosan sẽ tạo ra một
hợp chất mới là thuốc polymer do Nguyễn Thị Ngọc Tú – Viện Hoá học và Lê Thị Hải Yến, Trần Bình Nguyên – Công ty Dược liệu Trung Ương I hợp tác
nghiên cứu. Thuốc polymer có ưu điểm là : làm thay đổi dược động học của
thuốc; thuốc có thể ở lâu trong cơ thể đồng thời có thể làm tăng tính hoà tan,
giảm độc tính, giảm bớt mùi vị khó chịu. Hiện nay Tổng Công ty Dược Việt Nam đang tiếp nhận công nghệ sản xuất dung dich bao phim thuốc viên bằng
chitosan.[61]