4. Xác định tỷ lệ natribenzoat /chitosan thích hợp
3.2.1. Kết quả xác định biến đổi cường độ hô hấp của quả vải tươi ở nhiệt độ thường t = 280C20C
0 20 40 60 80 100 120 140 160 1 2 3 4 5 6 Thời gian (ngà y) RCO 2(m lCO 2/kg .h) PE PP Giấy
Hình 3.1: Biến đổi hàm lượng RCO2 khi hô hấp của quả vải tươi ở nhiệt độ t = 2820C
Cường độ hô hấp của vải biểu thị trên đồ thị hình 3.1. Ba đường biểu
diễn là ba đường biểu thị sự biến đổi cường độ hô hấp của quả vải tươi ở bao bì PP, PE và giấy. Cả 3 đường có độ dốc xuống, cường độ hô hấp giảm xuống
trong suốt quá trình bảo quản. Kết quả cho thấy vải vài loại quả không có hô
hấp đột biến sau thu hái, kết quả này cũng trùng hợp với Cao Văn Hùng [19], Trần Đức Hạnh[23].
Ngày thứ nhất lượng khí CO2 thải ra ở cả 3 mẫu xấp xỉ nhau và tương đối lớn. Cụ thể M1(PE) là 138,8 (mlCO2/kg.h), M2 (PP) là 133,6 (mlCO2/kg.h), M3 (giấy) là 137,3 (mlCO2/kg.h). Điều này cho thấy quả vải tươi sau khi thu hái cường độ hô hấp rất mạnh.
Đến ngày thứ 2 trở đi cường độ hô hấp ở các mẫu đều giảm đã có sự
khác biệt, ở mẫu M1 (PE) lần lượt là (66,2; 40,5; 33,8; 17,0), mẫu M2 (PP) lần
lượt là (57,1; 35,2; 26,8; 12,5) và mẫu M3 (giấy) lần lượt là (73,2; 45,0; 33,6; 17,1).
Từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 cường độ hô hấp của mẫu M3 (Giấy) là cao nhất sau đó đến M1 (PE) và cuối cùng là M1(PP). Khi quả vải hô hấp đã
làm thay đổi thành phần, tỷ lệ các khí trong các túi mẫu. Vì vật liệu bao bì mẫu
khác nhau (PP, PE, Giấy) nên mức độ thẩm thấu của các bao bì khác
nhau.Theo tác giả Cao Văn Hùng [19] bao bì càng dày mức độ thấm khí càng
nhỏ. Sự thẩm thấu của bao bì giấy và PE tạo môi trường khí bảo quản thuận lợi hơn cho quả tươi, quả vải hô hấp mạnh hơn.
Đến ngày thứ 6 cường độ hô hấp của mẫu M2(PP) là cao nhất (1,9),
mẫu M1(PE) (1,8) và mẫu M3(Giấy) là (1,7). Trong quá trình hô hấp tạo ra các
khí CO2, ethylene, sự tích tụ khí ethylene là điều kiện kích thích hô hấp của quả
vải.
Kết quả này thể hiện sự ảnh hưởng của thành phần khí quyển trong quá
trình bảo quản. Khi nồng độ CO2 tăng lên không quá 10%, nồng độ O2 giảm
xuống không quá 2 – 3% thì cường độ hô hấp sẽ giảm. Khi trong môi trường có khí ethylene kích thích cường độ hô hấp. Tính trung bình cường độ hô hấp của
3 mẫu ta thấy bao bì giấy cường độ hô hấp là cao nhất 61,3 (mlCO2/kg.h), bao bì PE là 53,02 (mlCO2/kg.h) và cuối cùng là bao bì PP 48,03 (mlCO2/kg.h).
Từ kết quả xác định cường độ hô hấp của quả vải tươi từ bảng F2 (phụ
lục) được biểu diễn trên đồ thị như sau: