2.5. Phương pháp nghiên cứu và thang đo đề xuất
2.5.7. Thiết kế mẫu
Về kích thước của mẫu áp dụng trong nghiên cứu được dựa theo yêu cầu của phân tích yếu tố khám phá EFA và hồi quy tuyến tính bội.
Đối với phân tích yếu tố khám phá EFA: Dựa theo nghiên cứu của Hair và cộng sự (1998) cho tham khảo về kích thước mẫu dự kiến. Theo đó kích thước mẫu
tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Cũng theo Hair và các cộng sự (1998), để tiến hành phân tích hồi quy một cách tốt nhất thì kích thước mẫu cần phải đủ lớn đảm bảo cơng thức n =5*m, trong đó n là cỡ mẫu; m là số biến quan sát của mơ hình. Trong nghiên cứu này, tổng số biến quan sát là 36, như vậy cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được là 180.
Đối với phân tích hồi quy tuyến tính bội cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo cơng thức là 50 + 8*m , trong đó m là số biến độc lập (Tabachnick và Fidell, 2013). Trong nghiên cứu này, số lượng biến độc lập là 4, như vậy cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được là 82.
Với những điều kiện trên, nghiên cứu này lấy mẫu với kích thước 250 cho 4 nhân tố và 36 biến quan sát. Đây sẽ là cơ sở chuẩn bị số lượng bảng câu hỏi khảo sát.
Về phương pháp chọn mẫu, đề tài nghiên cứu áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên để thu thập thông tin từ hành khách đã dùng dịch vụ hàng không tạii Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Để mẫu nghiên cứu được chọn mang tính đại diện cho tổng thể, đối tượng được chọn phỏng vấn theo nguyên tắc chọn mẫu ngẫu nhiên. Tổng số người được chọn để khảo sát là 250 người phân theo các khu vực tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất như phòng đặt vé, các cửa hàng, phịng chờ lên máy bay, trong đó người Việt Nam và Quốc Tế.