Sự tương đồng

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển công chúng thị trường của báo wiener zeitung, cộng hòa áo (Trang 30 - 32)

Một là: Cơng chúng thị trường báo chí Việt Nam và Áo đều phải trực

tiếp (hoặc gián tiếp) trả tiền đọc báo. Kể cả những tờ báo miễn phí Heute, TT

Kompakt, Österreich (phụ trương)… được phát trên tàu điện ngầm ở Áo, thì

khách hàng vẫn phải trả tiền một cách gián tiếp. Đó là, khi các doanh nghiệp đăng tải quảng cáo trên các tờ báo này, họ đã tính chi phí quảng cáo vào giá thành sản phẩm. Như vậy, khách hàng đã gián tiếp trả tiền đọc báo chứ không hề được đọc miễn phí.

Tác giả X.A. Mikhailốp chỉ ra rằng: “Quảng cáo là một việc làm nghiêm túc và địi hỏi những chi phí to lớn. Thơng thường người ta khơng tiếc tiền chi cho quảng cáo. Vì đằng nào thì người mua cũng trả các khoản chi phí ấy” [8, tr. 202].

Hoặc công chúng đọc báo mạng, truy cập Wifi ở những nơi công cộng như quán cà phê, khách sạn, cơ quan... thì ơng chủ những nơi đó phải trả tiền cước phí internet hàng tháng. (Ln ln có một người phải chịu trách nhiệm trả tiền dịch vụ internet. Chi phí này được tính vào phí dịch vụ khách hàng). Phần lớn các khách sạn ở Áo, cung cấp cho khách hàng một mã số truy cập Wifi (nếu khách hàng có nhu cầu), giá cả tùy theo loại khách sạn (Khách sạn 3 sao, khoảng 3 Euro/1 tiếng truy cập internet).

Hai là: Cơng chúng ít nhiều có quyền can dự đến sự tồn tại của một tờ

báo. Họ có quyền lựa chọn những tờ báo có chất lượng cao, đồng nghĩa với việc có quyền góp ý, can thiệp, tẩy chay những tờ báo có chất lượng tồi.

Ba là: Khách hàng có quyền từ chối đối với những tờ báo (mặc dù chất

lượng thơng tin vẫn rất tốt) có thơng tin khơng phù hợp với thời điểm mà họ cần tìm kiếm.

Bốn là: Khách hàng có khả năng trở thành người trung thành với bản

báo tùy thuộc vào chủ thuyết của tờ báo đó (như đã trình bày ở phần Mối

quan hệ giữa cơng chúng và thị trường báo chí). Để theo dõi một sự kiện, một thảm họa, một xì căng đan... họ sẵn sàng mua hoặc dành thời gian đọc, xem, nghe... nhiều số báo liên tiếp. Đây là một trong những “điểm yếu” của khách hàng. Các tờ báo nên có những giải pháp phù hợp khai thác khía cạnh này.

Năm là: Khách hàng rất thực dụng, thậm chí lợi dụng báo chí để

lăng xê, để trở nên nởi tiếng, như các vụ việc: Mối tình của ca sĩ HQH và nhạc sĩ, doanh nhân HD, hoặc vụ việc người mẫu, ca sĩ HNH và ''công tử đô la'', hay vụ người mẫu LKN… Chúng tôi cho rằng công chúng thị trường ngày nay đã trở nên tinh thạo hơn, so với công chúng báo chí

truyền thống (thụ động).

Cơng chúng thị trường Áo, cũng rất tinh tường, thể hiện ở trình độ đọc và nhận biết sự kiện. Họ dễ dàng nhận ra và phản đối nếu bản báo ''vẽ thêm'' các tin tức xung quanh sự kiện để ''câu khách''. Họ ít có khả năng lợi dụng hay mua chuộc báo chí. Một mặt, lương, nhuận bút của các nhà báo rất cao, mặt khác tòa soạn rất nghiêm khắc với những trường hợp hối lộ, các nhà báo khơng dám đánh đởi sự nghiệp, làm ''lính đánh thuê'' cho vụ việc.

Sáu là: Ngày nay, công chúng thị trường không thụ động tiếp nhận

thơng tin từ báo chí, họ sẵn sàng trở thành các nhà báo công dân hoặc sẵn sàng đưa ra các thơng tin đối chứng với báo chí. Họ sử dụng các thiết bị cá nhân như điện doại di động để ghi âm, quay phim, chụp ảnh... các sự việc, hiện tượng nổi bật, họ chứng kiến hàng ngày và bán lại cho báo chí hoặc cập nhật lên các trang mạng như Blogs, Facebook, Twitter, You tube.

Bảy là: Công chúng thị trường báo chí (đặc biệt là thành phần trí thức),

thường thể hiện trách nhiệm với bản thân và đất nước, bằng cách can dự vào các sự kiện mang tính cấp bách, quyết định vận mệnh của đất nước.

Kể từ sau sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima, Nhật Bản, nhiều cuộc hội thảo chuyên đề ''Phản đối việc xây dựng và phát triển các nhà máy điện hạt nhân ở châu Âu'', được các trường Đại học liên tiếp tở chức. Nhiều học giả đã gay gắt trình bày các quan điểm trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Các tờ báo đua nhau ''săn'' tin, bài, ý kiến của các nhà chuyên môn.

Hoặc các sự kiện nổi bật ở Việt Nam như Bauxit Tây Nguyên, vấn đề biển đảo… được các nhà trí thức, cơng chúng báo chí, quyết liệt tham dự, khiến cho đời sống báo chí trở nên sơi động.

Tám là: Nhóm cơng chúng trung, cao t̉i cịn duy trì thói quen đọc báo

in. Nhóm cơng chúng trẻ ưa thích lấy thông tin và sử dụng các dịch vụ internet, hoặc đọc báo trên các thiết bị di động.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển công chúng thị trường của báo wiener zeitung, cộng hòa áo (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w