- Số lượng độc giả một số tờ nhật báo Áo: Đang giảm sút rõ rệt qua các
2.3. Nhận diện công chúng thị trường báo WienerZeitung
* Nhận diện:
Trong các nghiên cứu về đối tượng cơng chúng thị trường của mình, các chun gia báo Wiener Zeitung đã tham khảo một số nghiên cứu của các Viện nghiên cứu Áo, các Cơng ty nghiên cứu thị trường tồn cầu, các Viện nghiên cứu Đức… để đưa ra kết luận nhận diện, phân loại các nhóm cơng chúng của báo. Trong đó, đặc biệt quan trọng là nghiên cứu về nhóm cơng chúng trẻ - cơng chúng thị trường tiềm năng của báo Wiener Zeitung. Chúng tôi xin giới thiệu và phân tích một cuộc điều tra điển hình: “Nhu cầu lấy
thơng tin trên các phương tiện truyền thơng của nhóm cơng chúng trẻ, từ 12- 19 tuổi”. (Viện JIM - Studie, 2009, được đề cập trong tài liệu nghiên cứu của
báo Wiener Zeitung). [41, tr.114]. (Xem Hình 2.5).
Đề tài lấy tin
Tin tức nóng Thông tin cá nhân
Âm nhạc Giáo dục, việc làm
Thể thao Internet
Điện thoại di động Chính trị quốc gia Chính trị địa phương Máy tính, chương trình game Chương trình hịa nhạc
Các ngôi sao
Phương tiện lấy tin
Hình 2.5: Nhu cầu lấy thơng tin trên các phương tiện truyền thơng
của nhóm cơng chúng trẻ, từ 12-19 t̉i
Nguồn: Newspaper Marketing & Communication, Wiener Zeitung, Vienna, Austria, Europe, 2010
Chú thích (Hình 2.5):
Internet Tivi Radio
Nhật báo (báo in) Tạp chí
Các phương tiện khác
* Phân tích:
Các dữ liệu trên cho thấy, việc cập nhật tin tức của công chúng tùy thuộc vào từng đề tài mà quyết định lấy tin trên các phương tiện khác nhau. Khi được hỏi về vấn đề: ''Điều gì là quan trọng nhất khi sử dụng một phương tiện truyền thông”, họ trả lời “truy cập internet để nghe nhạc”. Đọc báo mạng và báo in lấy tin tức (40% nữ cho là quan trọng, 58 % nam cho là quan trọng)'' [41, tr.114].
Cụ thể, nhóm cơng chúng trẻ cho rằng: Lấy thơng tin thì internet là nguồn tốt nhất; Những đề tài chính trị mang tính địa phương, được đọc từ các
nhật báo địa phương; Đề tài chính trị mang tính quốc gia, quốc tế được xem trên Tivi; Các sự kiện nóng hàng ngày thì nhật báo đóng vai trị tương đối quan trọng (thứ hai sau Tivi); Thơng tin thể thao, các chương trình hịa nhạc địa phương, thơng tin địa phương, nhật báo cũng đóng vai trị tương đối….
Một là - Phương tiện lấy các tin tức nóng: Chủ yếu qua Tivi (45%), thứ
hai là Nhật báo (28%), rồi đến internet (18%), cuối cùng là radio (6%) và tạp chí (3%). Khơng có việc lấy tin tức nóng trên ''các phương tiện khác''. Điều này cho thấy, công chúng trẻ tin tưởng cập nhật tin tức nóng từ Tivi, Nhật báo là nổi trội hơn cả internet.
Theo một kết quả nghiên cứu khác của Viện nghiên cứu thị trường và
phân tích xã hội quốc tế, Áo (IMAS), năm 2009, cho biết:
Có 47% nhóm cơng chúng thị trường (từ 50 t̉i trở nên) thường lấy các thơng tin chính trị, kinh tế, sản phẩm hàng hóa... trên internet (11% nhóm cơng chúng trẻ, từ 16- 19 t̉i, trả lời giống như vậy); Việc cập nhật tin tức nóng, tin tức thời sự quan trọng, nhóm cơng chúng này vẫn chủ yếu lấy trên các phương tiện truyền thông truyền thống như Tivi (41%), Nhật báo (44%). Chỉ có 3% nhóm cơng chúng này, cho rằng internet là nguồn lấy thông tin quan trọng [41, tr.116].
Như vậy, chứng tỏ internet chưa thể giành mất thị phần của những phương tiện truyền thông truyền thống. Cơng chúng chỉ lựa chọn sử dụng tính ưu việt của các phương tiện truyền thơng trong từng thời điểm nhất định. Vì thế, các phương tiện truyền thơng truyền thống vẫn ln có cơ hội (nếu biết cách tận dụng tối đa khả năng, nhân lực, vật lực, lịch sử truyền thống… tạo ra sản phẩm uy tín, giá trị, đáp ứng tốt nhất nhu cầu công chúng thị trường đặc biệt là nhóm cơng chúng trẻ). Nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng đến nay, các phương tiện truyền thơng truyền thống vẫn đóng vai trị quan trọng trong việc cung cấp các tin tức nóng và có độ tin cậy cao.
Hai là - Vai trị của Internet đối với nhóm cơng chúng thị trường (nhóm
cơng chúng trẻ): Nhóm cơng chúng trẻ, lựa chọn internet, chủ yếu là phương tiện giải trí khá đơn th̀n, nhằm: Tìm kiếm các thơng tin cá nhân (các vụ scandan, chiếm 48% ); Nghe nhạc (45%); Các vấn đề về internet (57%); Điện thoại di động (43%); Máy tính, chương trình game (50%); Thơng tin chương trình hịa nhạc địa phương (38%).... Việc lấy tin tức nóng, tin tức chính sự, các tin tức quan trọng khác... nhóm cơng chúng trẻ vẫn ưu tiên lựa chọn phương tiện truyền thông truyền thống như báo in, tivi, radio, tạp chí. ''Phong độ là nhất thời. Đẳng cấp là mãi mãi'' câu nói mà giới trẻ thường dùng cho bóng đá, lại có phần nào đó giống với việc so sánh giữa internet và các phương tiện truyền thông truyền thống.
Ba là - Nhật báo (báo in) còn giữ vị trí quan trọng đối với cơng chúng trẻ:
Mặc dù, thế hệ trẻ hiện nay được coi là có “byte” (điện tử) trong máu, họ sinh họat, học tập làm việc, giải trí… với internet, nhưng biểu đồ trên cho thấy, họ vẫn chủ yếu lấy tin tức trên nhật báo (báo in): Tin tức chính trị quốc gia chiếm (42%); Tin tức chính trị địa phương chiếm (60%). Điều này, có thể hiểu theo các cách: Internet không chuyên nghiệp trong việc cung cấp các tin tức chính sự; Hoặc Internet chưa đủ độ tin cậy trong việc cung cấp các tin tức quan trọng; Hoặc thói quen đọc nhật báo của các gia đình châu Âu, có ảnh hưởng tích cực đến con cái.
Năm 2008, Viện nghiên cứu Spectra, Áo, đưa ra kết quả từ việc trưng cầu ý kiến công chúng đọc báo hàng ngày: 10% công chúng thường đọc báo điện tử (trong đó, chỉ có 3% độc giả đọc báo điện tử thuần túy, còn 7% thường xuyên đọc cả báo mạng và báo in); 62% công chúng vẫn ưu tiên đọc báo in; 28% không đọc báo điện tử, không đọc báo in (đọc các phương tiện khác) [41, tr.119].
Qua cuộc điều tra điển hình trên, chúng tơi nhận thấy, cơng chúng thị
trường, đặc biệt là nhóm cơng chúng trẻ cịn đặt tin tưởng và lựa chọn cập nhật
tin tức, trên các phương tiện truyền thông truyền thống. Bề dày truyền thống, lịch sử lâu đời của các phương tiện truyền thông truyền thống là điểm mấu chốt thuyết phục cơng chúng. Đó là thuận lợi rất lớn cho báo Wiener Zeitung.