Những vấn đề đặt ra đối với báo WienerZeitung

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển công chúng thị trường của báo wiener zeitung, cộng hòa áo (Trang 106 - 108)

- Cách 1: Tặng phiếu giảm giá báo 50%: Trung bình, có 1500 người gử

3.3.2. Những vấn đề đặt ra đối với báo WienerZeitung

* Những thời điểm khó khăn nhất của báo:

Thời điểm thập kỉ những năm 80, báo Wiener Zeitung cũng đã đứng trên bờ vực phá sản do cơng nghệ in lạc hậu. Mặc dù, lúc đó báo có đội nhà

báo giỏi, chuyên trang xã luận được mở rộng nội dung phong phú, đa dạng nhưng so với sự tăng trưởng chung trên thị trường báo chí thì báo Wiener

Zeitung vẫn rất ''ì ạch'': ''Hệ thống máy móc xưởng in cũ kỹ, cơng nghệ in báo

và các ấn phẩm tạp chí của Wiener Zeitung trở lên lỗi thời. Doanh thu ngày một suy giảm và có nguy cơ phá sản (năm 1989- 1990) ''. [44, tr. 51].

Năm 2004, Tạp chí Horizont (Chuyên ngành lĩnh vực quảng cáo, truyền thông và tiếp thị của Áo), đã đề cập đến Slogan của báo Wiener Zeitung, đưa ra, rất hay nhưng gặp phản ứng gay gắt từ các đối thủ cạnh tranh:

“Slogan Tất cả mọi thứ khác chỉ là ý kiến (Alles andere ist Meinung) của Wiener Zeitung đã bị các đối thủ cạnh tranh chỉ trích nặng nề. [47]. Do đó, để

đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, mang tính hịa bình, báo Wiener Zeitung đã phải đởi lại Slogan “Hay để đọc” (Good to know) như ngày nay.

Thời điểm năm 2005 - 2009, ông Unterberger, Tổng biên tập - người chỉ đạo ''Chủ thuyết'' của tờ báo, mang tính bảo thủ, nhiều bài viết xuất phát từ quan điểm cá nhân ông…

Năm 2007, ông cho đăng tải bài bình luận của luật sư Herbert Schaller, bênh vực thân chủ của mình - người ủng hộ các quan điểm của Hitler. Bài viết đã gây nhiều tranh cãi giữa các Đảng phái Áo và công chúng báo Wiener Zeitung. Nhiều công chúng thị trường đã từ bỏ báo Wiener Zeitung. Cũng trong năm 2008 - 2009, số lượng quảng cáo giảm sút cự kì nghiêm trọng một phần do “khủng hoảng kinh tế toàn cầu”, phần khác do những người đứng đầu các cơng ty, cơ quan trong hệ thống Chính phủ khơng đồng tình với báo do sự kiện trên ... Trước các sức ép đó, buộc ơng phải rời vị trí lãnh đạo báo Wiener Zeitung trước thời hạn 1 năm so với nhiệm kì (2005- 2010) [48, 49].

Đặc biệt, từ năm 2010 đến nay, báo đang phải đối mặt với cuộc cạnh tranh khốc liệt và đầy ưu việt của thời đại internet, truyền thông đa phương

tiện- multimedia, các tờ báo điện tử, các thiết bị di động, các mạng xã hội nhiều tiện ích... đã ''chiếm lĩnh'' cơng chúng thị trường của báo. Đây chính là nguy cơ cơ bản nhất, thách thức nghiêm trọng nhất đối với báo Wiener

Zeitung hiện nay. Vì thế, bên cạnh việc liên tục cải tiến nội dung, thiết kế,

trình bày báo, Wiener Zeitung đặc biệt chú trọng các giải pháp, chiến lược marketing (đặc biệt là giải pháp 3) nhằm ''giành lại'' công chúng thị trường và ''thâm nhập'' đối tượng công chúng mới một cách hiệu quả nhất.

* Những vấn đề đặt ra đối với báo Wiener Zeitung:

Thứ nhất - Phải xây dựng các giải pháp, các chiến lược phù hợp với các đối tượng công chúng khác nhau trên năm kênh bán hàng là: Kênh Báo

in; Tạp chí; Báo điện tử; E-paper; iPad, iPhone, Android. Wiener Zeitung đã và đang phát triển sản phẩm báo trên cả năm kênh bán hàng nhằm: Đáp ứng nhu cầu đa dạng của các đối tượng công chúng khác nhau; Và giải pháp cho thị trường quảng cáo. Phải thu tiền nội dung và quảng cáo trên cả năm kênh bán hàng này (Hiện tại, khách hàng được truy cập báo điện tử miễn phí).

Thứ hai - Phải tuyển chọn, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực: Đội

ngũ nhà báo tốt nhất; Đội ngũ sáng tạo giải pháp; Đội ngũ thực hiện giải pháp; Đội ngũ họa sĩ thiết kế chuyên nghiệp nhất; Đội ngũ nhân viên tiếp thị, truyền thông am tường thị trường quảng cáo; Đặc biệt đội ngũ những nhà báo, họa sĩ, nhân viên tiếp thị, truyền thơng trẻ (có byte trong máu)… để xây dựng nội dung, giao diện báo, bán quảng cáo… trên cả 5 kênh bán hàng.

Thứ ba - Phải có sản phẩm báo tốt nhất.

Thứ tư - Phải có giải pháp, chiến lược marketing, quảng cáo hình ảnh báo, hồn hảo.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển công chúng thị trường của báo wiener zeitung, cộng hòa áo (Trang 106 - 108)