Đối với báo chí Việt Nam

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển công chúng thị trường của báo wiener zeitung, cộng hòa áo (Trang 112 - 116)

- Cách 1: Tặng phiếu giảm giá báo 50%: Trung bình, có 1500 người gử

3.4.2. Đối với báo chí Việt Nam

Do giới hạn của Luận văn, chúng tôi không thể so sánh, cũng như rút ra những bài học kinh nghiệm trực tiếp cho báo chí Việt Nam (do sự nhạy cảm, nhiều đặc điểm khác nhau giữa nền báo chí Việt Nam và Áo). Vì thế, chúng tơi chỉ đưa ra một vài nhận định, dự báo cơ bản nhất, có tính chất tham khảo cho ba mảng báo chí của Việt Nam (đã trình bày ở phần 1.1.2.2):

Một là - Mảng báo chí thị trường Việt Nam nên thực hiện đồng bộ các giải pháp marketing:

Mảng báo chí thứ ba - Mảng báo chí thị trường Việt Nam nên tham khảo ba giải pháp phát triển công chúng thị trường của báo Wiener Zeitung. Áp dụng đồng bộ ba giải pháp trên để ''giữ chân'' cơng chúng (sẵn có) và tìm kiếm tối đa lượng cơng chúng mới. Trên thực tế đã có một số tờ báo thực hiện các giải pháp tương tự như phát phiếu giảm giá, miễn phí báo, hay Vietnamnet đã cung cấp dịch vụ báo điện tử trên điện thoại di động (bán nội dung trên điện thoại di động, lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam. Dịch vụ đọc báo này, cho phép độc giả cập nhật các tin tức thời sự mới nhất ở mọi lúc, mọi nơi, biết trước mọi thông tin theo phương châm “đọc ít nhất, biết nhiều nhất”). Hoặc

Vietnamplus cũng đã bán báo trên thiết bị di động (Tính đến năm 2011, đã có

140.000 độc giả đăng kí đọc báo Vietnamplus qua điện thoại di động rẻ tiền).

Hai là - Hoạt động báo chí Việt Nam (ngồi những tờ báo làm nhiệm vụ chính trị, phải chấp nhận bù lỗ), nên tuân thủ theo quy luật kinh tế thị trường:

Nếu mảng báo chí thứ ba khởi động theo quy luật kinh tế thị trường trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc của họat động báo chí và mang lại lợi nhuận cao thì chắc chắn sẽ dẫn đến sự vận động tiếp theo của hai mảng báo chí cịn lại.

Ba là - Hệ thống các tờ báo Việt Nam cần có chính sách đối tác, cạnh tranh lành mạnh:

Các tờ báo Việt Nam nên có chính sách hỗ trợ quảng cáo hình ảnh, thương hiệu của đối tác trên báo mình (đã trình bày trong 3 giải pháp trên). Trên thực tế, cũng đã có một vài tờ báo giới thiệu măng séc của đối tác trên báo mình nhưng cịn hạn chế. Xác định cạnh tranh lành mạnh là tiêu chuẩn cơ bản nhất để các tờ báo Việt Nam tồn tại bền vững trong nền kinh tế thị trường.

Năm là - Tìm kiếm nhân vật quảng bá cho hình ảnh tờ báo:

Một số tờ báo cũng đã có hình thức quảng bá thương hiệu bằng cách tở chức các chương trình giải trí đơn th̀n như: các cuộc thi sắc đẹp, ca nhạc,

bóng đá… chưa chú ý đến các cuộc thi trí tuệ. Hầu như các tờ báo chưa quan tâm đến việc tìm kiếm những nhân vật uy tín trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật, văn học... để quảng bá cho hình ảnh của tờ báo.

Sáu là - Làm báo cho người nghèo:

Hiện nay, sức mua của thị trường báo chí Việt Nam chưa cao. Trong một cuộc Hội thảo báo chí quốc tế, tháng 11/2011, tại Việt Nam, chuyên gia báo Wiener Zeitung, đã đưa ra lời khuyên: “Hãy có ý tưởng hay, làm báo cho người nghèo”.

Bảy là - Phát triển sản phẩm báo in phục vụ công chúng trẻ:

Mối quan hệ với truyền thơng của các nhóm cơng chúng có nhiều điểm khác nhau. Báo in khơng chỉ dành cho những người lớn t̉i. Có nhiều sản phẩm báo in phù hợp với từng đối tượng công chúng trẻ. Mối quan hệ của nhóm cơng chúng trẻ này với các phương tiện truyền thông, cần phải được nghiên cứu và lưu ý để có những ấn phẩm đặc biệt dành cho họ, như tạp chí, phụ trương, chuyên trang, chuyên mục dành cho đối tượng thanh niên [41, tr.130].

Việt Nam là nước có dân số trẻ - thị trường mơ ước của các tờ báo trên thế giới. Như vậy, một trong những lối thoát của báo in là nghiên cứu phân loại công chúng, đặc biệt là công chúng trẻ, để đưa ra giải pháp phát triển các sản phẩm báo phù hợp.

Tám là - Hợp tác với các tờ báo nước ngồi:

Các tờ báo Việt Nam nên lựa chọn, tìm kiếm đối tác là các tờ báo nước ngồi (đã có thâm niên hoạt động báo chí trong nền kinh tế thị trường) để học hỏi kinh nghiệm, trao đởi đồn, thực hiện các hoạt động chung... từ đó tìm ra những giải pháp phát triển phù hợp với báo mình. (Xem thêm Phụ lục 02 ).

Chín là - Đặc biệt lưu ý giải pháp thử nghiệm quan trọng:

Chúng tôi lưu ý Giải pháp 3 - không chỉ là giải pháp thử nghiệm quan trọng của báo Wiener Zeitung, đó cịn là giải pháp tâm điểm mà các tờ báo lớn

trên thế giới đang nghiên cứu. Nhưng có lẽ, hiện nay việc áp dụng giải pháp này cho các tờ báo Việt Nam, theo chúng tơi cịn một số vấn đề vướng mắc như sau:

Về phía cơng chúng: Mức thu nhập của người dân còn thấp; Việc sử dụng các thiết bị E-paper, iPad, iPhone, Android (đầu ra) chưa phở biến; Trình độ tiếp cận cơng nghệ thơng tin chưa đồng đều.

Về phía các cơ quan truyền thơng: Kinh phí đầu tư khá lớn, các tờ báo phải chi phí hàng năm mới mong đạt điểm hịa vốn; Cơ sở hạ tầng kỹ thuật cịn thiếu, yếu; Trình độ nhà báo, biên tập viên, họa sĩ thiết kế... ứng dụng cho các thiết bị di động (thế hệ internet) chưa được đào tạo bài bản.

Về phía các cơ quan chủ quản và cơ quan quản lý báo chí: Chưa được

đào tạo chun nghiệp để quản lý thơng tin báo chí trên các thiết bị di động; Chưa có những chế tài, xử phạt nếu các cơ quan báo chí vi phạm.

Tuy nhiên, chúng tôi đã nghiên cứu giải pháp này, vì đó chính là giải pháp cho các tờ báo Việt Nam phát triển trong mơi trường báo chí hiện đại.

KẾT LUẬN

Luận văn đã trình bày các khái niệm cơng cụ, nghiên cứu báo chí từ góc độ kinh tế. Đồng thời vận dụng các lý thuyết tiếp cận phù hợp, sử dụng các phương pháp phân tích xã hội học, kinh tế học, tâm lý học, chúng tơi đã phân tích các kết quả điều tra, các giải pháp phát triển công chúng thị trường

của báo Wiener Zeitung, năm 2010-2011 (tờ báo lâu đời nhất thế giới còn hoạt

động). Từ đó, tác giả luận văn rút ra những nhận xét, những kinh nghiệm cơ bản của các giải pháp. Kết hợp với một số nghiên cứu khác, tác giả đưa ra một số dự báo, khuyến nghị, nhằm làm tài liệu tham khảo cho các tờ báo Việt Nam trong việc phát triển cơng chúng thị trường và tìm kiếm cơng chúng mới.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển công chúng thị trường của báo wiener zeitung, cộng hòa áo (Trang 112 - 116)