Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản ký hoạt động đào tạo nghề cho học viên tại các trường trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên cấp huyện tại tỉnh đăk nông (Trang 93 - 95)

8. Cấu trúc luận văn:

3.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Yêu cầu này phải xuất phát từ bản chất của quá trình QL hoạt động ĐTN của cơ sở ĐTN, trong đó tập trung vào việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá QL điều hành các hoạt động ĐTN. Cải tiến trong công tác QL với mục tiêu nâng cao chất lượng trong hoạt động ĐTN của các trung tâm GDNN – GDTX cấp huyện tại tỉnh Đăk Nơng. Bảo đảm tính đồng bộ của các biện pháp phải chú ý đến các yếu tố tác động, tham gia vào các biện pháp. Các biện pháp đề xuất đảm bảo được các yêu cầu này, mới phát huy thế mạnh của từng biện pháp QL hoạt động ĐTN các trung tâm GDNN – GDTX cấp huyện tại tỉnh Đăk Nông.

3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp phải thể hiện và cụ thể hóa chủ trương, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước, phù hợp với các nguyên tắc QLGD. Muốn vậy phải xác định được xu thế phát triển GD hiện nay phù hợp với các quy luật của cơ chế thị trường theo định hướng XHCN, thực hiện bằng các biện pháp cụ thể để thực hiện chiến lược, trong đó việc cải tiến các phương pháp QL là yếu tố cấp bách cần được tập trung giải quyết. Các biện pháp QL của Lãnh đạo Nhà trường phải dựa trên thực trạng QL ĐTN tại Việt Nam nói chung và tỉnh Đăk Nơng nói riêng.

84

3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo chất lượng và tính hiệu quả

Yêu cầu này xuất phát từ bản chất của quá trình quản lý, trong tất cả các hoạt động đã đề ra phải đem lại tính hiệu quả. Tính hiệu quả địi hỏi mọi hoạt động phải được thực hiện thông suốt, thuận lợi, đảm bảo sự thống nhất không mâu thuẫn nhau cả về quan điểm chỉ đạo lẫn nội dung thực hiện, hạn chế đến mức tối đa về yếu tố không khả thi trong cơng tác quản lý, gây lãng phí thời gian cơng sức.

3.2.4. Ngun tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Nội dung chương trình đào tạo là những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp mà cơ sở ĐTN cần truyền tải cho học viên trong quá trình đào tạo bao gồm lý thuyết, kỹ năng thực hành, tác phong làm việc và đạo đức nghề nghiệp,…Trong quá trình phát triển của xã hội hiện nay thì sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự bùng nổ của cơng nghệ thơng tin địi hỏi phải có sự cập nhật tri thức hằng ngày, đây chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự đánh giá CLĐT nghề. Vì vậy, đổi mới nội dung chương trình đào tạo phù hợp với thực tiễn là vẫn đề cốt lõi để nâng cao CLĐT nghề. Khi điều chỉnh đổi mới nội dung chương trình phải đảm bảo tính hiện đại khơng lạc hậu với trình độ chung, phải phù hợp nhu cầu thực tế, với trình độ nhận thức của người học nghề, đảm bảo quy định của Bộ lao động – thương binh và xã hội. Đảm bảo tăng cường ý thức tự giác trong hoạt động chuyên môn của giáo viên và tạo nề nếp kỷ cương trong chun mơn.

3.2.5. Ngun tắc đảm bảo tính khả thi

Tính khả thi của biện pháp thể hiện qua các nguồn lực, yếu tố, điều kiện triển khai thực hiện biện pháp. Do vậy, biện pháp khả thi khi biện pháp có tính độc lập, khơng là biến thể của một biện pháp khác. Đồng thời, các ý kiến do luận văn đề xuất không là những ý tưởng đã bị từ chối vì những lý do chính đáng mà hồn tồn phù hợp khả năng và nguồn lực của mỗi trung tâm GDNN-GDTX.

85

Trên cơ sở lý luận chương 1 và thực trạng quản lý hoạt động ĐTN ở chương 2, luận văn đề xuất một số biện pháp QL hoạt động ĐTN nhằm nâng cao CLĐTN tại các trung tâm GDNN – GDTX cấp huyện tại tỉnh Đăk Nông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản ký hoạt động đào tạo nghề cho học viên tại các trường trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên cấp huyện tại tỉnh đăk nông (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)