8. Cấu trúc luận văn:
2.1. Khái quát tình hình kinh tế xã hội và giáo dục tỉnh Đăk Nông
2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội
Đăk Nơng nằm ở cửa ngõ phía tây nam của Tây Ngun, có diện tích tự nhiên là 6.509 km2; dân số là 574.673 người; trong đó dân số khu vực nông thôn chiếm khoảng 85%, dân số khu vực thành thị chiếm khoảng 15%. Đăk Nông nằm trong vùng tọa độ từ 11°45 đến 12°50 vĩ độ bắc và từ 107°12 đến 108°07 kinh độ đông. Trung tâm tỉnh Đắk Nông nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột với chiều dài 125 km theo đường quốc lộ 14, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 250 km về phía nam. Phía bắc và đơng bắc của Đắc Nông giáp với địa phận tỉnh Đắk Lắk, phía đơng và đơng Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía nam giáp tỉnh Bình Phước, đồng thời phía tây tỉnh Đắk Nông giáp với Vương Quốc Campuchia với đường biên giới dài khoảng 120 km, qua hai cửa khẩu là cửa khẩu Đăk Per thuộc huyện Đắk Mil và Bup'rang thuộc địa phận Tuy Đức.
Cơ cấu hành chính tỉnh Đắk Nơng có 8 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm 1 thị xã và 7 huyện trực thuộc, được phân chia thành 71 đơn vị hành chính cấp xã gồm có 5 phường, 5 thị trấn và 61 xã; 18 xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, số hộ nghèo chiếm 16,57% tổng số hộ trong toàn tỉnh. Thị xã Gia Nghĩa được thành lập theo nghị định số 82/2005/NĐ-CP ngày 27-6-2005 với diện tích 286,64km², gồm 5 phường: Nghĩa Đức, Nghĩa Thành, Nghĩa Phú, Nghĩa Tân, Nghĩa Trung và 3 xã: Đắk R’Moan, Quảng Thành, Đắk Nia, [17].
44
Đắk Nông nằm trọn trên cao ngun M’Nơng, với độ cao trung bình từ 600 mét đến 700 mét so với mặt nước biển, cao nhất là ở Tà Đùng với độ cao lên đến 1.982 mét. Nhìn chung địa hình Đăk Nơng chạy dài và thấp dần từ đông sang tây. Địa hình đa dạng, phong phú và bị chia cắt mạnh, có sự xen kẽ giữa các núi cao, với các cao nguyên rộng lớn, dốc thoải, lượn sóng, khá bằng phẳng xen kẽ các dải đồng bằng thấp trũng.
Tăng trưởng kinh tế năm 2018 duy trì ổn định, GRDP ước đạt 19.217 tỷ đồng, tăng 8,21%; trong đó: lĩnh vực Nơng nghiệp ước đạt 8.288 tỷ đồng, tăng 5,19%; lĩnh vực Công nghiệp xây dựng ước đạt 3.137 tỷ đồng, tăng 12,04%; lĩnh vực Dịch vụ ước đạt 6.601 tỷ đồng, tăng 9,07%; thuế sản phẩm trừ nợ ước đạt 1.191 tỷ đồng, tăng 9,77%. Quốc phòng, an ninh tiếp tục ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, nhất là khu vực biên giới. [25]
Trong quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Đăk Nông đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Quyết định số 1942/2013/QĐ-TTg ngày 22/10/2013), [18]. Phát triển kinh tế Đắk Nông với tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động về chất lượng. Đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa, phát triển nền nơng nghiệp sản xuất hàng hóa sử dụng kỹ thuật tiên tiến đem lại hiệu quả cao và bền vững; Tập trung phát triển theo chiều sâu các ngành cơng nghiệp có lợi thế, từng bước ứng dụng cơng nghệ hiện đại hình thành các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường; Phát triển các loại hình dịch vụ theo hướng tăng cường chất lượng, đảm bảo phục vụ tốt cho thị trường, nhất là các loại hình dịch vụ du lịch mà tỉnh có lợi thế. Phát triển sự nghiệp văn hóa xã hội, đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao. Nâng cao chất lượng đời sống nhân dân đi đôi với giảm nghèo, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội. Giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phịng
45
an ninh và trật tự an tồn xã hội. Trong đó mục tiêu cụ thể phát triển KT - XH đến năm 2020 là:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân khoảng 16 - 17%/năm, trong đó công nghiệp- xây dựng tăng 22 - 23%/năm, nông, lâm ngư nghiệp tăng 4- 5%/năm, dịch vụ tăng 15 - 16%/năm.
Cơ cấu kinh tế đến năm 2020, tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 45,7%, khu vực dịch vụ đạt 37,6%, khu vực nông nghiệp giảm xuống còn khoảng 16,5%.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1,3% giai đoạn 2011 - 2015, và đạt 1,1% giai đoạn 2016-2020. Dân số tỉnh đến năm 2015 là 670 ngàn người, năm 2020 là 830 ngàn người. Tỉ lệ đơ thị hóa đạt 20% năm 2015 và 30% năm 2020.
2.1.2. Tình hình giáo dục - đào tạo
Sự nghiệp GD của tỉnh Đăk Nông trong những năm qua đã phát triển rõ rệt. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đã chỉ ra những thành tựu đạt được: “Quy mô giáo dục đào tạo tăng mạnh, mạng lưới cơ sở giáo dục được mở rộng ở các cấp, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới và vùng có đồng bào dân tộc thiểu số. cơ cấu ĐTN có bước phát triển. có thêm nhiều điểm trường lẻ ở vùng sâu, vùng xa, [7, tr. 28].
Quy mô giáo dục: Từ năm học 2012 - 2013 và đến năm học 2017 – 2018, được trình bày qua (Xem phục lục 1 (PL1), bảng 2.1)
Chất lượng và hiệu quả GD học sinh được giữ vững và phát triển. Gần như các Trường đều thực hiện tốt việc dạy đúng, dạy đủ theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thực hiện tốt tinh thần giảm tải trong các bộ môn, dạy theo bộ sách giáo khoa chỉnh lý mới nhất.
Đội ngũ giáo viên trong những năm qua, đã được tăng cường cả về số lượng lẫn chất lượng, cơ bản đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục – đào tạo của tỉnh Đăk Nông. Đến nay, khơng cịn tình trạng GV tự ý bỏ việc, đời
46
sống tinh thần và vật chất ngày càng được cải thiện, thậm chí hiện nay có nhiều GV xung phong lên dạy tại các huyện vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Tổng số GV tồn ngành 2017 - 2018 là 8.518 người, trong đó GV mầm non là 1.469 người, GV tiểu học 3.439 người; số GV Trung học cơ sở là 2.319 người, số GV Trung học phổ thông là 1.291 người.
Tuy nhiên, ngành giáo dục - đào tạo Đăk Nơng cịn bộc lộ một số tồn tại cần khắc phục: chất lượng và hiệu quả đào tạo tồn diện cịn thấp, nhất là ở vùng sâu vùng xa; Một bộ phận GV không đáp ứng được yêu cầu đổi mới GD; Kinh phí đầu tư CSVC, trang thiết bị cho GD còn hẹp, chưa theo kịp nhu cầu phát triển giáo dục; Chưa đáp ứng yêu cầu phát triển GD trong giai đoạn mới.
2.1.3. Tình hình đào tạo nghề
Hoạt động dạy nghề tại tỉnh Đăk Nơng đến năm 2018, tồn tỉnh có 18 cơ sở dạy nghề chính thức đăng ký hoạt động, phân bố khắp 08 huyện & thị xã. Trong đó: 01 Trường Cao đẳng nghề; 02 trường Trung cấp; 10 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp cơng lập; TTDN ngồi công lập và 05 cơ sở khác có chức năng giáo dục nghề nghiệp (thường xuyên dưới 03 tháng).
Quy mô tuyển sinh ĐTN: Đăk Nơng là một tỉnh cịn có 02 huyện nghèo, có nhiều xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn, biên giới; có khu cơng nghiệp Alomin nên nguồn ĐTN khá rộng như ĐTN cho lao động nông thôn, cho công nhân lao động khu cơng nghiệp trong và ngồi tỉnh. Hàng năm đào tạo trên 4.000 lượt học viên (Xem PL1, Bảng 2.2)
Ngành nghề đào tạo phong phú: ngoài những nghề thuộc các lĩnh vực đào tạo như lâu nay, do nhu cầu xã hội, do yêu cầu mới của nghề, người hành nghề phải được đào tạo, gần đây đã xuất hiện nhu cầu đào tạo ở một số ngành nghề mới như: công tác xã hội; kỹ thuật máy tính (phần cứng, lập trình); thiết kế đồ họa trên máy vi tính; điều khiển tự động... Điều này thể hiện tính năng động của thị trường lao động và lĩnh vực ĐTN tại tỉnh.
47
Hình thức đào tạo ngày càng được đa dạng hóa và được tổ chức rộng rãi. Đào tạo tập trung theo kế hoạch: đào tạo tại trường theo chương trình chính quy, chủ yếu đối với hệ dài hạn chính quy và lao động chưa có việc làm, cần học nghề để tìm việc hoặc tổ chức việc làm; đào tạo tại chức đối với công nhân, viên chức đang làm việc, muốn nâng cao tay nghề, người lao động khác muốn học thêm nghề hoặc nâng cao khả năng nghề nghiệp; chuyển giao công nghệ; đào tạo tại doanh nghiệp: đối với công nhân do doanh nghiệp tuyển vào, tổ chức đào tạo và sử dụng; đào tạo có địa chỉ: cơ sở dạy nghề tuyển sinh đào tạo và cung cấp lao động theo "đơn đặt hàng" của các doanh nghiệp.
CSVC kỹ thuật: huy động mọi nguồn lực để nâng cấp các cơ sở dạy nghề hiện có và thành lập các cơ sở dạy nghề mới; từng bước chuẩn hoá và hiện đại hoá CSVC, trang TBDN; tập trung đầu tư cho các trung tâm chất lượng cao và một số trường dạy nghề của các Bộ ngành, địa phương có các nghề trọng điểm. Để đáp ứng yêu cầu chất lượng cao trong đào tạo, ngoài việc cập nhật những nội dung chuyên môn, kỹ năng thực hành của HV cũng được chú trọng bằng cách đổi mới TBDN, tăng cường thiết bị phục vụ cho học việc huấn luyện những cơng nghệ mới, nâng cao trình độ tay nghề cho học viên sau khi tốt nghiệp.
Khó khăn - tồn tại: do nhiều nguyên nhân, học nghề vẫn chưa vượt qua tâm lý xã hội về khoa cử, bằng cấp, danh vị xã hội,... nên số lượng tuyển sinh và tốt nghiệp hàng năm tuy có tăng nhưng cịn chậm; thơng tin đại chúng chưa thường xuyên, chưa có tác động xã hội quan tâm; học nghề chưa được các tổ chức chính trị - xã hội quan tâm tuyên truyền vận động thường xuyên, đúng mức. Cơ cấu hệ thống dạy nghề chưa hợp lý với yêu cầu phát triển là một nguyên nhân cơ bản khiến cho học nghề thiếu tính hấp dẫn, người học nghề không thấy rõ hướng tăng tiến nếu vẫn đeo bám lĩnh vực này, do đó khuynh hướng của người học là chọn vào học ở các trường Đại học - nhiều người vào học nghề chỉ là sự miễn cưỡng, thụ động.
48
Cơ chế phân cấp, phân công quản lý, quy định về tổ chức bộ máy chưa phù hợp nhiệm vụ ngày càng nặng nề của hoạt động dạy nghề. Cơ chế đầu tư, cấp phát kinh phí hoạt động chưa thể hiện đúng vị trí và tầm quan trọng của dạy nghề. Hệ thống thông tin nhu cầu lao động kỹ thuật chưa hỗ trợ hiệu quả xây dựng kế hoạch dạy nghề.