8. Cấu trúc luận văn:
3.3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đào tạo nghề cho
3.3.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học viên và các
các lực lượng khác về hoạt động đào tạo nghề
3.3.1.1. Mục đích của biện pháp
Nhận thức là yếu tố quan trọng trong mọi vấn đề, bởi mọi hành động đúng đều xuất phát từ nhận thức đúng. Vì vậy, mục đích của biện pháp này là nhằm làm cho CBQL, GV, HV và các lực lượng khác nhận thức một cách đầy đủ và đúng đắn về vai trị, vị trí của hoạt động ĐTN tại các trung tâm GDNN-GDTX. Đây là khâu đầu tiên tạo ra sự nhất quán về ý nghĩa, mục tiêu, nội dung, phương pháp, cách thức tiến hành,...của quá trình tổ chức, quản lý hoạt động ĐTN.
Biện pháp này làm cho mỗi cá nhân, tổ chức trong và ngoài trung tâm tham gia vào hoạt động ĐTN ý thức được trách nhiệm của mình trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của hoạt động ĐTN, nhằm giúp học viên có năng lực nghề nghiệp tốt đáp ứng với thị trường lao động hiện nay.
Việc nâng cao nhận thức sẽ tạo nên sự phối hợp đồng bộ giữa CBQL, GV, HV và các lượng lượng khác khi tham gia hoạt động ĐTN, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả về hoạt động ĐTN.
3.3.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Để nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HV và các lượng lượng khác về hoạt động ĐTN cần tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:
Làm cho CBQL, GV, HV và các lượng lượng khác hiểu rõ về mục tiêu hoạt động ĐTN, đó là: hoạt động ĐTN là một phần quan trọng trong việc tạo
86
ra nhân lực chất lượng cho xã hội. Thông quan hoạt động ĐTN nhằm đạt được mục tiêu dạy nghề là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Để nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HV và các lượng lượng cần thực hiện các yêu cầu sau:
Đối với cán bộ quản lý
CBQL ở các trung tâm GDNN-GDTX phải gương mẫu trong việc thực hiện các mục tiêu của hoạt động ĐTN trình độ sơ cấp tại các trung tâm nói riêng và hoạt động đào tạo nghề của các trình độ nói chung. Vì vậy CBQL cần phải qn triệt và nhận thức đúng, sâu sắc các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về hoạt động ĐTN trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực được khẳng định trong luật giáo dục nghề nghiệp, các văn bản của chính phủ và của các bộ ngành liên quan. Đồng thời hàng năm CBQL cần phải được học tập, bồi dưỡng thông qua các buổi tập huấn, buổi hội thảo nhằm sáng tỏ hơn, nhận thức sâu sắc hơn về hoạt động ĐTN. Trên cơ sở nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của hoạt động ĐTN, đội ngũ CBQL cần phải cụ thể hóa trong các kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của trung tâm hàng năm. Bên cạnh đó bộ phận tham mưu chuyên môn về công tác ĐTN của trung tâm cũng cần giúp cho đội ngũ CBQL nắm chắc và nhìn nhận đầy đủ đúng đắn hơn trách nhiệm trong hoạt động ĐTN.
Đối với giáo viên, nhân viên trung tâm
Tổ chức cho đội ngũ giáo viên, nhân viên của trung tâm học tập, nghiên cứu kỹ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về cơng tác ĐTN thông qua các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các văn bản của chính phủ, của
87
ngành nhằm hiểu rõ mục tiêu, nhiệm vụ, vị trí, vai trị và nội dung của hoạt động ĐTN tại các trung tâm GDNN-GDTX.
Lãnh đạo trung tâm ban hành và triển khai cụ thể chi tiết các văn bản như quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm, quy chế làm việc, quy chế chuyên môn, kế hoạch năm học, trong đó phải thể hiện rõ mục tiêu, nhiệm vụ, vai trị của cơng tác hoạt động ĐTN.
Tổ chức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của trung tâm tham quan thực tế học hỏi kinh nghiệm tại các cơ sở ĐTN khác phát triển và các CSSX, doanh nghiệp sử dụng lao động. Để đội ngũ của trung tâm không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao kỹ năng thực hành, cập nhật những cơng nghệ, khoa học kỹ thuật mới. Từ đó sẽ vận dụng và công tác giảng dạy tại các trung tâm.
Tiến hành tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa của công tác hoạt động ĐTN trong các buổi hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hàng năm, trong các buổi họp hội đồng sư phạm, nhằm giúp cho đội ngũ giáo viên, nhân viên nhận thức ĐTN là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác đào tạo của trung tâm. Khi xây dựng nghị quyết của chi bộ, kế hoạch năm học của trung tâm, quy chế thi đua cần đưa các chỉ tiêu về công tác hoạt động ĐTN đối với đội ngũ giáo viên, nhân viên phấn đấu.
Đối với học viên học nghề
Học viên là trung tâm của hoạt động giáo dục, vì thế việc nâng cao nhận thức cho học viên là hết sức quan trọng. Trung tâm phải xem việc nâng cao nhận thức cho học viên là nhiệm vụ hàng đầu trong công tác hoạt động ĐTN. Muốn nâng cao nhận thức cho cho học viên về hoạt động ĐTN, trung tâm cần thiết phải tiến hành thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức khác nhau. Việc học viên học nghề phù hợp với năng lực của bản thân, khi rời khỏi ghế nhà trường có cơng việc ổn định, phát triển tốt với nghề đã học là vấn đề rất quan trọng. Đối với trung tâm xem đây là mục tiêu, là sản phẩm tốt
88
thu được trong quá trình hoạt động ĐTN. Vì vậy các trung tâm cần phải thực hiện đồng bộ các biện pháp để nâng cao nhận thức cho học viên về hoạt động ĐTN như sau:
Một mặt, cần phối hợp với các cơ sở trường học phổ thông nhằm tuyên truyền, phổ biến đến tư vấn hướng nghiệp, định hướng phân luồng đối với học sinh sau khi tốt nghiệp THCS, THPT; biết sự cần thiết đối việc học nghề. Khi triển khai tổ chức buổi hội thảo về tư vấn nâng cao nhận thức về hoạt động đào tạo nghề, các trung tâm cần chuẩn bị:
Chuẩn bị về số liệu, minh chứng tuyên truyền: Để có số liệu và minh chứng thuyết phục mỗi khi tổ chức hội thảo, hội nghị tư vấn, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học viên và các lực lượng khác về hoạt động ĐTN. Các trung tâm cần phối hợp với các tổ chức, đơn vị liên quan để tìm hiểu nghiên cứu thị trường lao động trong nước và các nước khác, bao gồm các nội dung như : tỷ lệ thất nghiệp, năng suất lao động của Việt Nam so với các nước, tỷ lệ sinh viên làm việc đúng ngành, trái ngành, nhu cầu tuyển dụng lao động trong nước, xuất khẩu lao động, nhu cầu lao động trong và ngoài tỉnh,....
Chuẩn bị hệ thống văn bản liên quan đến hoạt động ĐTN: Các trung tâm cần thu thập đầy đủ các văn bản về chủ trương, chính sách đối với cơng tác đào tạo nghề, công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh,...
Chuẩn bị về đội ngũ báo cáo viên tuyên truyền, CSVC, trang thiết bị: cần bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên đáp ứng được yêu cầu, mời chuyên gia lĩnh vực chuyên môn, mời đại diện các doanh nghiệp, chuẩn bị về hội trường, trang thiết bị phục vụ cho buổi hội thảo, hội nghị.
Mặt khác, tại trung tâm cần phải tuyên truyền thông qua tất cả các phương tiện truyền thông như tuyên truyền trên Website, mạng xã hội, phát thanh, truyền hình, bản tin hoạt động về công tác hoạt động ĐTN; tổ chức
89
các buổi hoạt động ngoại khóa, tổ chức ngày hội việc làm; tổ chức cho học viên tham quan, học hỏi kinh nghiệm tại các doanh nghiệp, CSSX,...
Các tổ chức trong trung tâm như cơng đồn, đồn thanh niên lập kế hoạch tuyên truyền về công tác hoạt động ĐTN, trong đó chú trọng làm sao cho học viên nhận thấy được sự cần thiết về việc thực hiện tốt quá trình học nghề, nâng cao năng suất lao động khi làm việc.
Đối với các lực lượng khác:
Đối với các bậc cha mẹ học viên:
Cha mẹ học viên là nhân tố có vai trị quan trọng, ảnh hưởng rất lớn trong việc lựa chọn và phát triển nghề nghiệp của học viên. Vì thế, nâng cao nhận thức về hoạt động ĐTN cho lực lượng này là hết sức cần thiết. Để nâng cao nhận thức cho cha mẹ học viên về hoạt động ĐTN cần tiến hành đồng bộ các biện pháp với những thời điểm thích hợp. Thơng qua hội nghị ban đại diện cha mẹ học viên đầu trong năm học, hội nghị sơ, tổng kết năm học, ngày hội tư vấn tuyển sinh,....qua đó làm cho cha, mẹ học viên hiểu rõ về sự cần thiết phải học nghề, tầm quan trọng phải chọn nghề cho con em của mình, hiểu rõ các ngành nghề phù hợp với năng lực, sở trường và điều kiện của gia đình, từ đó động viên giúp học viên học tập tốt hơn. Để làm được điều này cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa trung tâm, gia đình và xã hội trong đó trung tâm giữ vai trị chủ đạo.
Đối với các tổ chức xã hội khác
Đào tạo nghề là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngồi các cơ sở GDNN thực hiện cơng tác ĐTN cịn có các lực lượng khác như các phịng ban, đơn vị, chính quyền địa phương cũng phải phối hợp đồng bộ trong công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát cơng tác ĐTN tại địa phương. Vì vậy, trung tâm cần tham mưu cho UBND huyện
90
xây dựng kế hoạch về cơng tác ĐTN trong đó làm rõ trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể của các tổ chức.
3.3.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Để nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học viên và các lực lượng khác cần có nhiều thiết bị công nghệ thông tin để hỗ trợ về công tác tuyên truyền, phổ biến về hoạt động ĐTN của trung tâm; có đội ngũ chuyên gia có trình độ chun mơn sâu, có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý hoạt động ĐTN.