Tình hình đào tạo nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản ký hoạt động đào tạo nghề cho học viên tại các trường trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên cấp huyện tại tỉnh đăk nông (Trang 56 - 58)

8. Cấu trúc luận văn:

2.1.3. Tình hình đào tạo nghề

Hoạt động dạy nghề tại tỉnh Đăk Nông đến năm 2018, toàn tỉnh có 18 cơ sở dạy nghề chính thức đăng ký hoạt động, phân bố khắp 08 huyện & thị xã. Trong đó: 01 Trường Cao đẳng nghề; 02 trường Trung cấp; 10 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập; TTDN ngoài công lập và 05 cơ sở khác có chức năng giáo dục nghề nghiệp (thường xuyên dưới 03 tháng).

Quy mô tuyển sinh ĐTN: Đăk Nông là một tỉnh còn có 02 huyện nghèo, có nhiều xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn, biên giới; có khu công nghiệp Alomin nên nguồn ĐTN khá rộng như ĐTN cho lao động nông thôn, cho công nhân lao động khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh. Hàng năm đào tạo trên 4.000 lượt học viên (Xem PL1, Bảng 2.2)

Ngành nghề đào tạo phong phú: ngoài những nghề thuộc các lĩnh vực đào tạo như lâu nay, do nhu cầu xã hội, do yêu cầu mới của nghề, người hành nghề phải được đào tạo, gần đây đã xuất hiện nhu cầu đào tạo ở một số ngành nghề mới như: công tác xã hội; kỹ thuật máy tính (phần cứng, lập trình); thiết kế đồ họa trên máy vi tính; điều khiển tự động... Điều này thể hiện tính năng động của thị trường lao động và lĩnh vực ĐTN tại tỉnh.

47

Hình thức đào tạo ngày càng được đa dạng hóa và được tổ chức rộng rãi. Đào tạo tập trung theo kế hoạch: đào tạo tại trường theo chương trình chính quy, chủ yếu đối với hệ dài hạn chính quy và lao động chưa có việc làm, cần học nghề để tìm việc hoặc tổ chức việc làm; đào tạo tại chức đối với công nhân, viên chức đang làm việc, muốn nâng cao tay nghề, người lao động khác muốn học thêm nghề hoặc nâng cao khả năng nghề nghiệp; chuyển giao công nghệ; đào tạo tại doanh nghiệp: đối với công nhân do doanh nghiệp tuyển vào, tổ chức đào tạo và sử dụng; đào tạo có địa chỉ: cơ sở dạy nghề tuyển sinh đào tạo và cung cấp lao động theo "đơn đặt hàng" của các doanh nghiệp.

CSVC kỹ thuật: huy động mọi nguồn lực để nâng cấp các cơ sở dạy nghề hiện có và thành lập các cơ sở dạy nghề mới; từng bước chuẩn hoá và hiện đại hoá CSVC, trang TBDN; tập trung đầu tư cho các trung tâm chất lượng cao và một số trường dạy nghề của các Bộ ngành, địa phương có các nghề trọng điểm. Để đáp ứng yêu cầu chất lượng cao trong đào tạo, ngoài việc cập nhật những nội dung chuyên môn, kỹ năng thực hành của HV cũng được chú trọng bằng cách đổi mới TBDN, tăng cường thiết bị phục vụ cho học việc huấn luyện những công nghệ mới, nâng cao trình độ tay nghề cho học viên sau khi tốt nghiệp.

Khó khăn - tồn tại: do nhiều nguyên nhân, học nghề vẫn chưa vượt qua tâm lý xã hội về khoa cử, bằng cấp, danh vị xã hội,... nên số lượng tuyển sinh và tốt nghiệp hàng năm tuy có tăng nhưng còn chậm; thông tin đại chúng chưa thường xuyên, chưa có tác động xã hội quan tâm; học nghề chưa được các tổ chức chính trị - xã hội quan tâm tuyên truyền vận động thường xuyên, đúng mức. Cơ cấu hệ thống dạy nghề chưa hợp lý với yêu cầu phát triển là một nguyên nhân cơ bản khiến cho học nghề thiếu tính hấp dẫn, người học nghề không thấy rõ hướng tăng tiến nếu vẫn đeo bám lĩnh vực này, do đó khuynh hướng của người học là chọn vào học ở các trường Đại học - nhiều người vào học nghề chỉ là sự miễn cưỡng, thụ động.

48

Cơ chế phân cấp, phân công quản lý, quy định về tổ chức bộ máy chưa phù hợp nhiệm vụ ngày càng nặng nề của hoạt động dạy nghề. Cơ chế đầu tư, cấp phát kinh phí hoạt động chưa thể hiện đúng vị trí và tầm quan trọng của dạy nghề. Hệ thống thông tin nhu cầu lao động kỹ thuật chưa hỗ trợ hiệu quả xây dựng kế hoạch dạy nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản ký hoạt động đào tạo nghề cho học viên tại các trường trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên cấp huyện tại tỉnh đăk nông (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)