Khái quát quá trình khảo sát thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản ký hoạt động đào tạo nghề cho học viên tại các trường trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên cấp huyện tại tỉnh đăk nông (Trang 58 - 60)

8. Cấu trúc luận văn:

2.2. Khái quát quá trình khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục đích khảo sát

Khảo sát để đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động ĐTN tại các Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện tại tỉnh Đăk Nông.

2.2.2. Đối tượng khách thể khảo sát

Để có kết quả một cách khách quan, tác giả đề tài tiến hành chọn theo phương pháp điều tra thông qua phiếu trưng cầu ý kiến đánh giá của 100 CBQL&GV và 200 học viên học tại các trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện trên địa bàn tỉnh Đăk Nông.

2.2.3. Nội dung khảo sát

Chúng tôi đã xây dựng bộ công cụ nghiên cứu là bộ câu hỏi điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến nhằm làm rõ thực trạng và giải pháp quản lý hoạt động đào tạo tại các trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện tại tỉnh Đăk Nông về các mặt cơ bản sau:

Quản lý công tác tuyển sinh; quản lý mục tiêu hoạt động ĐTN; quản lý nội dung, chương trình hoạt động ĐTN; quản lý hoạt động dạy và học nghề; quản lý các điều kiện phục vụ cho hoạt động ĐTN; Quản lý công tác kiểm tra đánh giá hoạt động ĐTN.

2.2.4. Phương pháp khảo sát

Để đánh giá thực trạng về hoạt động ĐTN đối với từng nội dung về thực trạng ở các trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện tại tỉnh Đăk Nông hiện nay. Cứ mỗi nội dung về khảo sát thực trạng, chúng tôi đã tiến hành đánh giá bằng cách lấy ý kiến thông qua các phiếu trưng cầu ý kiến, những người được hỏi ý

49

kiến đã đánh giá cho điểm theo 5 mức độ như sau: rất phù hợp: 5 điểm; phù hợp: 4 điểm; tương đối phù hợp: 3 điểm; không phù hợp: 2 điểm; hồn tồn khơng phù hợp: 1 điểm.

Thực hiện đánh giá bằng ĐTB đối với thang đo 5 bậc. Điểm số được quy đổi theo thang đo 5 bậc ứng với các mức độ đánh giá như sau:

+ Điểm thấp nhất là 1: Kém/hồn tồn khơng phù hợp/ hồn tồn khơng thường xun/ hồn tồn khơng hiệu quả/ hồn tồn khơng đầy đủ

+ Điểm 2: Yếu/không phù hợp/ không thường xuyên/ không hiệu quả/ không đầy đủ

+ Điểm 3: TB/tương đối phù hợp/ tương đối thường xuyên/ tương đối hiệu quả/ tương đối đầy đủ

+ Điểm 4: Khá/ phù hợp/ thường xuyên/ hiệu quả/ đầy đủ

+ Điểm cao nhất là 5: Tốt/ rất phù hợp/ rất thường xuyên/ rất hiệu quả/ rất đầy đủ

ĐTB được tính theo trung bình cộng của số người đánh giá bằng cho điểm hoặc được quy đổi thành điểm số.

Với giá trị khoảng cách: (Maximum – Minnimum)/n = (5 – 1)/5 = 0,80. Theo đó, ý nghĩa của từng giá trị trung bình như sau: 1,00 - 1,80: Kém/hoàn tồn khơng phù hợp/ hồn tồn khơng thường xun..; 1,81 - 2,60: Yếu/không phù hợp/ không thường xuyên,…; 2,61 – 3,40: TB/tương đối phù hợp/ tương đối thường xuyên,…; 3,41 – 4,20: Khá/ phù hợp/ thường xuyên,…; 4,21 – 5,00: Tốt/ rất phù hợp/ rất thường xuyên,…

2.2.5. Thời gian khảo sát

Thực hiện khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động ĐTN trên 07 trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện vào tháng 07&08 năm 2019.

2.2.6. Xử lý kết quả khảo sát

Sau khi thu hồi phiếu, chúng tôi kiểm tra từng phiếu xem các phiếu trả lời có hợp lệ không. Kết quả kiểm tra các phiếu trả lời đều hợp lệ.

50

Sau khi kiểm tra, chúng tôi sắp xếp phân loại các câu hỏi theo mục đích và nội dung nghiên cứu từng phần. Tính tỉ lệ % khi đánh giá các chức năng quản lí. Sau đó tổng hợp số liệu và đưa kết quả bằng bảng biểu.

Ngồi các phương pháp nêu trên, tác giả cịn sử dụng các phương pháp hỗ trợ khác làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu: phương pháp nghiên cứu thực tiễn, phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản ký hoạt động đào tạo nghề cho học viên tại các trường trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên cấp huyện tại tỉnh đăk nông (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)