Tăng cường hoạt động tư vấn nghề nghiệp cho học viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản ký hoạt động đào tạo nghề cho học viên tại các trường trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên cấp huyện tại tỉnh đăk nông (Trang 102 - 105)

8. Cấu trúc luận văn:

3.3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đào tạo nghề cho

3.3.3. Tăng cường hoạt động tư vấn nghề nghiệp cho học viên

3.3.3.1. Mục đích của biện pháp

Mang lại thơng tin hữu ích cho học viên về định hướng nghề nghiệp, từ đó giúp học viên chuẩn bị hành trang cũng như kĩ năng làm việc cần thiết.

Hình thành mạng lưới doanh nghiệp, tổ chức xã hội có quan hệ cộng tác với các CSSX, doanh nghiệp nhằm hỗ trợ công tác đào tạo.

Hồn thiện kênh thơng tin để nắm được tâm tư, nguyện vọng và giải đáp thắc mắc của học viên, hướng học viên đến những suy nghĩ đúng đắn trong học tập và cuộc sống.

Góp phần nâng cao kết quả học tập và CLĐT, đồng thời giúp học viên tự phát triển bản thân

93

3.3.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Tư vấn hướng nghiệp cho học viên ngành nghề, nội cung chương trình đào tạo của nghề, CSVC trang thiết bị dạy và học nghề; thị trường lao động, nhu cầu sử dụng lao động.

Cung cấp những phân tích, dự báo và tư vấn mang tính định hướng nghề nghiệp cho học viên. Nội dung phân tích, dự báo cần có cơ sở khoa học, có minh chứng mang tính thuyết phục cao và tạo được lịng tin cho học viên.

Cung cấp thông tin về các chương trình thực tập và tuyển dụng thơng qua mối liên hệ với doanh nghiệp và cựu học viên.

Giúp học viên hoàn thiện và phát triển những kỹ năng cấn thiết trong quá trình xin việc như viết công việc, cách trả lời phỏng vấn, v.v…

Để thực hiện công tác tư vấn nghề nghiệp cho học viên đạt hiệu quả, học viên sau khi ra trường sẽ làm việc đúng với ngành nghề đã học, phát triển tốt với nghề, các trung tâm tâm cần thực hiện các nội dung sau từ khi học viên đang cịn là học sinh phổ thơng cho suốt quá trình học nghề:

Thứ nhất, công tác chuẩn bị: mỗi trung tâm cần xây dựng kế hoạch tư vấn nghề nghiệp; thành lập ban tư vần nghề nghiệp và bộ phận truyền thông; chuẩn bị các điều kiện phục, các nội dung về công tác tư vấn nghề nghiệp cho học viên.

Thứ hai, tổ chức thực hiện và lựa chọn hình thức, đối tượng tư vấn nghề nghiệp.

Đối với đối tượng đang là học sinh phổ thông: Các trung tâm cần phối hợp với các trường phổ thông tổ chức hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS và THPT bằng nhiều hình thức khác nhau có thể tổ chức các buổi hội thảo tư vấn hướng nghiệp cho học sinh và phụ huynh học sinh, tổ chức lồng ghép giảng dạy hoạt động trải nghiệp các nghề phổ thông mà học sinh đang học tại các cơ sở GDNN, giúp cho học sinh chọn được nghề phù hợp với năng lực, sở trường, phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình học sinh.

94

Giúp học sinh biết được nhu cầu về thị trường lao động trong và ngoài nước để học sinh định hướng trước khi chọn ngành nghề cần học.

Đối với học viên học nghề tại các trung tâm: Ngay từ đầu khóa học lãnh đạo các trung tâm xây dựng kế hoạch thực hiện tư vấn hướng nghiệp bằng cách giảng dạy lồng ghép, tích hợp vào nội dung chương trình học nghề; tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho học viên thơng qua buổi hội thảo ngoại khóa; tổ chức cho học viên trải nghiệm thông qua thực tập, tham quan tại các CSSX, doanh nghiệp.

Giảng dạy tích hợp trong chương trình học nghề: hàng năm phải tập huấn cho đội ngũ giáo viên dạy nghề phải được bồi dưỡng về công tác tư vấn hướng nghiệp; trung tâm cần xây dựng chương trình, giáo trình giảng dạy hướng nghiệp; hàng tuần phải có ít nhất 01 giờ dạy tích hợp hướng nghiệp; trong quá trình học tập yêu cầu học viên cần phải xác định và định hướng được ngành nghề mà bản thân phù hợp nhất thông qua nhiều phương pháp khác nhau; thông qua học tập vừa lý thuyết vừa thực hành cùng với thực tập tại các CSSX, doanh nghiệp học viên được trải nghiệm và hiểu biết về ngành nghề đang học. Từ đó học viên biết cách lựa chọn công việc mà bản thân cảm thấy phù hợp nhất hoặc tự tạo việc làm.

Tổ chức buổi hội thảo hướng nghiệp cho học viên: trung tâm cần phải chuẩn bị đầy đủ các nội dung của buổi hội thảo như sân bãi, hội trường, chương trình, kịch bản,....các khách mời tham dự, các chuyên gia về tư vấn chuyên sâu, đại diện các doanh nghiệp, cung cấp đầy đủ thông tin về dự báo ngành nghề.

3.3.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Công tác tư vấn hướng nghiệp cho học viên cần trang bị đầy đủ thiết bị về công nghệ thông tin nhằm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nghề nghề nghiệp, thu thập và phân tích dữ liệu; cần có đội ngũ chun trách được đào tạo về cơng tác tư vấn hướng nghiệp, có kiến thức về maketting, tâm lý học,

95

am hiểu về các hoạt động của trung tâm nói chung và hoạt động ĐTN nói riêng; có CSVC, sân bãi, hội trường để có thể tổ chức những buổi hội thảo tư vấn nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản ký hoạt động đào tạo nghề cho học viên tại các trường trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên cấp huyện tại tỉnh đăk nông (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)