Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động đào tạo nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản ký hoạt động đào tạo nghề cho học viên tại các trường trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên cấp huyện tại tỉnh đăk nông (Trang 46 - 47)

8. Cấu trúc luận văn:

1.4. Lý luận về quản lý hoạt động đào tạo nghề cho học viên tại các trung tâm

1.4.7. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động đào tạo nghề

Quyết định số 14/2007/QĐ – BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội về việc Ban hành Quy chế thi, kiểm tra và cơng nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy, quy định quản lí thi và cơng nhận tốt nghiệp đối với trình độ TCN: “Người đứng đầu cơ sở dạy nghề chịu trách nhiệm tồn bộ về các quyết định của mình đối với hoạt động kiểm tra trong quá trình học tập, thi tốt nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khóa học và cơng nhận tốt nghiệp cho người học nghề trong cơ sở dạy nghề của mình; Phịng đào tạo chịu trách nhiệm giúp người đứng đầu cơ sở dạy nghề trong việc QL hoạt động kiểm tra trong quá trình học tập, thi tốt nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khóa học và cơng nhận tốt nghiệp đáp ứng các yêu cầu quy định tại Quy chế này và nội quy thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp của cơ sở dạy nghề; Trưởng khoa, trưởng bộ môn chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ sở dạy nghề về việc tổ chức kiểm tra trong quá trình học tập của các môn học, mô – đun”, [3, tr.3, tr. 4].

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập nghề là khâu quan trọng trong quá trình dạy và học nghề, có quan hệ hữu cơ và là động lực người học tích cực hoạt động. Kiểm tra, đánh giá giúp cho nhà QL điều chỉnh, cải tiến nội dung, chương trình, điều chỉnh kế hoạch, đổi mới nội dung, phương pháp dạy - học nghề. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập nghề phải đảm bảo những yêu cầu về tính chính xác, tính khoa học, tính khách quan và cơng khai.

- Đối với GV cần xác định được thành tích và thái độ học tập của từng HS và của tồn bộ lớp học, thơng qua kết quả kiểm tra phân tích nguyên nhân để đề ra biện pháp cải tiến công tác sư phạm, dạy nghề.

- Đối với người học nghề cần tự xác định được mức độ hiểu biết và năng lực thực hành nghề của chính mình so với các mục tiêu, tiêu chuẩn đã xác định của chương trình dạy nghề.

37

- CBQL cần xác định những nội dung trọng tâm ĐTN để từ đó có biện pháp trong công tác tổ chức, QL và chỉ đạo mọi hoạt động ĐTN của cơ sở mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản ký hoạt động đào tạo nghề cho học viên tại các trường trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên cấp huyện tại tỉnh đăk nông (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)