Mối quan hệ của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản ký hoạt động đào tạo nghề cho học viên tại các trường trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên cấp huyện tại tỉnh đăk nông (Trang 113 - 114)

8. Cấu trúc luận văn:

3.4. Mối quan hệ của các biện pháp đề xuất

Kết quả nghiên cứu bước đầu đã khẳng định tầm quan trọng của các biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động ĐTN tại các trung tâm GDNN- GDTX cấp huyện, tỉnh Đăk Nơng. Trước u cầu địi hỏi của xã hội là đào tạo lực lượng lao động có tri thức, kỹ thuật, kỹ năng, kỹ xảo đủ sức nắm bắt thành tựu khoa học kỹ thuật trong giai đoạn hiện nay là rất quan trọng, nhằm phục vụ cho phát triển KT - XH, CNH-HĐH đất nước. Vì vậy, nó đặt ra cho cơng tác ĐTN là phải đáp ứng nhu cầu học nghề của mọi tầng lớp nhân dân, từng bước nâng cao CLĐT nghề đáp ứng nhu cầu thị trường lao động.

Các biện pháp nêu trên là rất cấp thiết trong quá trình quản lý của các trung tâm GDNN-GDTX nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ĐTN. Các biện pháp này có mối quan hệ biện chứng, gắn bó chặt chẽ, bổ sung và hỗ trợ cho nhau, kết quả của biện pháp này là yếu tổ bảo đảm thực hiện thành công cho

104

các biện pháp khác. Vì vậy, các biện pháp trên chỉ thật sự có ý nghĩa và đạt hiệu quả cao khi được tiến hành một cách đồng bộ. Tuy nhiên trong từng giai đoạn và điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, mỗi biện pháp có vị trí và vai trị khác nhau, ưu tiên thực hiện khác nhau.

Theo chúng tôi, công tác quy hoạch, xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL và giáo viên là chiến lược có tính định hướng lâu dài, thực tế cho thấy các trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện tại tỉnh Đăk Nông hầu hết vừa mới được thành lập sau sáp nhập nên còn chưa bảo đảm về số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ CBQL và giáo viên đặc biệt là giáo viên dạy nghề. Trong giai đoạn hiện nay đội ngũ giáo viên cần phải được tập trung đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kỹ năng thực hành nghề phù hợp với trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất của xã hội. Mặt khác cần quan tâm đến việc đầu tư CSVC, trang thiết bị dạy nghề cho các trung tâm GDNN-GDTX, các điều kiện bảo đảm cho hoạt động dạy và học nghề để nâng cao được năng lực đào tạo, đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động trong và ngồi nước. Bên cạnh đó cơng tác giải quyết việc làm cho học viên sau khi tốt nghiệp cũng là vấn đề cần quan tâm, chú trọng nhằm thu hút học viên vào học nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản ký hoạt động đào tạo nghề cho học viên tại các trường trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên cấp huyện tại tỉnh đăk nông (Trang 113 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)