Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản ký hoạt động đào tạo nghề cho học viên tại các trường trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên cấp huyện tại tỉnh đăk nông (Trang 108 - 111)

8. Cấu trúc luận văn:

3.3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đào tạo nghề cho

3.3.5. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ

hoạt động đào tạo nghề

3.3.5.1. Mục đích của biện pháp

Mục đích của biện pháp là bảo quản sử dụng tốt, khai thác triệt để có hiệu quả cao nhất CSVC, trang thiết bị dạy nghề hiện có của trung tâm góp phần đảm bảo chất lượng giáo dục và ĐTN; huy động và vận dụng tối đa, có hiệu quả vật lực, tài lực từ nhiều nguồn khác nhau vào việc củng cố và nâng cấp CSVC, trang thiết bị phục vụ ĐTN.

CLĐT phải được coi là vũ khí cạnh tranh quan trọng nhất nhằm đảm bảo sự hưng thịnh và phát triển bền vững của các quốc gia, đồng thời chính chất lượng sẽ quyết định sự tồn tại của cơ sở đào tạo. CLĐT là sản phẩm đầu ra của các cơ sở đào tạo và cũng là sự đáp ứng đầu vào của thị trường lao động.

CSVC, trang thiết bị phục vụ đào tạo được coi là điều kiện tiên quyết để thực hiện nguyên lí giáo dục: "Học đi đơi với hành". Vì vậy, điều kiện CSVC, trang thiết bị dạy học có ảnh hưởng trực tiếp đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, nhất là ĐTN.

99

3.3.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Xây dựng kế hoạch huy động vật lực, tài lực trong QL, xây dựng CSVC phục vụ cho công tác dạy và học. Tạo nguồn lực đảm bảo cho việc đầu tư CSVC, trang thiết bị dạy học.

Sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia của Nhà nước cấp cho trung tâm hàng năm. Sử dụng nguồn kinh phí tự có do liên kết đào tạo và đào tạo ngắn hạn, kinh phí trong dịch vụ mang lại để tái mở rộng CSVC trong ĐTN.

Phát huy nội lực từ GV, HV trong việc tạo ra vật lực phục vụ giảng dạy và học tập như: làm các mơ hình dàn trải, làm các bản vẽ, đồ dùng giảng dạy và học tập,...

Nâng cấp phịng học, hiện đại hóa hệ thống phịng học, nhà xưởng, đủ tiêu chuẩn về chất lượng, trang thiết bị phục vụ giảng dạy theo tiêu chuẩn của các lớp nghề.

Bảo quản và sử dụng có hiệu quả các CSVC trang thiết bị hiện có, có kế hoạch bổ sung, thay thế đặc biệt là các trang thiết bị hiện đại.

Xây dựng tủ sách cho từng ngành nghề, xây dựng thư viện, phòng đọc, bổ sung thêm những danh mục, đầu sách cho nghiên cứu, tham khảo về khoa học kỹ thuật và những nội dung bổ ích khác cho HV, GV tham khảo.

Trong điều kiện ngân sách hiện nay dành cho dạy nghề còn thiếu thốn, việc trang bị đầy đủ thiết bị thực hành, thí nghiệm cho các cơ sở đào tạo cơng lập là rất khó khăn. Bởi vậy ngồi nguồn chi từ ngân sách trung tâm cịn phải sử dụng giải pháp hỗ trợ như cần kêu gọi đầu tư, hỗ trợ từ các CSSX kinh doanh, các cơ sở liên kết để làm phong phú thêm cho danh mục thiết bị thực hành.

Xây dựng quy chế QL, sử dụng, bảo quản, khấu hao, bổ sung CSVC, trang thiết bị dạy học. Phát động việc tự làm thiết bị, đồ dùng dạy nghề.

100

Giám sát chặt chẽ việc sử dụng nguồn tài chính. Đảm bảo chi dùng có hiệu quả theo hướng tiết kiệm, sử dụng có trọng tâm, trọng điểm đúng Luật ngân sách, đúng mục đích và đúng đối tượng.

Mỗi trung tâm cần xây dựng kế hoạch chiến lược về phát triển trung tâm bền vững, trong đó cần xác định rõ các ngành nghề trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với nhu cầu của địa phương và có khả năng đào tạo thường xuyên, lâu dài. Xây dựng nội dung chương trình, giáo trình cụ thể của từng ngành nghề. Trên cơ sở chương trình xác định điều kiện đảm bảo về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện hỗ trợ hoạt động ĐTN đối với từng nghề cụ thể. Từ đó huy động mọi nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị tương xứng, đáp ứng nhu cầu hoạt động ĐTN đối với ngành nghề mà trung tâm lựa chọn đào tạo trọng tâm như: nguồn kinh phí đầu tư từ ngân sách nhà nước; nguồn kinh phí vận động tài trợ từ các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm; nguồn kinh phí đóng góp cổ phần xã hội hóa, nguồn kinh phí từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị,...

Khơng những đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị một lần đối với ngành nghề đã hoạt động đào tạo mà hàng năm trung tâm cần phải cập nhật bổ sung các thiết bị mới để phù hợp với sự thay đổi, sự phát triển của cơng nghệ mới. Ví dụ như các nghề liên quan đến máy tính, nghề cơ khí động cơ,...khi máy móc mà thị trường thay đổi thì các cơ sở GDNN cũng phải thay đổi, bổ sung cho phù hợp.

3.3.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Cần có sự quan tâm của cấp ủy Đảng, Đoàn thể, chính quyền các cấp đối với cơng tác ĐTN

Có chính sách hợp lý để khuyến khích phát triển cơng tác ĐTN, do đó có sự hỗ trợ từ nguồn chi ngân sách nhất định cho phát triển cơ sở hạ tầng, mua sắm, thay thế vật tư, thiết bị đã xuống cấp, lạc hậu cho ĐTN. Sử dụng

101

ngân sách để chi cho bồi dưỡng, đào tạo lại và bổ sung GV cho công tác ĐTN.

Cần quan tâm, chú trọng đến chính sách ưu tiên tạo điều kiện vật chất, chế độ lương, chế độ thưởng để kích thích phát triển độ ngũ GV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản ký hoạt động đào tạo nghề cho học viên tại các trường trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên cấp huyện tại tỉnh đăk nông (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)