8. Cấu trúc luận văn:
3.1. Các định hướng và nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước
Phát triển dạy nghề là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và nhân dân, là bộ phận quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực. Đầu tư cho dạy nghề cũng như giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển, đóng vai trị cốt lõi bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Phát triển dạy nghề về số lượng phải gắn với chất lượng, có chọn lọc kinh nghiệm tiên tiến của các nước phù hợp với thực tiễn Việt Nam;
Phát triển dạy nghề gắn với bảo đảm thực hiện công bằng xã hội, tạo cơ hội học nghề cho mọi người, tạo điều kiện phổ cập nghề cho thanh niên và người lao động, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra. Đẩy mạnh ĐTN đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp theo cơ cấu phát triển các ngành nghề và xuất khẩu lao động, xố đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động nói chung trong đó có các đối tượng chính sách, bộ đội xuất ngũ và nhiệm vụ hàng năm ĐTN cho một triệu lao động nông thôn;
Phát triển dạy nghề phải bảo đảm tính đồng bộ về phát triển quy mô đào tạo, mạng lưới trường dạy nghề, CSVC, đội ngũ giáo viên, chương trình, giáo trình và bảo đảm điều kiện để thực hiện liên thông giữa đào tạo và dạy nghề. [28]
3.1.2. Những định hướng phát triển về kinh tế - xã hội của tỉnh Đăk Nông Nông
Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến 2020 của tỉnh Đăk Nông đã được xác định trong nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XI là: Nâng cao
81
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; phát huy dân chủ, tăng cường sức mạnh đại đồn kết; khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức; phát huy tiềm năng, lợi thế để đến năm 2020 đưa Đắk Nơng thốt ra khỏi tình trạng của một tỉnh nghèo, chưa phát triển.
Các chỉ tiêu chủ yếu:
* Tăng trưởng kinh tế: Bình quân đạt 9%/năm (theo giá so sánh 2010), đến năm 2020 cơ cấu kinh tế (theo giá hiện hành) là: Nông nghiệp là 45,5%, Công nghiệp xây dựng 25,68%, Dịch vụ 28,83%.
- Thu nhập bình quân đầu ngườiđạt trên 54 triệu đồng (tương đương 2.515 USD). Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng bình quân hằng năm 14%. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng bình quân hằng năm trên 12%. * Số xã đạt tiêu chuẩn nơng thơn mới:18 xã; bình qn mỗi xã đạt 15 tiêu chí (xin tiếp thu và giao cho Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XI soát xét, kiểm tra để quyết định).
* Phát triển văn hóa - xã hội: - Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên<1%/năm. - ĐTN cho 19 ngàn người và giải quyết việc làm cho 90 ngàn người cho cả giai đoạn.
- Phấn đấu hằng năm giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 2%, trong đó hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số giảm từ 3% trở lên (theo chuẩn hiện nay).
- 70% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, trên 82% dân số tham gia bảo hiểm y tế.
- Hằng năm tăng thêm 8 trường đạt chuẩn quốc gia ở các cấp học; 70% dân số trong độ tuổi học Trung học phổ thông.
- 20% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn văn hố nơng thơn mới (hoặc tiêu chuẩn văn minh đô thị).[16]
82
3.1.2. Những định hướng phát triển về đào tạo nghề của tỉnh Đăk Nông Nông
ĐTN lao động nông thôn là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cả hệ thống chính trị, của người lao động và toàn xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thơn, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn và nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển ĐTN cho lao động nơng thơn, có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với lao động nông thơn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia ĐTN cho lao động nông thôn.
Trong dạy nghề nông thôn phải chú trọng, ưu tiên các đối tượng chính sách có cơng, đồng bào dân tộc ít người, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người tàn tật, người có trình độ văn hóa thấp, phụ nữ; người sống ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn nghèo, xã xây dựng nông thôn mới, lao động bị thu hồi đất canh tác để gắn dạy nghề với giải quyết việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ phát triển ngành nghề, phát triển doanh nghiệp, giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững; đồng thời ưu tiên thu hút học viên nông thôn tốt nghiệp phổ thông cơ sở, phổ thông trung học vào học trung cấp nghề, cao đẳng nghề để nâng chất lượng nguồn lực lao động nông nghiệp, nông thôn.
Học nghề là quyền lợi, nghĩa vụ của lao động nông thôn nhằm tạo việc làm, chuyển đổi việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Đổi mới và phát triển ĐTN cho lao động nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình; đáp ứng đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, phù hợp về cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của từng địa phương nói riêng, của tỉnh nói chung; tạo cơ hội cho lao động nơng thơn tham gia thị trường lao động kỹ thuật ở trong nước và ngoài nước.
83
Chuyển mạnh ĐTN cho lao động nông thôn từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động, gắn ĐTN với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả tỉnh, từng ngành và từng địa phương; vận động, khuyến khích tối đa các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn các huyện tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn gắn với các chương trình, dự án hỗ trợ sản xuất, đời sống được nhà nước đầu tư trên địa bàn và nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. [27]