Quản lý mục tiêu đào tạo nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản ký hoạt động đào tạo nghề cho học viên tại các trường trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên cấp huyện tại tỉnh đăk nông (Trang 39 - 40)

8. Cấu trúc luận văn:

1.4. Lý luận về quản lý hoạt động đào tạo nghề cho học viên tại các trung tâm

1.4.2. Quản lý mục tiêu đào tạo nghề

Mục tiêu đào tạo, được hiểu là mơ hình nhân cách có tính định chuẩn của cả hệ thống giáo dục quốc dân; hoặc kết quả xác định với độ chính xác mà chủ thể phải đạt được ở trong hay ở cuối một tình huống sư phạm hoặc một chương trình học tập: có mục tiêu của bậc, cấp, ngành học, mục tiêu của mơn học.

Nói cách khác là chuẩn nhân cách người học (được thể hiện ở 3 lĩnh vực kiến thức, kỹ năng và thái độ) được xây dựng từ yêu cầu của xã hội, nhà nước, gia đình người học và người học nhằm đáp ứng sự nghiệp phát triển KT - XH của cộng đồng, địa phương, quốc gia và quốc tế ở mỗi thời kỳ lịch sử.

Mục tiêu ĐTN là kết quả của quá trình đào tạo được hình dung trước dưới dạng mơ hình con người cần đào tạo, những thuộc tính cơ bản của người đó. Mơ hình đó là sự phản ánh vào trong ý thức con người nhu cầu về một kiểu người nhất định, một mơ hình về nhân cách nhất định [8]

Mục tiêu đào tạo là hình ảnh dự kiến trước về sản phẩm đào tạo và luôn được xác định lại cho phù hợp hơn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và khoa học công nghệ. Mục tiêu đào tạo vừa là cơ sở xuất phát của quá trình đào tạo vừa là chuẩn để đánh giá kết quả đào tạo. Mục tiêu quy định tính chất và phương hướng của quá trình đào tạo. Mục tiêu quy định nội dung, phương pháp, phương tiện để tổ chức quá trình đào tạo

Đối với các trung tâm GDNN-GDTX, mục tiêu ĐTN có các cấp độ: Mục tiêu đào tạo của trung tâm; mục tiêu ĐTN; mục tiêu đào tạo của khóa học; của mơn học; của mô đun; của chương; của bài.

30

Quản lý mục tiêu ĐTN là quản lý việc xây dựng và thực hiện mục tiêu ĐTN cần bám vào chức năng, nhiệm vụ và năng lực của trung tâm, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, yêu cầu của của tiến bộ khoa học kỹ thuật và yêu cầu của thị trường lao động. Việc thực hiện mục tiêu đào tạo được cụ thể hóa trong các nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức đào tạo và các thành tố của quá trình đào tạo. Quản lý mục tiêu đào tạo gắn liền với các chức năng quản lý: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra. Quản lý mục tiêu đào tạo là Quản lý việc xây dựng, điều chỉnh, hoàn thiện mục tiêu đào tạo nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu về nguồn nhân lực cho xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản ký hoạt động đào tạo nghề cho học viên tại các trường trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên cấp huyện tại tỉnh đăk nông (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)