Cấu trúc chuỗi cung ứng mở rộng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị chuỗi cung ứng sản phẩm khí oxy tại công ty cổ phần dịch vụ công nghiệp hàng hải (Trang 25)

(Nguồn: Nguyễn Thị Kim Anh, 2010)

1.1.4. Mục tiêu của chuỗi cung ứng

Mục tiêu của chuỗi cung ứng là tối đa giá trị tạo ra cho toàn hệ thống. Giá trị tạo ra của chuỗi cung ứng là sự khác biệt giữa giá trị của sản phẩm cuối cùng đối với khách hàng và nỗ lực mà chuỗi cung ứng dùng vào việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đối với đa số các chuỗi cung ứng thƣơng mại, giá trị liên quan mật thiết đến lợi ích của chuỗi cung ứng, sự khác biệt giữa doanh thu mà khách hàng phải trả cho công ty đối với việc sử dụng sản phẩm và tổng chi phí của cả chuỗi cung ứng. Lợi nhuận của chuỗi cung ứng là tổng lợi nhuận đƣợc chia sẻ xuyên suốt chuỗi. Lợi nhuận của chuỗi cung ứng càng cao chứng tỏ sự thành công của chuỗi cung cấp càng lớn. Thành công của chuỗi cung ứng nên đƣợc đo lƣờng dƣới góc độ lợi nhuận của chuỗi chứ không phải đo lƣờng lợi nhuận ở mỗi giai đoạn riêng lẻ. Vì vậy, trọng tâm

không chỉ đơn giản là việc giảm thiểu đến mức thấp nhất chi phí vận chuyển hoặc cắt giảm tồn kho mà hơn thế nữa chính là vận dụng cách tiếp cận hệ thống vào quản trị chuỗi cung ứng (Nguyễn Thị Kim Anh, 2010).

1.1.5. Hoạt động của chuỗi cung ứng

Hoạt động của chuỗi cung ứng tập trung vào việc tích hợp một cách hiệu quả nhà cung cấp, ngƣời sản xuất, nhà kho và các cửa hàng, nó bao gồm những hoạt động của cơng ty ở nhiều cấp độ, từ cấp độ chiến lƣợc đến chiến thuật và tác nghiệp (Nguyễn Thành Hiếu, 2015; Hugos, 2010; Đoàn Thị Hồng Vân, 2006).

Cấp độ chiến lƣợc xử lý với các quyết định có tác động dài hạn đến tổ chức. Những quyết định này bao gồm số lƣợng, vị trí và cơng suất của nhà kho, các nhà máy sản xuất, hoặc dòng dịch chuyển nguyên vật liệu trong mạng lƣới.

Cấp độ chiến thuật điển hình bao gồm những quyết định đƣợc cập nhật ở bất cứ nơi nào ở thời điểm của quý hoặc năm. Điều này bao gồm các quyết định thu mua và sản xuất, các chính sách tồn kho và các chiến lƣợc vận tải kể cả tần suất viếng thăm khách hàng.

Cấp độ tác nghiệp liên quan đến các quyết định hàng ngày chẳng hạn nhƣ lên thời gian biểu, lộ trình của xe vận tải…

Các hoạt động trong chuỗi cung ứng có thể bao gồm các hoạt động nhƣ mua hàng, sản xuất, tồn trữ, phân phối, theo dõi đơn hàng và dịch vụ sau khi bán hàng. Mỗi hoạt động sẽ liên kết với nhau một cách nhịp nhàng.

1.1.5.1. Hoạt động thu mua

Quá trình thu mua sẽ từ khâu đặt hàng, xác nhận giao hàng, giao hàng, thanh tốn cho nhà cung cấp. Ngồi ra cũng tổ chức cũng tìm kiếm, đánh giá

nhà cung cấp, duy trì và xây dựng mối quan hệ với nhà cung cấp. Công tác này thực hiện thƣờng xuyên sẽ giúp cho doanh nghiệp có đƣợc nguồn hàng có chất lƣợng ổn định, phù hợp với yêu cầu trong sản xuất, tiết giảm đƣợc chi phí. Doanh nghiệp cũng cần phải thực hiện các công tác quản trị nội bộ liên quan nhƣ quản lý tồn kho, mạng lƣới thông tin với nhà cung cấp, hoạt động xuất nhập khẩu, vận tải (Nguyễn Thành Hiếu, 2015; Hugos, 2010; Đoàn Thị Hồng Vân, 2006).

1.1.5.2. Hoạt động sản xuất

Sau khi đã nhận đƣợc vật liệu từ nhà cung cấp, doanh nghiệp sẽ tiến hành sản xuất ra sản phẩm để đáp ứng yêu cầu kho khách hàng. Có thể lựa cho các phƣơng án để sản xuất nhƣ sản xuất theo đơn hàng (make to order), sản xuất để dự trữ (make to stock) và lắp ráp theo đơn hàng (engineer to order). Nhiều vấn đề cần đƣợc quan tâm trong suốt quá trình sản xuất nhƣ là kiểm định vật liệu, năng lực sản xuất, kế hoạch sản xuất, kiểm định sản phẩm, tồn kho trên chuyền, đóng gói…Để tiết giảm chi phí càng nhiều doanh nghiệp sử dụng các đối tác bên ngoài vào hoạt động gia công. Tuy nhiêu điều này sẽ làm tăng công việc trong quản lý chuỗi cung ứng. Đặc biệt là yêu cầu đảm bảo chất lƣơng sản phẩm theo tiêu chuẩn đã đƣợc đề ra (Nguyễn Thành Hiếu, 2015; Hugos, 2010; Đoàn Thị Hồng Vân, 2006).

1.1.5.3. Hoạt động tồn trữ

Hoạt động tồn trữ bao gồm 2 thành phần là tồn trữ nguyên vật liệu và tồn trữ thành phẩm. Để quá trình lƣu kho đƣợc hiệu quả, doanh nghiệp cần xây dựng quy trình hoạt động của kho một cách bài bản. Bên cạnh đó cần chú trọng đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng để giúp bảo quản nguyên liệu và thành phẩm đƣợc tốt hơn, giảm hƣ hao, mất mát theo thời gian (Nguyễn Thành Hiếu, 2015; Hugos, 2010; Đoàn Thị Hồng Vân, 2006).

1.1.5.4. Hoạt động phân phối

Quy trình giao hàng bắt đầu bằng việc tiếp nhận đơn hàng của khách hàng, sau đó đến báo giá và cuối cùng là thu tiền từ khách hàng – các hoạt động cần thiết để hoàn tất đơn hàng nhƣ vận tải, kho bãi, phân phối. Các bộ phận có liên quan khác nhƣ mua hàng, sản xuất, kho cũng phải biết đƣợc thông tin về đơn hàng để đảm bảo đơn hàng của khách hàng đƣợc đáp ứng đầy đủ và đúng hạn. Theo xu hƣớng phát triển, các doanh nghiệp sẽ chuyển giao hoạt động vận tải, hay hoạt động logistics cho bên thứ 3 có chun mơn thực hiện. Họ sẽ giúp quá trình thực hiện diễn ra trôi chảy với chi phí thấp hơn (Nguyễn Thành Hiếu, 2015; Hugos, 2010; Đoàn Thị Hồng Vân, 2006).

1.1.5.5. Hoạt động quản lý khách hàng

Hoạt động quản lý khách hàng có thể bao gồm khâu dự báo nhu cầu thị trƣờng, theo dõi và quản lý đơn hàng, lên kế hoạch cho sản phẩm mới, theo dõi tiến độ giao hàng và phản hồi từ khách hàng. Hoạt động này sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt đƣợc nhu cầu của khách hàng, số lƣợng đơn hàng đã giao và sắp tới phải giao. Những phải hồi chƣa hài lòng về chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ sẽ giúp doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh lại hoạt động (Nguyễn Thành Hiếu, 2015; Hugos, 2010; Đoàn Thị Hồng Vân, 2006).

1.2 Quản trị chuỗi cung ứng

1.2.1 Định nghĩa quản trị chuỗi cung ứng

Có nhiều định nghĩa khác nhau về quản trị chuỗi cung ứng.

Quản trị chuỗi cung ứng là một hệ thống, sự hợp tác mang tính chiến lƣợc của các chức năng kinh doanh truyền thống và các sách lƣợc kết hợp trong các chức năng kinh doanh trong phạm vi một doanh nghiệp cụ thể, xuyên suốt hoạt động kinh doanh trong phạm vi chuỗi cung ứng nhằm cải thiện việc hiện mang tính dài hạn của các doanh nghiệp nói riêng và của tồn

bộ chuỗi cung ứng (Mentzer và cộng sự, 2001).

Quản trị chuỗi cung ứng là hoạt động định hƣớng, quản lý hai chiều và phối hợp của sản phẩm, dịch vụ, thơng tin, tài chính thành dịng chảy từ nguyên vật liệu đến ngƣời sử dụng cuối cùng (Monczka và cộng sự, 2009).

Quản trị chuỗi cung ứng là sự phối hợp các công cụ từ lập kế hoạch và điều khiển các bƣớc trong mạng lƣới từ thu mua nguyên vật liệu, chuyển hóa thành sản phẩm và vận chuyển sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng (Wisner và cộng sự, 2009).

Nhƣ vậy có thể hiểu khái quát về quản trị chuỗi cung ứng là tập trung quản lý các mối quan hệ trong thành phần chuỗi cung ứng. Nội dung chính của các định nghĩa này là ý tƣởng phối hợp hoặc tích hợp hàng hóa và các hoạt động dịch vụ liên quan vào các thành phần của chuỗi cung ứng để cải thiện hiệu quả hoạt động, chất lƣợng và dịch vụ khách hàng. Chính vì vậy, để quản trị chuỗi cung ứng thành công, các công ty phải cùng làm việc với nhau, chia sẻ thông tin nhƣ dự báo nhu cầu, kế hoạch sản xuất, những thay đổi năng lực, chiến lƣợc marketing mới, việc phát triển sản phẩm và dịch vụ mới, công nghệ mới, kế hoạch mua hàng, ngày giao hàng và tất cả những thông tin khách ảnh hƣởng đến hoạt động mua hàng, sản xuất, kế hoạch phân phối. Ngày nay, ranh giới của chuỗi cung ứng cũng rất linh hoạt. Nhiều công ty đã mở rộng ranh giới của chuỗi cung ứng sang tầng lớp nhà cung cấp của nhà cung cấp, khách hàng của khách hàng, các công ty dịch vụ logistics, bao gồm cả các nhà cấp và khách hàng nƣớc ngoài.

1.2.2. Mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng

Mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng là hữu hiệu và hiệu quả trên tồn hệ thống; tổng chi phí của tồn hệ thống từ khâu vận chuyển, phân phối đến tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho trong sản xuất và thành phẩm, cần phải đƣợc

tối thiểu hóa. Nói cách khác, mục tiêu của mọi chuỗi cung ứng là tối đa hóa giá trị tạo ra cho tồn hệ thống. Giá trị tạo ra của chuỗi cung ứng là sự khác biệt giữa giá trị của sản phẩm cuối cùng đối với khách hàng và nỗ lực mà chuỗi cung ứng dùng vào việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đối với đa số các chuỗi cung ứng thƣơng mại, giá trị liên quan mật thiết đến lợi ích của chuỗi cung ứng, sự khác biệt giữa doanh thu mà khách hàng phải trả cho công ty đối với việc sử dụng sản phẩm và tổng chi phí của cả chuỗi cung ứng (Nguyễn Thị Kim Anh, 2010).

1.3. Những nội dung chính trong quản trị chuỗi cung ứng

Nội dung chính trong quản trị chuỗi cung ứng theo các tài liệu hiện hành tập trung vào 05 nội dung sau (Nguyễn Thành Hiếu, 2015; Hugos, 2010; Đoàn Thị Hồng Vân, 2006): Dự báo và hoạch định nhu cầu; Định vị cơ sở vật chất; Quản trị tồn kho; Chiến lƣợc thu mua; Phân phối sản phẩm.

1.3.1. Dự báo và hoạch định nhu cầu

Dự báo cung cấp một bức tranh ƣớc tính về nhu cầu tƣơng lai và là cơ sở cho hoạch định và các quyết định kinh doanh. Từ khi tất cả các tổ chức phải đƣơng đầu với một tƣơng lai khơng chắc chắn, thì sự sai lệch giữa dự báo và nhu cầu thực tế là điều hiển nhiên. Vì thế mục tiêu của kỹ thuật dự báo tốt là tối thiểu hóa sai lệch giữa nhu cầu thực tế và dự báo

1.3.2 Định vị cơ sở vật chất

Xác định địa điểm cơ sở chính là việc tìm ra những vị trí địa lý tốt nhất cho các cấu thành khác nhau trong chuỗi cung cấp. Bất cứ khi nào tổ chức mở cơ sở mới đều phải ra các quyết định về xác định địa điểm.

1.3.3. Quản trị tồn kho

cung ứng trên phạm vi toàn hệ thống. Tồn kho xuất hiện trong chuỗi cung ứng dƣới một vài hình thức: Tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho sản phẩm dở dang, tồn kho thành phẩm. Mỗi một loại tồn kho này cần cơ chế quản lý tồn kho riêng. Tuy nhiên việc xác định cơ chế này thực sự khó khăn bởi vì các chiến lƣợc sản xuất, phân phối hiệu quả và kiểm soát tồn kho để giảm thiểu chi phí tồn hệ thống và gia tăng mức độ phục vụ phải xem xét đến sự tƣơng tác giữa các cấp độ khác nhau trong chuỗi cung ứng nhƣng lợi ích của việc xác định các cơ chế kiểm sốt tồn kho này có thể là rất lớn.

1.3.4.Chiến lược thu mua

Trong chuỗi cung ứng, mỗi tổ chức mua các nguyên vật liệu từ những nhà cung ứng ở mắc xích trƣớc nó, gia tăng giá trị và bán chúng cho khách hàng ở mắc xích tiếp theo. Mỗi tổ chức, mua và bán các nguyên vật liệu xuyên suốt toàn bộ chuỗi cung ứng. Điểm bắt đầu của mỗi dịch chuyển là việc mua hàng. Việc mua hàng đƣa ra cơ chế bắt đầu và kiểm sốt dịng ngun vật liệu trong chuỗi cung ứng. Mua hàng là một chức năng có nhiệm vụ thu thập tất cả các nguyên vật liệu cần thiết cho tổ chức.

1.3.5.Phân phối sản phẩm

Trung tâm phân phối là nơi lƣu trữ hàng thành phẩm đang trên đƣờng đƣa đến khách hàng cuối cùng trong khi các trung tâm hậu cần lƣu trữ phối thức sản phẩm rộng hơn tại các điểm trong chuỗi cung ứng. Kho hàng là bất kỳ địa điểm nào mà ở đó hàng hóa tồn kho đƣợc lƣu trữ trong q trình lƣu chuyển trong chuỗi cung ứng. Chiến lƣợc phân phối cần đảm bảo nhà kho – điểm dịch chuyển có thể điều phối sản phẩm tới các cửa hàng một cách tối ƣu về cả thời gian và chi phí, đồng thời giữ mức tồn kho tối thiểu. Doanh nghiệp cần hoạch định số lƣợng nhà kho, nên áp dụng chiến lƣợc phân phối cổ điển, vận chuyển trực tiếp hay chiến lƣợc dịch chuyển chéo để đem về hiệu quả cho doanh nghiệp.

1.3.6.Hệ thống thông tin

Hệ thống thông tin trong chuỗi cung ứng bao gồm ba nhân tố: Đầu vào, cơ sở dữ liệu và các kỹ thuật xử lý có liên quan, đầu ra.

+ Đầu vào: Hoạt động đầu tiên liên quan đến hệ thống thông tin là thu thập dữ liệu trợ giúp cho quá trình ra quyết định. Sau khi xác định cẩn thận những dữ liệu cần cho sự lên kế hoạch và hoạt động của chuỗi cung ứng, ta có thể có đƣợc các dữ liệu này từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ: khách hàng, hồ sơ của cơng ty, báo chí, các văn bản pháp lý của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc.

+ Quản trị cơ sở dữ liệu: Việc biến đổi dữ liệu thành thông tin và trình bày lại ở dạng có ích cho việc ra quyết định và liên hệ thông tin với các phƣơng thức hỗ trợ việc ra quyết định thƣờng đƣợc gọi là phần trung tâm của một hệ thống thông tin. Quản trị cơ sở dữ liệu liên quan đến việc lựa chọn dữ liệu lƣu trữ và truy cập, lựa chọn những phƣơng pháp phân tích để tổng hợp và lựa chọn thực hiện chu trình xử lý dữ liệu cơ bản nào.

+ Đầu ra: Yếu tố cuối cùng của hệ thống thông tin là đầu ra. Đó là phƣơng thức giao tiếp với ngƣời sử dụng trong hệ thống. Đầu ra thƣờng gồm một số dạng và đƣợc chuyển đổi thành một số mẫu. Thứ nhất, đầu ra rõ ràng nhất là một số mẫu báo cáo nhƣ: Báo cáo tóm lƣợc về chi phí hoặc dữ liệu thống kê hoạt động, báo cáo về tình trạng dự trữ hoặc xúc tiến hàng, báo cáo bên ngoài đánh giá hoạt động kế hoạch với hoạt động thực tế và báo cáo (đơn hàng mua hoặc đơn hàng sản xuất) hƣớng dẫn các hoạt động. Thứ hai, đầu ra có thể có dạng các tài liệu in sẵn nhƣ hóa đơn vận chuyển và xếp dỡ hàng hóa. Cuối cùng, đầu ra có thể là các kết quả phân tích dữ liệu từ các mơ hình tốn học và thống kê.

Đầu vào, khả năng quản trị cơ sở dữ liệu và đầu ra là các nhân tố chủ yếu của hệ thống thơng tin. Ngồi việc tăng khả năng xử lý dữ liệu, mục tiêu cơ bản của hệ thống là cung cấp các công cụ hỗ trợ ra quyết định trong công

tác lập kế hoạch và điều hành chuỗi cung ứng

1.4. Các mơ hình đo lƣờng hiệu suất chuỗi cung ứng

Có nhiều mơ hình để đo lƣờng, kiểm soát và cải tiến hiệu suất hoạt động chuỗi cung ứng. Đƣợc biết đến nhiều nhất là mơ hình SCOR và mơ hình của David Taylor và cộng sự (dẫn theo Nguyễn Thị Hồng Đăng, 2006; Nguyễn Bá Khánh, 2017).

Trong thực tế, để đo lƣờng hiệu suất chuỗi cung ứng, ngƣời ta thƣờng kết hợp các chỉ số của nhiều mơ hình khác nhau để phù hợp với mục tiêu và đặc điểm riêng của từng chuỗi.Trong luận văn này tác giả chỉ trình bày mơ hình SCOR và mơ hình của David Taylor, đầu tiên là mơ hình SCOR.

1.4.1. Đo lường hiệu suất trong chuỗi cung ứng bằng mơ hình SCOR

Đây là mơ hình đƣợc xem là nền tảng để phân tích và đo lƣờng hiệu suất của chuỗi cung ứng. Mơ hình này cũng đƣợc Bộ quốc phòng Mỹ chọn làm công cụ đo lƣờng và đánh giá hiệu suất hoạt động chuỗi cung ứng của mình.

Mơ hình này đƣa ra các cơng cụ để tính hiệu suất của chuỗi cung ứng, có nhiều chỉ số để đo lƣờng, chọn cách nào là tùy vào mục tiêu của nhà quản lý. Theo Sammel H.Huang, phần lớn các cơng ty chọn cho mình từ 4-6 chỉ số để tập trung vào đo lƣờng, phân tích. Mơ hình SCOR có 5 chỉ số cơ bản: Khả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị chuỗi cung ứng sản phẩm khí oxy tại công ty cổ phần dịch vụ công nghiệp hàng hải (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)