6. Bố cục đề tài
1.2.1 Định nghĩa quản trị chuỗi cung ứng
Có nhiều định nghĩa khác nhau về quản trị chuỗi cung ứng.
Quản trị chuỗi cung ứng là một hệ thống, sự hợp tác mang tính chiến lƣợc của các chức năng kinh doanh truyền thống và các sách lƣợc kết hợp trong các chức năng kinh doanh trong phạm vi một doanh nghiệp cụ thể, xuyên suốt hoạt động kinh doanh trong phạm vi chuỗi cung ứng nhằm cải thiện việc hiện mang tính dài hạn của các doanh nghiệp nói riêng và của toàn
bộ chuỗi cung ứng (Mentzer và cộng sự, 2001).
Quản trị chuỗi cung ứng là hoạt động định hƣớng, quản lý hai chiều và phối hợp của sản phẩm, dịch vụ, thông tin, tài chính thành dòng chảy từ nguyên vật liệu đến ngƣời sử dụng cuối cùng (Monczka và cộng sự, 2009).
Quản trị chuỗi cung ứng là sự phối hợp các công cụ từ lập kế hoạch và điều khiển các bƣớc trong mạng lƣới từ thu mua nguyên vật liệu, chuyển hóa thành sản phẩm và vận chuyển sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng (Wisner và cộng sự, 2009).
Nhƣ vậy có thể hiểu khái quát về quản trị chuỗi cung ứng là tập trung quản lý các mối quan hệ trong thành phần chuỗi cung ứng. Nội dung chính của các định nghĩa này là ý tƣởng phối hợp hoặc tích hợp hàng hóa và các hoạt động dịch vụ liên quan vào các thành phần của chuỗi cung ứng để cải thiện hiệu quả hoạt động, chất lƣợng và dịch vụ khách hàng. Chính vì vậy, để quản trị chuỗi cung ứng thành công, các công ty phải cùng làm việc với nhau, chia sẻ thông tin nhƣ dự báo nhu cầu, kế hoạch sản xuất, những thay đổi năng lực, chiến lƣợc marketing mới, việc phát triển sản phẩm và dịch vụ mới, công nghệ mới, kế hoạch mua hàng, ngày giao hàng và tất cả những thông tin khách ảnh hƣởng đến hoạt động mua hàng, sản xuất, kế hoạch phân phối. Ngày nay, ranh giới của chuỗi cung ứng cũng rất linh hoạt. Nhiều công ty đã mở rộng ranh giới của chuỗi cung ứng sang tầng lớp nhà cung cấp của nhà cung cấp, khách hàng của khách hàng, các công ty dịch vụ logistics, bao gồm cả các nhà cấp và khách hàng nƣớc ngoài.