6. Bố cục đề tài
1.1.5. Hoạt động của chuỗi cung ứng
Hoạt động của chuỗi cung ứng tập trung vào việc tích hợp một cách hiệu quả nhà cung cấp, ngƣời sản xuất, nhà kho và các cửa hàng, nó bao gồm những hoạt động của công ty ở nhiều cấp độ, từ cấp độ chiến lƣợc đến chiến thuật và tác nghiệp (Nguyễn Thành Hiếu, 2015; Hugos, 2010; Đoàn Thị Hồng Vân, 2006).
Cấp độ chiến lƣợc xử lý với các quyết định có tác động dài hạn đến tổ chức. Những quyết định này bao gồm số lƣợng, vị trí và công suất của nhà kho, các nhà máy sản xuất, hoặc dòng dịch chuyển nguyên vật liệu trong mạng lƣới.
Cấp độ chiến thuật điển hình bao gồm những quyết định đƣợc cập nhật ở bất cứ nơi nào ở thời điểm của quý hoặc năm. Điều này bao gồm các quyết định thu mua và sản xuất, các chính sách tồn kho và các chiến lƣợc vận tải kể cả tần suất viếng thăm khách hàng.
Cấp độ tác nghiệp liên quan đến các quyết định hàng ngày chẳng hạn nhƣ lên thời gian biểu, lộ trình của xe vận tải…
Các hoạt động trong chuỗi cung ứng có thể bao gồm các hoạt động nhƣ mua hàng, sản xuất, tồn trữ, phân phối, theo dõi đơn hàng và dịch vụ sau khi bán hàng. Mỗi hoạt động sẽ liên kết với nhau một cách nhịp nhàng.
1.1.5.1. Hoạt động thu mua
Quá trình thu mua sẽ từ khâu đặt hàng, xác nhận giao hàng, giao hàng, thanh toán cho nhà cung cấp. Ngoài ra cũng tổ chức cũng tìm kiếm, đánh giá
nhà cung cấp, duy trì và xây dựng mối quan hệ với nhà cung cấp. Công tác này thực hiện thƣờng xuyên sẽ giúp cho doanh nghiệp có đƣợc nguồn hàng có chất lƣợng ổn định, phù hợp với yêu cầu trong sản xuất, tiết giảm đƣợc chi phí. Doanh nghiệp cũng cần phải thực hiện các công tác quản trị nội bộ liên quan nhƣ quản lý tồn kho, mạng lƣới thông tin với nhà cung cấp, hoạt động xuất nhập khẩu, vận tải (Nguyễn Thành Hiếu, 2015; Hugos, 2010; Đoàn Thị Hồng Vân, 2006).
1.1.5.2. Hoạt động sản xuất
Sau khi đã nhận đƣợc vật liệu từ nhà cung cấp, doanh nghiệp sẽ tiến hành sản xuất ra sản phẩm để đáp ứng yêu cầu kho khách hàng. Có thể lựa cho các phƣơng án để sản xuất nhƣ sản xuất theo đơn hàng (make to order), sản xuất để dự trữ (make to stock) và lắp ráp theo đơn hàng (engineer to order). Nhiều vấn đề cần đƣợc quan tâm trong suốt quá trình sản xuất nhƣ là kiểm định vật liệu, năng lực sản xuất, kế hoạch sản xuất, kiểm định sản phẩm, tồn kho trên chuyền, đóng gói…Để tiết giảm chi phí càng nhiều doanh nghiệp sử dụng các đối tác bên ngoài vào hoạt động gia công. Tuy nhiêu điều này sẽ làm tăng công việc trong quản lý chuỗi cung ứng. Đặc biệt là yêu cầu đảm bảo chất lƣơng sản phẩm theo tiêu chuẩn đã đƣợc đề ra (Nguyễn Thành Hiếu, 2015; Hugos, 2010; Đoàn Thị Hồng Vân, 2006).
1.1.5.3. Hoạt động tồn trữ
Hoạt động tồn trữ bao gồm 2 thành phần là tồn trữ nguyên vật liệu và tồn trữ thành phẩm. Để quá trình lƣu kho đƣợc hiệu quả, doanh nghiệp cần xây dựng quy trình hoạt động của kho một cách bài bản. Bên cạnh đó cần chú trọng đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng để giúp bảo quản nguyên liệu và thành phẩm đƣợc tốt hơn, giảm hƣ hao, mất mát theo thời gian (Nguyễn Thành Hiếu, 2015; Hugos, 2010; Đoàn Thị Hồng Vân, 2006).
1.1.5.4. Hoạt động phân phối
Quy trình giao hàng bắt đầu bằng việc tiếp nhận đơn hàng của khách hàng, sau đó đến báo giá và cuối cùng là thu tiền từ khách hàng – các hoạt động cần thiết để hoàn tất đơn hàng nhƣ vận tải, kho bãi, phân phối. Các bộ phận có liên quan khác nhƣ mua hàng, sản xuất, kho cũng phải biết đƣợc thông tin về đơn hàng để đảm bảo đơn hàng của khách hàng đƣợc đáp ứng đầy đủ và đúng hạn. Theo xu hƣớng phát triển, các doanh nghiệp sẽ chuyển giao hoạt động vận tải, hay hoạt động logistics cho bên thứ 3 có chuyên môn thực hiện. Họ sẽ giúp quá trình thực hiện diễn ra trôi chảy với chi phí thấp hơn (Nguyễn Thành Hiếu, 2015; Hugos, 2010; Đoàn Thị Hồng Vân, 2006).
1.1.5.5. Hoạt động quản lý khách hàng
Hoạt động quản lý khách hàng có thể bao gồm khâu dự báo nhu cầu thị trƣờng, theo dõi và quản lý đơn hàng, lên kế hoạch cho sản phẩm mới, theo dõi tiến độ giao hàng và phản hồi từ khách hàng. Hoạt động này sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt đƣợc nhu cầu của khách hàng, số lƣợng đơn hàng đã giao và sắp tới phải giao. Những phải hồi chƣa hài lòng về chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ sẽ giúp doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh lại hoạt động (Nguyễn Thành Hiếu, 2015; Hugos, 2010; Đoàn Thị Hồng Vân, 2006).