Giải pháp về hoạt động mua hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị chuỗi cung ứng sản phẩm khí oxy tại công ty cổ phần dịch vụ công nghiệp hàng hải (Trang 83 - 90)

6. Bố cục đề tài

3.2.4. Giải pháp về hoạt động mua hàng

Chức năng mua hàng là hoạt động mang lại giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị của công ty. Để tiết kiệm chi phí tồn kho, tiết kiệm chi phí do giá, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và đáp ứng sản xuất kịp thời thì bộ phận mua hàng cần phải xây dựng đƣợc mối quan hệ với nhà cung cấp thật tốt. Ngoài ra, bộ phận mua hàng cũng cần liên kết với bộ phận KH&DV lên kế hoạch nguyên liệu thật chặt chẽ nhằm đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kịp thời.

Hoạt động mua hàng cũng cần đa dạng hóa nhà cung cấp nhằm giảm thiểu rủi ro khi có nhà cung cấp gặp sự cố rủi ro thì công ty có nhà cung cấp dự phòng để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng nguyên liệu kịp thời, không làm ngƣng trệ do thiếu hụt nguyên liệu.

Công ty có kế hoạch mua hàng dài hạn nhƣ có kế hoạch năm và cung cấp thông tin cho nhà cung cấp để nhà cung cấp ổn định giá cả và chuẩn bị đáp ứng nhu cầu của công ty kịp thời.

Nếu có thể công ty nên hợp tác với nhà cung cấp để cập nhật thông tin một cách nhanh chóng từ nhà cung cấp, những khó khăn, trở ngại của nhà cung cấp. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào nhà cung cấp có chấp nhận hay không, vì họ sợ lộ những thông tin nhạy cảm.

Hiện tại công ty chƣa thực sự quan tâm đến việc đánh giá đo lƣờng hiệu quả chuỗi cung ứng, việc đánh giá sự hài lòng của nhà phân phối, đánh giá hiệu quả của các đối tác nhƣ dịch vụ vận tải, các nhà cung cấp nguyên vật liệu còn chung chung, mang tính cá nhân.

Ngoài những tiêu chí đánh giá trên thì công ty cũng nên xem xét thêm các tiêu chí khác cũng không kém phần quan trọng trong việc đo lƣờng hiệu quả hoạt động của nhà cung cấp nhƣ:

- Đáp ứng đúng quy cách sản phẩm - Đóng gói đúng quy cách

- Hóa đơn chính xác và đúng hạn

- Giải quyết vấn đề và trả lời có thiện chí

Việc đánh giá nhà cung cấp nên đƣợc thực hiện 6 tháng một lần để nhằm loại bỏ những nhà cung cấp không đủ điều kiện.

3.2.5.Hoàn thiện các kênh thông tin giữa các bộ phận, phục vụ công tác điều hành, tác nghiệp

Một trong những yếu tố quan trọng nữa của quản trị chuỗi cung ứng là mặt kỹ thuật - công nghệ. Về nguyên tắc, do tiến bộ khoa học- công nghệ diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, trong chuỗi cung ứng có thể có những thay đổi nhất định về kỹ thuật- công nghệ. Tuy nhiên, những thay đổi này chỉ dẫn tới sự thay đổi thành viên cấu thành chuỗi khi có những thay đổi lớn, làm biến đổi toàn bộ quy trình sản xuất. Việc nhận dạng, đánh giá lại chuỗi về mặt kinh tế- tổ chức đòi hỏi phải định kỳ phân tích mối quan hệ kinh doanh giữa các đơn vị cấu thành chuỗi cung ứng. Về lý luận cũng nhƣ thực tiễn, muốn kinh doanh một cách thuận tiện, doanh nghiệp cần có những đối tác quen thuộc, có thái độ hợp tác tích cực. Sự cạnh tranh trong một nền kinh tế thị trƣờng làm cho bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng có khả năng lựa chọn đối tác thích hợp cho mình.

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, vấn đề thông tin liên lạc ngày một dễ dàng hơn đối với chúng ta. Tuy vậy, nếu nhƣ không quan tâm, ứng dụng đƣợc những thành tựu này thì sẽ không mang lại đƣợc hiệu quả trong công việc. Vấn đề cập nhật thông tin quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp, tổ chức. Đối với Công ty Cổ phần dịch vụ công nghiệp Hàng Hải, vấn đề đó lại còn quan trọng hơn do quy mô thị trƣờng rộng lớn, mức độ biến động của các yếu tố môi trƣờng rất nhanh và nhiều. Ví dụ nhƣ: Chính sách

bán hàng của Công ty, của các hãng đối thủ cạnh tranh; thông tin cập nhật về tình hình biến động giá thế giới, giá trong nƣớc; thông tin về môi trƣờng pháp lý, môi trƣờng kinh doanh.

Để từng bƣớc hoàn thiện hệ thống thông tin, trƣớc hết Công ty cần xây dựng, kết nối thống nhất toàn bộ hệ thống tin học cho toàn Công ty.

Tóm tắt Chƣơng 3

Chƣơng 3, luận văn đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng của Công ty cổ phần Dịch vụ công nghiệp Hàng Hải. Hoàn thiện chuỗi cung ứng là một việc làm khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm cao độ của Ban Tổng Giám đốc và sự cố gắng của toàn bộ nhân viên trong công ty nhằm tăng hiệu suất trong lao động, nâng cao giá trị của công ty với chi phí hoạt động tốt nhất có thể. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trƣờng vấn đề đƣợc đặt lên hàng đầu với mọi doanh nghiệp là hiệu quả kinh tế. Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì mới đứng vững trên thị trƣờng, đủ sức cạnh tranh với những doanh nghiệp khác vừa tích lũy đƣợc kinh nghiệp lại vừa mở rộng đƣợc sản xuất kinh doanh. Để làm đƣợc điều đó công ty phải thƣờng xuyên kiểm tra, đánh giá đầy đủ chính xác mọi diễn biến và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhƣ hiệu quả của hoạt động chuỗi cung ứng, các mặt mạnh, những mặt yếu của công ty trong mối quan hệ với môi trƣờng vi mô và vĩ mô và tìm ra những giải pháp để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế.

KẾT LUẬN

Thị trƣờng khí công nghiệp Việt Nam đƣợc đánh giá là đang ở giai đoạn phát triển với quy mô tăng trƣởng đều qua các năm. Tuy vậy, mức độ cạnh tranh của thị trƣờng này ngày một khốc liệt hơn, thể hiện ở số lƣợng các công ty tham gia kinh doanh trên thị trƣờng không ngừng tăng lên. Trƣớc tình hình đó, duy trì và tăng thị phần là yếu tố sống còn đối với các doanh nghiệp nói chung và Công ty Cổ phần Dịch vụ công nghiệp Hàng Hải nói riêng.

Việc áp dụng cách tiếp cận quản trị chuỗi cung ứng vào trong doanh nghiệp đem lại những lợi ích và tác động tích cực to lớn. Trƣớc hết, nó cho phép doanh nghiệp đáp ứng tốt hơn nhu cầu của ngƣời tiêu dùng cuối cùng thực hiện tốt chiến lƣợc cạnh tranh trên thị trƣờng, tạo điều kiện để dễ dàng tăng doanh thu, lợi nhuận, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khuôn khổ luận văn với đề tài: “Quản trị chuỗi cung ứng sản phẩm khí oxy tại Công ty Cổ phần Dịch vụ công nghiệp Hàng Hải”, bám sát vào mục đích, đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu, luận văn đã giải quyết một số vấn đề sau.

Thứ nhất, về mặt lý luận, luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về quản trị chuỗi cung ứng. Các nội dung chủ yếu đƣợc nghiên cứu bao gồm: Khái niệm, quá trình phát triển, nội dung cơ bản của quản trị chuỗi cung ứng hàng hóa. Thứ hai, về mặt thực tiễn, luận văn đã tập trung nghiên cứu thực trạng áp dụng mô hình quản trị chuỗi cung ứng của Công ty Cổ phần Dịch vụ công nghiệp Hàng Hải đến thời điểm năm 2019. Trên cơ sở phân tích, đánh giá nội dung của việc ứng dụng mô hình quản trị chuỗi cung ứng, luận văn đƣa ra một số nhận xét về ƣu, khuyết điểm của mô hình quản trị chuỗi cung ứng hàng hóa của Công ty Cổ phần Dịch vụ công nghiệp Hàng Hải.

Quản trị chuỗi cung ứng tốt sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh. Một chiến lƣợc cạnh tranh tốt là một chiến lƣợc có thể phát huy tối đa hiệu quả của chuỗi giá trị trong doanh nghiệp, bắt đầu từ việc phát triển sản phẩm mới, marketing/bán hàng, sản xuất, phân phối và dịch vụ. Việc thực hiện đòi hỏi phải có sự tham gia, phối hợp đồng bộ của các bộ phận trong chuỗi, từ chiến lƣợc phát triển sản phẩm mới nhằm đƣa ra định hƣớng phát triển sản phẩm nào trong tƣơng lai; chiến lƣợc marketing và bán hàng xác định các phân khúc thị trƣờng, cách thức định vị sản phẩm, định giá và các chính sách bán hàng đến chiến lƣợc mua hàng, vận chuyển, tồn kho, phân phối, dịch vụ khách hàng… Luận văn đã vận dụng hệ thống lý luận kết hợp với phân tích thông tin từ thực tiễn, khả năng điều kiện của doanh nghiệp, luận văn đã đƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn chuỗi cung ứng hàng hóa của Công ty Cổ phần Dịch vụ công nghiệp Hàng Hải. Vì vậy, xét một cách tổng thể, so với mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, kết quả nghiên cứu mà đề tài đã đáp ứng khá tốt.

Tuy nhiên, do điều kiện trình độ cũng nhƣ thời gian còn hạn chế, chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhƣ kết quả nghiên cứu chủ yếu dựa vào dữ liệu thứ cấp, đánh giá nặng tính mô tả, và có một số vấn đề chƣa thể đi sâu nghiên cứu nhƣ các nhân tố ảnh hƣởng, các mối liên kết trong chuỗi, vai trò mỗi tác nhân trong chuỗi.... Các nghiên cứu tƣơng lai cần khắc phục các hạn chế nêu trên.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

[1].Nguyễn Thị Kim Anh (2010), Tài liệu Quản lý chuỗi cung ứng, Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.

[2].Nguyễn Công Bình (2008), Quản lý chuỗi cung ứng, Nhà xuất bản Thống Kê [3].Hồ Tiến Dũng (2009), Quản trị điều hành, Nhà xuất bản Lao Động.

[4].Nguyễn Thị Hồng Đăng (2016), Ứng dụng một số mô hìnhlý thuyết chuỗi cung ứng trong việc cải tiến hiệu suất hoạt động chuỗi cung ứng Công ty Koda, Luận văn thạc sỹ Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh.

[5].Lê Đoàn (2013), Giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty TNHH Mitsuba M-tech Việt Nam.Luận văn thạc sỹ.Trƣờng đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

[6].Nguyễn Thành Hiếu (2015), Quản trị chuỗi cung ứng, Nhà Xuất Bản Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.

[7].Lê Công Hoa (2011), Quản trị hậu cần, Nhà Xuất Bản Đại Học Kinh tế Quốc Dân

[8].Nguyễn Bá Khánh (2017), Quản trị chuỗi cung ứng sản phẩm sữa tươi tại công ty cổ phần TH True milk, Luận văn thạc sỹ Đại học Nha Trang. [9].Lê Thị Thùy Liên (2000), Giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng

sản phẩm nông nghiệp ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ. Trƣờng đại học kinh tế quốc dân

[10].Huỳnh Thị Thu Sƣơng (2012). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ, trƣờng hợp nghiên cứu: vùng Đông Nam Bộ. Luận án tiến sỹ. Trƣờng đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh

[12].Michael Hugos (2010), Tinh hoa quản trị chuỗi cung ứng, Nhà Xuất Bản Tổng Hợp Tp Hồ Chí Minh.

TIẾNG ANH

[13].Lu & Su (2002), An Approach towards overall supply chain efficiency, Masters Thesis.

[14].Stock J.R & Lambert D.M. (2001), Strategic Logistic Management, McGraw-Hill.

[15].Christopher M. (1992), Logistics and Supply Chain Management, Financial Times.

[16].Handfield B. R. & Nichols E. L. (2002), Supply Chain Redesign, Financial Times Prentice Hall.

[17].Monczka R., Trent R. and Handfield R. (2009), Purchasing and Supply Chain Management, Thompson, South Western.

[18].Banomyong R. (2011), Logistics Performance Measurement in Thailand, Thammasat Business School.

[19].Cohen S. & Roussel J. (2005), Strategic Supply Chain Managemen, New York, NY: Irwin-McGraw-Hill.

[20].Chopra S. & Meindl P. (2004), Supply Chain Management, Pearson Prentice Hall.

[21].Lambert D. M. (2008). Supply Chain Management, Processes, Partnerships, Performance. Supply Chain Management Institute.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị chuỗi cung ứng sản phẩm khí oxy tại công ty cổ phần dịch vụ công nghiệp hàng hải (Trang 83 - 90)