Các mô hình đo lƣờng hiệu suất chuỗi cung ứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị chuỗi cung ứng sản phẩm khí oxy tại công ty cổ phần dịch vụ công nghiệp hàng hải (Trang 33)

6. Bố cục đề tài

1.4. Các mô hình đo lƣờng hiệu suất chuỗi cung ứng

Có nhiều mô hình để đo lƣờng, kiểm soát và cải tiến hiệu suất hoạt động chuỗi cung ứng. Đƣợc biết đến nhiều nhất là mô hình SCOR và mô hình của David Taylor và cộng sự (dẫn theo Nguyễn Thị Hồng Đăng, 2006; Nguyễn Bá Khánh, 2017).

Trong thực tế, để đo lƣờng hiệu suất chuỗi cung ứng, ngƣời ta thƣờng kết hợp các chỉ số của nhiều mô hình khác nhau để phù hợp với mục tiêu và đặc điểm riêng của từng chuỗi.Trong luận văn này tác giả chỉ trình bày mô hình SCOR và mô hình của David Taylor, đầu tiên là mô hình SCOR.

1.4.1. Đo lường hiệu suất trong chuỗi cung ứng bằng mô hình SCOR

Đây là mô hình đƣợc xem là nền tảng để phân tích và đo lƣờng hiệu suất của chuỗi cung ứng. Mô hình này cũng đƣợc Bộ quốc phòng Mỹ chọn làm công cụ đo lƣờng và đánh giá hiệu suất hoạt động chuỗi cung ứng của mình.

Mô hình này đƣa ra các công cụ để tính hiệu suất của chuỗi cung ứng, có nhiều chỉ số để đo lƣờng, chọn cách nào là tùy vào mục tiêu của nhà quản lý. Theo Sammel H.Huang, phần lớn các công ty chọn cho mình từ 4-6 chỉ số để tập trung vào đo lƣờng, phân tích. Mô hình SCOR có 5 chỉ số cơ bản: Khả năng giao hàng, khả năng đáp ứng, sự linh hoạt, chi phí và tài sản.

Bảng 1.1: Đo lƣờng hiệu suất chuỗi cung ứng bằng mô hình SCOR Dịch vụ khách hàng Nội bộ STT STT Mô hình SCOR Dịch vụ khách hàng Nội bộ Mục tiêu Năng lực giao hàng Sự linh hoạt Khả năng đáp ứng Chi phí Tài sản 1

Hiệu suất giao hàng (%) Tỉ lệ hoàn thành đơn hàng (%)

Tỉ lệ đơn hàng hoàn hảo (%) V V V TĐH TĐH TĐH 2

Sự linh hoạt của sản xuất (ngày) (công suất đáp ứng)

Sự linh hoạt của sản phẩm (sp) (phát triển sản phẩm mới) V V TTH TĐH 3

Thời gian hoàn thành đơn hàng (Chu kỳ hoàn thành đơn hàng)

V TTH

4

Chi phí bán hàng Chi phí quản lý hậu cần Giá trị đƣa vào sản phẩm Chi phí đảm bảo V V V V TTH TTH TĐH TTH 5

Chu kỳ từ tiền đến tiền Giá trị tồn kho Quay vòng tài sản V V V TTH TTH TĐH Với TTH: tối thiểu hóa và TĐH: tối đa hóa;

1.4.1.1. Phân tích các công cụ đo lường.

- Hiệu suất giao hàng: (Delivery performance) hay còn gọi là tỉ lệ giao hàng đúng hẹn (Ontime delivery), tỉ số này đƣợc tính:

Tỷ lệ giao hàng đúng hẹn =

Mỗi thành viên trong chuỗi cần đƣợc giao hàng đúng hẹn vì mỗi sự chậm trễ nối theo hàng loạt các chậm trễ khác. Theo Karl May, giám đốc của dịch vụ vận chuyển hậu cần của BMW thì “Khách hàng cảm thấy là họ cần đƣợc giao hàng đúng hẹn” và xác định là “chúng ta phải giao hàng đúng hẹn và có hiệu quả vì tất cả chúng ta đều cần tiền của khách hàng”

- Tỉ lệ hoàn thành (sản phẩm, đơn hàng): Trong sản xuất ngƣời ta kết hợp rất nhiều sản phẩm của nhiều đơn hàng khác để rút ngắn thời gian đáp ứng, giảm chi phí và tăng thông lƣợng. Khi thực hiện cùng lúc nhiều đơn hàng khác nhau, tất cả sản phẩm thƣờng bị trễ hàng loạt. Tỉ lệ hoàn thành đơn hàng đo lƣờng tỉ số sản phẩm hoàn thành của các loại trên tất cả các dây chuyền theo đơn hàng.

- Tỉ lệ đơn hàng hoàn hảo: là % đơn hàng đƣợc hoàn thành và gửi đến khách hàng, đúng chủng loại, bảo đảm chất lƣợng, không bị hƣ hỏng khi vận chuyển và bảo đảm các giấy tờ thủ tục. Chỉ số này giúp các nhà quản lý kiểm soát và ngăn chặn các sự cố của mọi dòng lƣu thông trong chuỗi. Nó ngày càng đƣợc quan tâm hơn nhất là đối với những công ty có tham vọng tạo ra lợi thế canh tranh bằng khả năng vƣợt trội. Có những loại sản phẩm sau một thời gian sử dụng mới xẩy ra sự cố hoặc khi không nhận đƣợc những phản hồi xấu thì không có nghĩa là đơn hàng hoàn hảo. Thế nên chỉ số này khó có thể đo lƣờng chính xác.

- Sự linh hoạt của sản xuất: có thể tăng công suất lên bao nhiêu % mà không ảnh hƣởng đến tình hình sản xuất chung.

- Sự linh hoạt của sản phẩm: Khả năng phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, số lƣợng sản phẩm mới đƣợc đƣa vào sản xuất.

- Thời gian hoàn thành đơn hàng: là thời từ lúc đặt hàng đến lúc nhận đƣợc hàng hay còn gọi là thời gian đáp ứng. Thời gian đáp ứng là một trong những tiêu chí quan trọng để khách hàng ra quyết định lựa chọn nhà cung cấp. Thời gian đáp ứng không chỉ là thời gian nguyên liệu đƣợc gia công chế biến mà còn bị lãng phí vì chờ đợi hoặc di chuyển. Vì vậy, các nhà quản lý luôn luôn tìm cách giảm thời gian đáp ứng bằng cách loại bỏ những khoảng thời gian trống của quá trình.Trong môi trƣờng cạnh tranh hiện nay, thời gian đáp ứng đã trở thành một trong những lợi thế cạnh tranh quan trọng.

- Chi phí bán hàng: là chi phí liên quan đến việc mua nguyên liệu và sản xuất ra thành phẩm. Nó bao gồm chi phí trực tiếp và gián tiếp.

- Chi phí quản lý hậu cần: đƣợc tính bằng tổng chi phí quản lý đặt hàng, nhận hàng, lƣu kho, tài chính, kế hoạch và chi phí quản lý hệ thống thông tin.

- Chi phí đảm bảo: bao gồm chi phí vật liệu, lao động và nghiên cứu các lỗi sản phẩm bị trả về để sửa chữa hoặc thay mới. Cải tiến chất lƣợng sẽ làm giảm loại chi phí này.

- Chu kỳ từ tiền đến tiền (ngày): đƣợc tính từ thời điểm trả tiền nguyên vật liệu đến thời điểm nhận đƣợc tiền trả của ngƣời mua. Tiền là một trong những yếu tố sống còn của doanh nghiệp nên các nhà quản lý luôn nỗ lực giảm thiểu khoảng thời gian này để tránh trƣờng hợp bị thiếu hụt tiền mặt.

- Giá trị tồn kho: tổng giá thuần hàng tồn kho tại một chi phí chuẩn trƣớc khi dự phòng cho sản phẩm hƣ hỏng hoặc lỗi thời

- Quay vòng tài sản: đánh giá khả năng sử dụng tài sản trong quá trình hoạt động.

Quay vòng tài sản =

Nhận xét mô hình SCOR

Ưu điểm:Đo đƣợc hiệu suất bên ngoài khi đáp ứng nhu cầu khách hàng, hiệu suất bên trong khi sử dụng các nguồn vốn và tài sản. Đo sự linh hoạt của chuỗi, trong giai đoạn 27 cạnh tranh nhƣ hiện nay, sự linh hoạt trở thành một trong những lợi thế cạnh tranh hết sức quan trọng. Hiệu suất đã đƣợc phân tích thành những yếu tố riêng lẻ có thể định lƣợng đƣợc.

Nhược điểm: Mô hình trên chủ yếu đo lƣờng kết quả thực hiện (hiệu quả) hơn là đo lƣờng hiệu suất trên các dòng quá trình. Nếu trong sản xuất vận hành phát sinh những vấn đề thì nhà quản lý sẽ khó có thể xác định đƣợc nguyên nhân, nguồn gốc thực sự của nó; Không đo đƣợc sự phản hồi của khách hàng cũng nhƣ cảm nhận của họ về chuỗi. Không đánh giá đƣợc mức độ thoả mãn và mức độ trung thành của khách hàng.Sẽ gặp một số khó khăn khi tìm kiếm, nhận định và giải quyết các vấn đề về hiệu suất trong chuỗi cung ứng ở mức độ sâu hơn; Có mô hình khác tuy không thông dụng bằng Score nhƣng lại rất mạnh trong việc đo lƣờng, phân tích và kiểm soát dòng quá trình. Đó là mô hình đo hiệu suất của David Taylor.

1.4.2. Đo lường hiệu suất trong chuỗi cung ứng theo David Taylor

Taylor giới thiệu 4 tiêu chí xác định hiệu suất là thời gian, chi phí, năng lực và hiệu quả hoạt động. Mỗi tiêu chí đƣợc diễn giải thành các chỉ số rất có thể đo lƣờng đƣợc và thời gian là yếu tố dễ thấy nhất, nó thƣờng đƣợc nhắc đến đầu tiên.

 Đo thời gian

Bảng 1.2: Đo thời gian

Dạng Ví dụ Đơn vị Mục tiêu

Thời gian xử lý Thời gian xử lý đơn hàng Thời gian chuyển pallet

Ngày Giây

Tối thiểu hóa

Thời đoạn Chu kỳ máy

Chu kỳ từ tiền đến tiền

Giây Ngày

Tối thiểu hóa

Tốc độ Tốc độ của dây chuyền

Tốc độ vận chuyển giữa các lối đi trong nhà máy

Mét/giây Km/giờ

Tối đa hóa

Thông lƣợng (đơn vị. thời gian) Sản phẩm ở đầu ra Thông lƣợng vận chuyển trong ống Sp/giờ Lít/giờ

Tối đa hóa

(Nguồn: Nguyễn Bá Khánh, 2017)

- Thời gian xử lý đơn hàng: là thời gian tính từ lúc nhận đƣợc đơn hàng tới lúc đơn hàng đƣợc hoàn thành và sẵn sàng cho việc phân phối. Nó bao gồm: thời gian đáp ứng của nhà cung cấp cộng với thời gian đáp ứng tại nhà máy. Để đối phó với những đơn hàng bất thƣờng hoặc những rủi ro khác.

- Đo lƣờng thời đoạn: Đo lƣờng khoảng thời gian giữa hai công việc/ sự kiện

- Tốc độ: Tốc độ vận chuyển trong các lối đi trong nhà máy: đo lƣờng hiệu quả của sự bố trí bên trong nhà máy/ xƣởng.

- Tốc độ quay vòng kho: đƣợc tính bằng số ngày trong năm/ số vòng quay hàng tồn kho.

- Thông lƣợng: Thông lƣợng vận chuyển trong đƣờng ống (pipeline flow): chỉ dành cho các ngành sản xuất mà nguyên liệu là chất lỏng hay khí,

đƣợc đo bằng lƣu lƣợng nguyên liệu vận chuyển trong đƣờng ống trong một đơn vị thời gian. Trong chuỗi cung ứng ngƣời ta quan tâm đến thông lƣợng nhiều hơn là tốc độvì thông lƣợng phản ảnh đƣợc tốc độ vận hành của chuỗi. Một sản phẩm muốn hoàn tất thì phải trải qua tất cả các công đoạn, vận tốc vận hành ở các trạm làm việc có khác nhau thì nguyên liệu vẫn phải qua công đoạn cuối cùng để trở thành sản phẩm.

Đo chi phí

Bảng 1.3: Đo chi phí

Dạng Ví dụ Đơn vị Mục tiêu

Chi phí trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu 1000 đồng Tối thiểu hóa Chi phí lao động 1000 đồng Tối thiểu hóa Chi phí gián tiếp Chi phí nhà xƣởng 1000 đồng Tối thiểu hóa Chi phí cơ hội 1000 đồng Tối thiểu hóa

Chi phí lỗi

Chi phí bảo đảm 1000 đồng Tối thiểu hóa Chi phí sửa chữa và

thay thế

1000 đồng Tối thiểu hóa

Chi phí thời đoạn

Trả lãi và thuê mƣớn 1000

đồng/năm Tối thiểu hóa Chi phí quản lý 1000

đồng/năm Tối thiểu hóa Chi phí lũy tiến Chi phí vận chuyển 1000 đồng Tối thiểu hóa Chi phí sử dụng kho 1000 đồng Tối thiểu hóa

(Nguồn: Nguyễn Bá Khánh, 2017)

- Chi phí lỗi: Là các chi phí phát sinh do sai hỏng, nó thƣờng đƣợc quy chủ yếu vào quá trình sản xuất và vận hành. Nó là chi phí hữu hình, là một phần nhỏ trong chi phí để bảo đảm chất lƣợng. Những chi phí vô hình mà doanh nghiệp phải gánh chịu khi sản phẩm không bảo đảm chất lƣợng đến tay khách hàng là không thể tính đƣợc. Nó đƣợc xem nhƣ phần chìm của tảng

băng trôi. Trong quản lý chất lƣợng, ngƣời ta quan tâm đến việc phát hiện và ngăn ngừa lỗi hơn là chỉ đơn thuần việc khắc phục hậu quả.

- Chi phí thời đoạn: Là những chi phí đƣợc hạch toán theo thời đoạn nào đó (nhƣ tháng, quý, năm tài chính…). Các dạng chi phí loại này cụ thể là: Chi phí trả lãi vay và thuê, chi phí quản lý nhà xƣởng.

- Chi phí luỹ tiến: Dạng chi phí này đồng biến với biến đƣợc sử dụng nhƣ thời gian, quãng đƣờng, số giờ lao động…Nếu là những chi phí không thể tránh đƣợc thì các nhà quản lý tìm cách giảm xuống mức thấp nhất có thể đƣợc. Các loại chi phí này có thể kể đến nhƣ: Chi phí vận chuyển, chi phí lƣu kho.

Đo năng lực hoạt động

Đo lƣờng khả năng sử dụng các nguồn lực của hệ thống nhƣ vốn, dung lƣợng, kho… trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bảng 1.4: Bảng năng lực hoạt động

Dạng Ví dụ Đơn vị Mục tiêu

Tồn kho

Hệ số quay vòng kho Đơn vị bán/ tồn kho

Tối đa hóa Thời gian hàng lƣu kho Ngày Tối thiểu hóa Phần trăm hàng đang xử

% Tối đa hóa

Dung lƣợng sử dụng

Tải Dung lƣợng đã dùng/ sẵn có

Tối đa hóa Khả năng tận dụng

khoảng cách

Số lƣợng/ đơn vị nhà máy

Tối đa hóa Đơn hàng/số khách hàng

hiện tại

Đơn hàng Tối đa hóa

Vốn sử dụng ROI % Tối đa hóa Tỉ số quay vòng tiền mặt $ Tối đa hóa

- Tồn kho: Các ngành công nghiệp khác nhau có tốc độ quay vòng khác nhau. Các nhà quản lý muốn tăng chỉ số này để nâng cao năng lực sử dụng vốn và tăng tốc độ lƣu chuyển hàng hoá.

- Dung lƣợng sử dụng: đo lƣờng dung lƣợng đang sử dụng của hệ thống trên mức dung lƣợng cao nhất có thể. Chỉ số nhỏ hơn 1 là hoạt động non tải. Chỉ số này càng thấp sẽ bị đánh giá là hoạt động kém vì không tận dụng hết các nguồn lực và gây lãng phí. Bằng 1 là hoạt động đúng tải (thƣờng ít xảy ra) và lớn hơn 1 là quá tải. Thông thƣờng, các công ty chọn cách hoạt động ở dƣới dung lƣợng thực tế một chút để bảo đảm việc quản lý và phòng ngừa rủi ro, hoạt động đúng hoặc quá tải thƣờng dẫn tới việc quá kiểm soát. Theo mô hình chi phí chất lƣợng, khi dung lƣợng tăng đến một mức nào đó sẽ dẫn đến sự gia tăng đột biến của chi phí và làm giảm hiệu quả sử dụng. Khả năng tận dụng khoảng cách: đánh giá khả năng tận dụng khoảng không gian trong nhà máy. Cách bố trí sử dụng không gian tuỳ thuộc vào từng dạng sản xuất, nhƣng nó phải bảo đảm cho việc lƣu thông/ luân chuyển hàng hoá và bảo đảm các quy định về an toàn.

- Đo khả năng sử dụng vốn: Tỷ suất ROI (Return Of Investment): là tỷ số so sánh tiền lãi kiếm đƣợc trên số tiền đầu tƣ:

ROI=

Các nhà đầu tƣ căn cứ vào ROI để quyết định đầu tƣ nguồn vốn của mình vào đâu. Tỷ suất ROI phản ảnh khả năng sử dụng vốn của công ty.

Đo hiệu quả hoạt động

- Hiệu quả thƣờng đƣợc đo cuối cùng: Phản ảnh kết quả của tất cả các quá trình hoạt động qua sự cảm nhận chất lƣợng của khách hàng. Các chỉ số này thƣờng mang tính chủ quan và rất khó đo lƣờng.

Bảng 1.5: Hiệu quả hoạt động

Dạng Ví dụ Đơn vị Mục tiêu

Mức độ phục vụ Mức độ gần gũi % khách hàng/ 24 giờ

Tối đa hoá

Giao hàng đúng thời hạn % Tối đa hoá Tỉ lệ sản phẩm và đơn

hàng hoàn thành

% Tối đa hoá

Đơn hàng hoàn hảo % Tối đa hoá

Mức độ thỏa mãn khách hàng Số lần khách hàng phàn nàn Lần/tháng Tối thiểu hoá

Hàng bị trả lại Lần/đơn vịbán Tối thiểu hoá

Chỉ số khách hàng (từ 1-10) Tối đa hoá Sự gắn bó của khách

hàng

% khách hàng quay lại

Tối đa hoá

(Nguồn: Nguyễn Bá Khánh, 2017)

- Sự gần gũi: là % khách hàng có thể đƣợc phục vụ trong vòng 24 giờ, có 4 dạng gần gũi:

+ Sự gần gũi về mặt địa lý: rất quan trọng, mặc dù sự tiến bộ của kỹ thuật viễn thông và công nghệ thông tin đã thu ngắn khoảng cách không gian lẫn thời gian giữa các tổ chức lại với nhau. Thế nhƣng sự gần gũi về mặt địa lý vẫn tạo nên những lợi thế cạnh tranh cực kỳ to lớn so với đối thủ: thời gian đáp ứng ngắn hơn, thời gian tiếp cận và nhận biết nhu cầu của khách hàng nhanh hơn, giảm thiểu chi phí vận chuyển.

+ Sự gần gũi về mặt tổ chức: các công ty trong cùng một chuỗi có cấu trúc gần giống nhau sẽ dễ dàng tích hợp với nhau thành hệ thống và thuận tiện

trong việc chia sẻ kinh nghiệm/ thông tin.

+ Sự gần gũi về văn hóa: chung ngôn ngữ, chung các chuẩn mực về đạo đức hành vi sẽ khiến cho các công ty hiểu nhau hơn và dễ dàng chia sẻ thông tin cũng nhƣ các chính sách hoạt động.

+ Sự gần gũi về hệ thống thông tin liên lạc: giúp việc chia sẻ nguồn dữ liệu trong chuỗi nhanh chóng và dễ dàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị chuỗi cung ứng sản phẩm khí oxy tại công ty cổ phần dịch vụ công nghiệp hàng hải (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)