Bản đồ hiện trạng rừng khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạch ở khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, thanh hóa (Trang 37 - 41)

1.2 TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1.2.1 Điều kiện tự nhiên

1.2.1.1 Vị trí địa lý

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông nằm trên địa bàn hành chính của các xã Cổ Lũng, Lũng Cao, Thành Lâm và Thành Sơn (huyện Bá Thước), Phú Lệ, Phú Xuân, Thanh Xuân, Hồi Xuân và Phú Nghiêm (huyện Quan Hóa), có tọa độ địa lý: 20o21’- 20o34’ vĩ độ Bắc, 105o02’- 105o20’ kinh độ Đơng.

Phía Đơng giáp huyện Lạc Sơn, phía Bắc giáp huyện Mai Châu, Tân Lạc của tỉnh Hồ Bình; phía Tây giáp với phần đất cịn lại của các xã Phú Lệ, Phú Xuân, Thanh Xuân, Hồi Xn của huyện Quan Hóa; phía Nam giáp với xã Phú Nghiễm của Huyện Quan Hóa, xã Ban Cơng, Hạ Trung của Huyện Bá Thước. Trụ sở của Ban quản lý nằm tại Thị trấn Cành Nàng của huyện Bá Thước.

1.2.1.2 Địa hình địa mạo

Địa hình của khu BTTN Pù Lng bao gồm 2 dãy núi chạy song song theo hướng Tây Nam-Đông Bắc được ngăn cách với nhau bởi một thung lũng ở giữa. Độ cao trong khu bảo tồn khoảng từ 60 m đến 1650 m so với mặt nước biển, cao nhất là đỉnh Pù Luông (1700 m). Mặt khác, do quá trình ngoại sinh xảy ra mạnh mẽ trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều cũng góp phần khiến cho địa hình bị phân cách mạnh, với địa hình sườn dốc đóng vai trò chủ đạo trong vùng.

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu địa chất và khoáng sản-Bộ Tài ngun và Mơi trường (2003) [120], địa hình khu BTTN Pù Lng gồm 4 kiểu chính:

- Địa hình kiến tạo: Địa hình kiến tạo gồm các sườn và vách dốc dọc theo các đứt gãy tuyến tính, thể hiện rất rõ thí dụ dọc theo đứt gãy Sơn La, dọc theo sông Mã ở Hồi Xuân, Trung Xuân, Phú Nghiêm, Thành Sơn-Lũng Niêm, Vân Mai-Làng Kịt, Mai Châu-Lũng Vân v.v. Chúng phát triển chủ yếu theo phương Tây Bắc-Đông Nam, nhiều khi làm ranh giới giữa các kiểu loại đá có thành phần và tuổi khác nhau, thậm chí giữa các nếp uốn khác nhau trong cùng một loại đá, cùng một thành hệ đất đá. Ngoài ra, trong vùng nghiên cứu cịn có nhiều đoạn sườn và vách dốc ngắn, hẹp dọc theo các đứt gãy phương Đông Bắc-Tây Nam như ở Pù Bin, Phú Lâm-Lũng Vân, Thành Sơn-Nam Sơn, Lũng Niêm-Lũng Cao…. Hai hệ thống sườn và vách dốc này cắt nhau, cùng nhau chia cắt các dẫy, dải núi thành từng khối. Tại những nơi

giao cắt, có thể nhận thấy thung lũng đột nhiên mở rộng ra, hoặc phát triển các trũng hoặc phễu sụt nếu ở diện phân bố đá vơi.

- Địa hình xâm thực: Địa hình xâm thực phát triển chủ yếu trên các đá

phun trào và lục nguyên. Các sườn dốc nhóm này phát triển trên dãy Pù Luông ở độ cao tương đối khoảng 700-800 m. Bề mặt sườn thường thẳng hoặc hơi uốn lượn, góc dốc sườn tăng dần lên trên tới khoảng 30. Mức xâm thực sâu thường khá cao, tới 200-700 m, trong khi mạng lưới sông suối lại khơng phát triển. Sườn dốc phía Tây Nam thường thoải và ít bị chia cắt hơn sườn phía Đơng Bắc. Bề mặt sườn lộ đầy đá gốc bị dập vỡ, chia cắt, đôi khi được lớp đất mỏng mầu nâu vàng che phủ. Ở một vài nơi trên đỉnh núi có thể thấy tàn dư của các họng núi lửa cổ được lấp đầy sườn tích mầu xám sáng.

- Địa hình karst và karst-xâm thực: Thuộc nhóm các địa hình karst và karst-xâm thực có: cao nguyên karst, thung lũng karst-xâm thực và cánh đồng karst, phát triển trên các đá carbonat và lục nguyên-carbonat. Cao nguyên karst là dạng địa hình phổ biến nhất, phát triển theo phương Tây Bắc-Đông Nam dọc hai bờ sông Mã…. Bề mặt cao nguyên thường thấy ở 3 mức độ cao: 900-1200 m, 600-800 m và 300-500 m, ở dạng đồi xen kẽ với thung lũng, hố sụt …. Địa hình karst-xâm thực phát triển rõ nhất ở Lũng Vân, Nng Lng. Ngoài ra, trên các trũng sụt kéo dài, ở nơi đá vôi xen kẹp với các đá lục nguyên khác cũng phát triển các đồi karst dạng nón, sườn khơng dốc mà lại được phủ bởi đất tàn tích.

- Địa hình tích tụ: Thuộc nhóm địa hình này có bãi bồi, các nón sườn tích và lũ tích… hình thành chủ yếu do tác động của các dòng chảy thường xuyên, tạm thời và ít hơn là các quá trình trọng lực. Bãi bồi phát triển liên tục dọc sông Mã, sông Luồng và các dòng suối lớn khác, thường bị ngập trong mùa mưa lũ. Các nón tích tụ sườn tích-lũ tích: Các nón tích tục cả cổ lẫn hiện đại phát triển dọc hai bên sườn Tây Nam và Đông Bắc của dải Pù Luông ở độ cao khoảng 400-1000 m. Ở sườn đông bắc chúng tạo nên một dải rộng tới 2

km và kéo dài tới 20 km dọc đường 15C từ Thành Lâm tới Phú Lệ. Ở sườn phía tây nam chúng tạo nên một dải dài 10-11 km, rộng 1,0-1,5 km gần Phú Nghiêm - Hồi Xuân.

1.2.1.3 Địa chất thổ nhưỡng

- Đặc điểm địa chất: Một nét rất đặc biệt của vùng nghiên cứu là sự phát triển của rất nhiều kiểu địa hình karst nhiệt đới do sự có mặt của nhiều kiểu loại đá vơi khác nhau, tạo nên nhiều dạng địa hình karst và karst-xâm thực, như cao nguyên karst, thung lũng karst-xâm thực, cánh đồng karst v.v. Tuy nhiên, các dạng địa hình xâm thực và kiến tạo, như sườn xâm thực, bề mặt san bằng, pediment, rãnh xói v.v..., phát triển trên các loại đá magma và lục nguyên.

Một nét khác biệt của khu BTTN Pù Luông là ở nhiều loại đất phủ hơn do hình thành từ q trình phong hố nhiều kiểu loại đá hơn.

- Đặc điểm thổ nhưỡng: Không giống như một số vùng chỉ thuần đá vôi (như VQG Cúc Phương), lớp đất phủ ở khu BTTN Pù Luông khá độc đáo, rất đa dạng vì những đặc điểm địa chất, địa mạo đa dạng, quyết định quá trình phong hóa và phát triển các dạng địa hình khác nhau.

Kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu địa chất và khống sản-Bộ Tài ngun và Mơi trường (2003) [120], chỉ ra: Theo diện phân bố, 60% diện tích khu bảo tồn là đá vôi, 37% là đá phun trào và chỉ có 3% là đá lục nguyên. Theo các bảng phân loại của FAO, UNESCO, WRB và của Việt Nam, lớp đất phủ trong vùng hình thành từ các loại đá nêu trên có thể chia thành các kiểu loại chính sau:

+ Đất Renzit mầu nâu vàng, mầu đen, phát triển trên đá vôi; + Đất Luvisol mầu vàng xám, phát triển trên đá vôi;

+ Đất Leptosol mầu vàng xám, phát triển trên các sườn đá vôi;

+ Đất Cabisol mầu xám đen, mầu vàng xám, phát triển trên đá phun trào; + Đất Acrisol mầu xám nâu, phát triển trên đá phun trào;

+ Đất Acrisol mầu vàng xám, xám nâu, phát triển trên đá lục nguyên; + Đất Fluvisol và Gleysol mầu vàng xẫm đến nâu xẫm, phát triển dọc các thung lũng. Tuy nhiên, chiều dầy lớp đất phủ trong khu BTTN khoảng từ 0,4 đến 1,5 m và độ phì nhiêu giảm dần theo trật tự sau: Renzit-Luvisol-Cambisol- Fluvisol-Acrisol-Gleysol.

Một nét đáng chú ý là do quá trình phong hóa hồn tồn mà lớp đất phủ phát triển trên đá phun trào rất phì nhiêu, mầu mỡ. Nhưng điều đó chỉ có ở dưới chân các dải núi phun trào. Còn lại ở phần sườn dốc, lớp vỏ phong hóa phần lớn bị rửa trơi nên lớp đất phủ khá mỏng và có rất nhiều tảng lăn bazan, khơng thuận lợi lắm cho cả hai mục đích sản xuất nông lâm nghiệp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạch ở khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, thanh hóa (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)