Thảm thực vật địa đới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạch ở khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, thanh hóa (Trang 86 - 94)

Thảm thực vật địa đới được hình thành trên các đá mẹ không phải đá vôi như đá phiến, đá bazan… với trạng thái nguyên sinh là rừng nhiệt đới ẩm thường xanh mưa mùa. Dưới tác động tiêu cực, trạng thái nguyên sinh bị biến đổi thành các trạng thái thứ sinh, thậm chí do bị khai thác kiệt quệ rồi đốt nương làm rẫy dẫn đến quần xã thực vật trở thành trảng bụi hoặc trảng cỏ. Nhờ

công tác bảo tồn, các trạng thái thứ sinh bắt đầu phục hồi và tiến hóa thành các trạng thái thảm thực vật ổn định hơn, đa dạng hơn, cả về cấu trúc không gian và thành phần loài, loài ưu thế, loài cận ưu thế, loài vãng lai…, gồm:

(1) Rừng kín thường xanh mưa hơi ẩm nhiệt đới cây lá rộng

Kiểu rừng phân bố ở độ cao 400-700 m, trên một số sườn những ngọn đồi tròn và chân của đỉnh núi được cấu tạo bởi đá phiến, thường không dốc lắm và được bao phủ bởi thực vật thứ sinh như thảm cỏ, cây bụi và rừng thứ sinh cũng như các loại cây trồng nông nghiệp. Rừng kín hầu như đã bị biến mất hoàn toàn. Tuy nhiên, một diện tích nhỏ rừng kín còn sót lại đã được quan sát dọc theo dòng suối ở chân dãy núi đá vôi nằm ở hướng đông của thôn Khuyn, Ấm (Cổ Lũng), Kho Mường (Thành Sơn), Bản Đuốm, Hang (Phú Lệ), Bản Pan (Phú Xuân).

Tầng vượt tán: Các cây gỗ to vượt tán, cao tới 45-50 m. Chúng có những rễ chống dạng bàn với đường kính thân cây tới 150-200 cm hoặc hơn. Tán lá của chúng (có đường kính tới 30-40 m) không tạo thành một tán liền nhau mà nằm nhô lên rải rác ở trên lớp tán lá liên tục của tầng 1. Các loài cây vượt tán ở trong kiểu rừng điển hình là Gội nước hoa to (Aphanamixis grandifolia), Đa bắp bè (Ficus nervosa) và Đa tía (Ficus altissima).

Tầng ưu thế sinh thái: Gội (Aphanamixis polystachya), Gội tía (Aglaia spectabilis) và Phay (Duabanga grandiflora)là những loài ưu thế, có thể cao tới 40 (45) m với độ che phủ của tán khoảng 30%, đường kính thân 80-100 cm. Ngoài ra, còn có một số loài như: Chò nhai (Anogeissus acuminate), Dẻ ấn (Castanopsis indica), Thàn mát (Milletia ichthyochtona), Vàng anh (Saraca dives), Lim vàng (Peltophorum dassyrachis), Lòng mang (Pterospermum spp.), Trường mật (Pometia pinnata), Quếch thorel (Chisocheton thorelli), Chạc khế (Dysoxylum tonkinense), Trường vân (Toona sureni), Trám trắng (Canarium album), Ràng ràng mít (Ormosia balansae), Giổi (Michelia spp.), Vải guốc

(Xerospermum noronhianum), Nây năm cánh (Mischocarpus pentapetalus), Dẻ (Castanopsis spp.), Dẻ (Lithocarpus spp.), Re trắng lá to (Phoebe tavoyana),

Kháo (Machilus spp.), Quế (Cinnamomum spp.), Sung (Ficus spp.), Chẹo (Engelhardtia spp.), Trâm (Syzygium spp.), Sến (Madhuca spp.),...

Tng chu bóng: Các loài mọc phổ biến như Sổ bà (Dillenia indica), Cứt

ngựa (Archidendron spp.), Mạn kinh (Vitex quinata), các cây cọ lớn như Cọ xẻ (Livistona chinensis), Móc (Caryota bacsonensis), cũng như các loại Dương xỉ mộc (Cyathea latebrosa), Xén mủ (Garcinia mackeaniana), Rù rì (Calophyllum balansae), Trôm (Sterculia spp.), Bời lời (Litsea spp.), Máu chó (Knema spp.),... Ngoài ra còn có cây gỗ nhỡ hay tái sinh của các loài ở tầng trên.

Tng cây bi: Thường cao 2-6 m với độ che phủ 10-15%. Các loài ưu

thế gồm Lấu (Psychotria spp.), Chùy hoa (Strobilanthes spp.), Búng báng (Arenga pinnata) có lá dài 6-8 m.

Tng thảm tươi: Tầng cây thảo thường chỉ cao 0,2-2 m. Độ che phủ của

chúng có thể đạt tới 60-80%. Các loài ưu thế phổ biến: Hải đường ba vì (Begonia baviensis), Hải đường (Begonia spp.), Phu lệ (Pellionia spp.), Nan (Pilea spp.), Ráng sẹo gà (Pteris khasyana), Ráng (Tectaria spp.) cũng như các loài Quyển bá (Selaginella spp.), Vạn niên thanh (Aglaonema spp.), Ráy (Alocasia macrorrhizos), Riềng hải nam (Alpinia hainanensis), Riềng (Alpinia spp.), Sa nhân (Amomum spp.), Cồ nốc hoa đầu (Curculigo capitulate), Dứa bụi nhỏ (Pandanus nanofrutex), Râu hùm (Tacca chantrieri), Hoa trứng nhện (Aspidistra typica), Đại háo bò (Geophila repens), Cơm nguội (Ardisia spp.), Thiên nam tinh (Arisaema spp.), Bóng nước (Impatiens

spp.), Xà bì (Ophiopogon spp.), Tiêu (Piper spp.) và Trúc kinh (Tropidia curculigoides).

Thc vt ngoi tng: Các loài kí sinh phổ biến gồm Tổ điểu thật (Asplenium nidus), Lan chân rết (Dendrobium sp.), Song ly (Dischidia tonkinensis), Ổ rồng (Aglaomorpha coronans).

Các loại dây leo gỗ phổ biến được thấy: Dây sống rắn (Acacia pennata), Móng bò (Bauhinia spp.), Vang trinh nữ (Caesalpinia mimosoides), Thiên lý hương (Embelia parviflora), Dây mấu (Gnetum montanum),Kim cang (Smilax corbularia), Tứ thư (Tetrastigma spp.), Củ mài (Dioscorea persimilis), Củ dại (Dioscorea bulbifera),Rau mơ(Paederia scandens), Tiêu (Piper spp.) và Lân tơ luyn(Rhaphidophora decursiva).

(2) Rừng thứ sinh thường xanh mưa hơi ẩm nhiệt đới cây lá rộng

Kiểu rừng có nguồn gốc phục hồi từ đất nương rẫy cũ bỏ hoang đã lâu ngày hoặc phục hồi từ rừng bị khai thác kiệt. Phân bố chủ yếu ở Bản Đôn (Thành Lâm), Pà Pan (Thành Sơn), Tân Sơn (Thanh Xuân), Eo Điếu (Cổ Lũng).

Tầng ưu thế sinh thái: Rừng thường chỉ có một tầng, độ tàn che đạt 0,8; đường kính bình quân phụ thuộc vào thời gian phục hồi và điều kiện lập địa nơi nương rẫy cũ tốt hay xấu. Nhìn chung rừng chưa có trữ lượng, đường kính cây gỗ dưới 10 cm, chiều cao bình quân 10 đến 15 m, nhiều nơi thấp chỉ cao 2,5-3m. Chủ yếu là các loài cây ưa sáng, mọc nhanh như: Dung nam bộ (Symplocos cochinchinensis), Trâm (Syzygium spp.), Màng tang (Litsea cubeba), Dẻ gai ấn độ (Castanopsis indica), Dẻ giáp (Castanopsis armata), Kha thụ (Castanopsis

spp.), Linh bắc bộ (Eurya tonkinensi), Long não (Cinnamomum spp.) và Sòi tía (Sapium spp.).

Tng cây bi: Cây bụi cao 2-4 m, thường dày rậm với thành phần chính

gồm các loài: Da gà cao (Actephila excelsa), Vông đỏ thuôn (Alchornea annamica), Đơn núi (Antidesma spp.), Me (Phyllanthus spp.), Ngót (Sauropus

spp.), Hu (Trema spp.), Tử châu (Callicarpa spp.), Ngọc nữ (Clerodendrum

spp.), Ran rừng (Polyalthia nemoralis), Chè mỹ (Polyalthia evecta), Cơm nguội (Ardisia spp.), Đơn (Maesa spp.) và Bùi da (Ilex ficoidea).

Tng thảm tươi: Cỏ quyết ít phát triển, thành phần chính là Cói (Carex

spp.), Lau (Erianthus arundinaceus), Cỏ chít (Thysanolaena maxima), Ráy (Alocasia macrorrhizos), Riềng hải nam (Alpinia hainanensis), Riềng (Alpinia sp.), Sa nhân (Amomum spp.), Ráng sẹo gà (Pteris khasyana) và Ráng (Tectaria spp.).

Thc vt ngoi tng: Các loài dây leo khá phát triển, gồm các loài như:

Dây sống rắn (Acacia pennata), Bàm bàm (Entada phaseoloides), Dây cóc (Aganope thyrsiflora), Thàn mát (Milletia spp.), Móng bò (Bauhinia spp.), Vằng đắng (Coscinium blumeanum), Na hiên (Pycnarrhena spp.), Ngôn (Alyxia spp.), Dị hùng (Heterostemma spp.), Hồ hoa (Hoya spp.), Tiễn quả bon (Toxocarpus bonii) và Thảo bạc đen điều (Argyreia atropurpurea). Không có hoặc rất hiếm các loài bì sinh.

(3) Rừng thứ sinh thường xanh mưa hơi ẩm nhiệt đới cây lá rộng hỗn giao

tre nứa

Kiểu rừng cây lá rộng hỗn giao tre nứa phân bố chủ yếu ở độ cao 500 đến 700 m so với mặt nước biển và thường ở chân núi (khu vực có độ ẩm cao), gần làng của Bản Hang, Bản Đuốm (Phú Lệ), thôn Bầm (Thành Lâm), Eo Điếu (Cổ Lũng), thôn Báng (Thành Sơn). Được xuất hiện sau nương rẫy bỏ hoang lâu ngày hoặc do rừng cây gỗ bị khai thác quá mức dẫn đến cấu trúc tầng thứ bị phá vỡ, không còn cây gỗ lớn nên tre nứa dần xuất hiện và chiếm ưu thế với các loài: Nứa (Neohouzeaua dullooa), Tre (Bambusa spp.) và Giang (Ampelocalamus patellaris).

Một số loài cây gỗ mọc hỗn giao với giang nứa phổ biến là Ràng ràng (Ormosia balansae), Lim xẹt (Peltophorum pterocarpum), Bời lời (Litsea

(Pterospermum spp.), Dâu da xoan (Allospondias lakonensis), Hu (Trema

spp.),... đôi khi gặp các loài cây có giá trị tái sinh trong rừng tre nứa như Lát hoa (Chukrasia tabularis), Nây năm cánh (Mischocarpus pentapetalus).

Hầu như trong kiểu rừng này không có thảm tươi hoặc dây leo, bụi rậm, ngoại trừ ven sông suối có Lá dong (Phrynium spp.), Ráy (Alocasia spp.), Sẹ (Zingiber spp.), Sa nhân (Amomum spp.), Cói (Carex spp., Cyperus spp.) và Dứa bụi nhỏ (Pandanus nanofrutex) mọc rải rác.

(4) Trảng cây bụi thứ sinh thường xanh mưa hơi ẩm nhiệt đới

Trảng cây bụi thứ sinh được hình thành do khai thác quá mức theo phương thức chặt trắng hoặc tái sinh từ các trảng cỏ bỏ hoang sau nương rẫy, gặp ở hầu hết các điểm, tuyến thu mẫu. Gồm các loài ưu thế như Thành ngạnh (Cratoxylum cochinchinense, Cratoxylum pruniflorum), Thàu táu (Aporosa sphaerosperma, Aporosa serrata), Phèn đen (Phyllanthus reticulatus), Vông lá đỏ thuông (Alchornea annamica), Ngăm (Aporosa spp.), Bùng bục (Mallotus spp.), Bọt ếch trung (Glochidion pilosum), Đuôi chồn (Uraria crinita), Cơm nguội (Ardisia spp.), Hoa dẻ thơm (Desmos chinensis), Nhọc duyên hải (Polyalthia littoralis), Linh (Eurya spp.), Cò ke lá lõm (Grewia paniculata), Dung (Symplocos spp.), Cây quăng (Alangium barbatum), Bùi da (Ilex ficoidea), Lòng mức (Wrightia spp.), Mắt cáo (Vitex tripinnata), Râm lỗ bì (Ligustrum confusum), Nhài đài nhỏ (Jasminum microcalyx), Trèn bắc bộ (Tarenna tonkinensis), Lấu (Psychotria spp.), Sú hương trong suốt (Lasianthus lucidus), Hoắc quang (Wendlandia spp.), Rè (Embelia spp.), Đơn (Maese spp.), Mua rừng (Blastus spp.), Mua (Melastoma spp.), Lách (Saccharum spontaneum), Ngọc nữ thơm (Clerodendrum chinense), La (Solanum erianthum), Tử châu lưỡng phân (Callicarpa dichotoma), Cơm cháy (Sambucus javanica), Găng (Randia spinosa), Cúc(Vernonia spp.), …

Ở một số nơi trảng cây bụi phát triển trên đất nương rẫy bỏ hóa lâu ngày, xuất hiện các loài cây gỗ tiên phong mọc nhanh như Tử châu gỗ (Callicarpa arborea), Bùng bục (Mallotus barbatus), Bục trắng (Mallotus apelta), Mã rạng (Macaranga spp.), Mắc niễng (Eberhardtia aurata), Thôi chanh (Alangium kurzii),…

Các loài cây thân thảo có: Cầu dĩnh bò (Cyrtococcum patens), Cỏ tranh (Imperata cylindrical), Cỏ mần trầu (Eleusine indica) và Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber).

Trong thảm cây bụi có nhiều loài dây leo: Ông lão (Clematis spp.), Thiên kim đằng (Stephania japonica), Lõi tiền (Stephania longa), Dây ký ninh (Tinospora crispa), Bình vôi (Stephania rotunda), Bích nữ vặn (Byttneria tortilis), Thư diệp dị diệp (Adenia heterophylla), Qua lâu trứng(Trichosanthes ovigera), Mâm xôi (Rubus spp.), Đậu móc (Mucuna revoluta), Đậu mèo quả to (Mucuna macrocarpa), Hoàng nàn (Strychnos wallichiana), Ngôn nhánh (Alyxia racemosa), Hà thu ô nam (Streptocaulon juventas), Hàm liên nhẵn (Marsdenia glabra), Thuốc hen (Tylophora indica), Tiễn quả bon (Toxocarpus bonii), Bìm (Merremia eberhardtii), Bìm hạt có lông (Ipomoea trichosperma), Thảo bạc đen điều (Argyreia atropurpurea), Cầu đằng lá lớn (Uncaria macrophylla), Lưỡi vành (Uncaria sp.) và Bướm bạc (Mussaenda spp.).

Ở khu vực ven suối, với các loài đặc trưng và ưu thế là Rù rì (Homonoia riparia) và Sung (Ficus spp.). Ở những nơi có vạt đất dày, các loài dây leo thường mọc ven suối như Dây bông báo (Thunbergia grandiflora), Hà thủ ô nam (Streptocaulon juventas), Trắc cứng (Dalbergia ovata), … các loài cây bụi có Tràm (Indigofera sp.), Phèn đen (Phyllanthus reticulatus)… cùng với một vài loài cây gỗ còn non như Vàng anh (Saraca dives), Phay (Duabanga grandiflora), Vông (Erythrina sp.),…

• Ưu hợp Mua vảy (Melastoma candidum) và Đơn màng (Maesa membranacea) trên đất thoái hóa sau nương rẫy gần đây.

• Ưu hợp Tu hú gỗ (Callicarpaarborea), Bùng bục (Mallotus barbatus), Bục trắng (Mallotus apelta), Mã rạng (Macaranga spp.), Thôi chanh (Alangium kurzii)trên đất thoái hóa sau nương rẫy lâu ngày.

• Ưu hợp Vàng anh (Saraca dives), Phay (Duabanga grandiflora), Mắc niễng (Eberhardtia aurata), Sổ bà (Dillenia indica) ở các khe.

(5) Trảng cỏ thứ sinh thường xanh mưa hơi ẩm nhiệt đới

Trảng cỏ thứ sinh là hậu quả của phương thức canh tác nương rẫy tự do từ lâu đời, gặp ở hầu hết các điểm, tuyến nghiên cứu. Bao gồm, các loài chủ yếu như: Lau (Erianthus arundinaceus), Chít (Thysanolaena maxima), Chè vè (Miscanthus japonica), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Thao kén (Helicteres angustifolia), Bồ cu vẽ (Breynia spp.), Muồng lạc (Senna tora), Ké hoa vàng (Triumfetta pseudocana), Ké hoa đào (Urena lobata), Cỏ lào (Chromoleana odorata) và Cỏ may (Chrysopogon aciculatus).

Tại nhiều khu vực ẩm, các loài Chuối rừng (Musa spp.) mọc khá thuần loài cùng với các loài Riềng (Alpinia spp.), Sa nhân (Amomum spp.), Dong (Phrynium spp.) và Rầu hùm (Tacca chantrieri).

Các ưu hợp trảng cỏ thường gặp gồm:

• Ưu hợp Lau (Erianthus arundinaceus), Chít (Thysanolaena maxima) sau tác động khai thác kiệt quệ hoặc nương rẫy bỏ hoang lâu ngày. • Ưu hợp An điền (Hedyotis spp.) trên đất canh tác nông nghiệp mới bỏ

hoang.

• Ưu hợp Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides) sau nương rẫy vừa bỏ hoang.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạch ở khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, thanh hóa (Trang 86 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)