Nghiên cứu thực vật ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạch ở khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, thanh hóa (Trang 36 - 37)

Chương 1 TỔNG QUAN

1.1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.3 Nghiên cứu thực vật ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông

Năm 1998, Viện điều tra quy hoạch rừng trong chuyên đề “Báo cáo chuyên đề thảm thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Pù Lng - Thanh Hóa” cho thấy ở Pù Lng có 552 lồi thực vật bậc cao có mạch thuộc 413 chi và 139 họ. Về thảm thực vật với 4 kiểu rừng chính là: Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên đồi và núi thấp; kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên đá vơi đai thấp; kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm cận nhiệt đới trên núi đất; kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm cận nhiệt đới trên đá vơi đai cao [118].

Cơng trình “Điều tra tình hình săn bắt động vật hoang dã và thu hái lâm sản ngoài gỗ tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Luông và các vùng rừng lân cận” của Hoàng Liên Sơn và cộng sự (2003) đã tập trung việc điều tra các loài Phong lan và một số lâm sản phụ có giá trị kinh tế bị buôn bán [79].

Theo kết quả nghiên cứu của L. Averyanov và cộng sự, 2005 [1], về hệ thực vật khu BTTN Pù Luông đã xác định được 1.109 loài thuộc 477 chi và 152 họ thực vật bậc cao có mạch. Về thảm thực vật: Đã ghi nhận và mơ tả được

8 nhóm quần xã thực vật ngun sinh mặc dù ít nhiều đã bị tác động chủ yếu dưới hình thức chặt gỗ nên cấu trúc rừng đã bị thay đổi nhưng thành phần loài về cơ bản vẫn giữ được tính nguyên sinh, đó là: (1) Nhóm các quần xã rừng rậm thường xanh mưa mùa nhiệt đới cây lá rộng đất thấp (thường không cao quá 700 m so với mặt nước biển) trên sườn núi đá vơi; (2) Nhóm các quần xã rừng rậm thường xanh mưa mùa nhiệt đới cây lá rộng núi thấp (từ 700 m đến 900 m) trên sườn và đường đỉnh núi đá vôi; (3) Nhóm các quần xã rừng rậm thường xanh mưa mùa nhiệt đới Thông ở núi thấp (từ 800 đến 830 m) trên đường đỉnh núi đá vôi; (4) Các quần xã rừng rậm thường xanh mưa mùa nhiệt đới cây lá rộng ở núi thấp (từ 700 đến 935 m) trên đỉnh núi đá vôi riêng lẽ; (5) Nhóm các quần xã rừng rậm thường xanh mưa mùa nhiệt đới cây lá rộng ở đất thấp (thường từ 60 đến khoảng 100 m) ở chân núi đá vôi, trên đá phiến và đá cát; (6) Nhóm các quần xã rừng rậm thường xanh mưa mùa nhiệt đới cây lá rộng ở núi thấp (từ 700 đến 1600 m) trên sườn và đường đỉnh núi đá bazan; (7) Các quần xã thực vật mọc bám trên các vách đá bazan dựng đứng; (8) Các quần xã rừng lùn trên đỉnh núi bazan riêng lẽ (khoảng 1500-1650 m).

Năm 2010, hai huyện Quan Hóa và Bá Thước đã rà soát và kiểm kê tài nguyên rừng, trên cơ sở đó đã xây dựng bản đồ hiện trạng rừng của khu vực nghiên cứu được thể hiện như Hình 1.1.

Hình 1.1. Bản đồ hiện trạng rừng khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạch ở khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, thanh hóa (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)