b. Thảm thực vật phi địa đới
3.2.2.2 Thảm thực vậ tá nhiệt đới trên núi
Khu BTTN Pù Luông nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, thuộc khu vực có sinh khí hậu nhiệt đới mưa mùa đan xen giữa các đặc điểm của vùng Bắc Trung Bộ và Tây Bắc Bộ. Tuy nhiên, do có những nơi địa hình cao trên 700 m và chịu ảnh hưởng của quy luật phân đai địa hình, nhiệt độ trung bình ở đây thấp hơn so với đai nhiệt đới điển hình (độ cao dưới 700 m so với mặt nước biển) trong khi lượng mưa và số tháng khô, hạn cũng giống như ở vành đai này, vì thế sinh khí hậu của các khu vực có độ cao trên 700 m được xác định là á nhiệt đới ẩm trên núi.
a. Thảm thực vật địa đới
Thảm thực vật địa đới được hình thành trên các đá mẹ không phải đá vôi như đá phiến, đá bazan… với trạng thái nguyên sinh là rừng á nhiệt đới thường xanh mưa ẩm, bao gồm:
(1) Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp cây lá rộng
Đá bazan trong khu vực được nghiên cứu tạo nên dãy núi cao nhất và lớn nhất, đó là dãy Pù Luông. Đây là một dãy núi đá lớn chạy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam với độ cao chủ yếu là 1300-1500 m. Dãy núi này được cấu tạo hoàn toàn bởi đá bazan có vô số thạch anh, có các sườn cao rất dốc cùng rất nhiều các vách đá và mỏm đá. Cấu trúc và địa mạo cho thấy, đây là dạng duy nhất tại Việt Nam do đá bazan hình thành nên những cánh đồng và cao nguyên cổ xưa phủ lên một lớp đất dá dầy. Bởi vậy, những cánh rừng mọc trên những sườn núi bazan cũng có những đặc tính độc nhất.
Đá bazan mẹ tại dãy núi Pù Luông được thấy từ độ cao (800) 900-1000 m. Trước đây, bắt đầu từ độ cao này các sườn núi được bao phủ bởi rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới cây lá rộng núi thấp trên đá bazan. Tuy nhiên, rừng kín đã bị chặt phá lên đến độ cao 1200 m. Các sườn núi có độ cao thấp hơn tại dãy núi Pù Luông này được che phủ bởi các quần xã rừng thứ sinh đại diện cho các pha khác nhau của thảm thực vật nguyên sinh đang bị phá huỷ. Những khoảng rừng còn chưa bị tác động của con người tại dãy núi Pù Luông được quan sát thấy và nghiên cứu dọc theo giông núi ở độ cao 1500-1650 m, khá hẹp và dài. Sương mù tạo nên cho những khu rừng này có độ ẩm cao và luôn ẩm ướt thậm chí cả trong mùa khô.
Tầng vượt tán: Gồm có các cây cao (25) 30-40 m với đường kính thân cây khoảng (45) 50-100 cm. Với các loài phổ biến: Dẻ gai lá nhọn (Castanopsis acuminatissima), Dẻ giáp (Castanopsis armata), Dẻ cau (Lithocarpus pseudosundaicus), Giổi lá láng (Michelia foveolata) và Sồi (Quercus spp.). Một vài loài Hạt trần hiếm như Dẻ tùng sọc trắng hẹp (Amentotaxus argotaenia), Dẻ tùng sọc trắng rộng (Amentotaxus yunnanensis) và Kim giao núi đất (Nageia wallichiana) là những loài đồng ưu thế quan trọng trong tầng rừng này.
Tầng ưu thế sinh thái: Gồm các loài như: Thích (Acer spp.), Bộp (Actinodaphne pilosa), Gội ổi (Aglaia oligophylla), Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii), Côm (Elaeocarpus spp.), Sồi đỏ (Lithocarpus corneus), Bời lời (Litsea
spp.), Sồi sa pa (Quercus chapaensis),Trôm đài màng (Sterculia hymenocalyx), Chè cánh vân nam (Hartia yunnanensis), Quản hoa (Ternstroemia chapaensis) và Mạn kinh (Vitex quinata). Chúng cao 20-25 m với đường kính 20-40 cm.
Tầng chịu bóng: Gồm các cây gỗ nhỏ cao 8-15 m với đường kính 10-15
(20) cm, độ che phủ của chúng vào khoảng 30-40 (50) %. Các loài ưu thế phổ biến được quan sát thấy ở đây là Thích bắc bộ (Acer tonkinense),Chân chim pa
cò (Schefflera pacoensis), Đáng chân chim (Schefflera heptaphylla), Lương xương (Anneslea fragrans), Dái heo (Archidendron robinsonii), Hồi đại (Illicium majus), Chắp gỗ đỏ (Beilschmiedia erythrophloia), Ngăm (Aporosa
spp.), Côm (Elaeocarpus spp.), Linh bắc bộ (Eurya tonkinensis), Trôm (Sterculia spp.), Chẹo thui (Helicia petelotii), Đài khai (Aidia oxyodonta) và Nây năm cánh (Mischocarpus pentapetalus).
Tầng cây bụi: Chúng tạo nên một tầng rừng cao 2-6 m với độ che phủ 20-
40%. Các loài ưu thế chính: Sặt (Sinobambusa sat), Sú hương phấn (Lasianthus cyanocarpus), Sú hương trong suốt (Lasianthus lucidus), Cơm nguội đốm trắng (Ardisia albomaculata), Trọng đũa (Ardisia crenata), Đơn châu chấu (Aralia armata), Than (Brassaiopsis glomerulata), Chân chim kornas (Schefflera kornasii), Chân chim núi(Schefflera petelotii), Thường sơn (Dichroa febrifuga), Sắc tử (Oxyspora balansae), Linh lông (Eurya ciliata), Mua rừng (Blastus spp.), Lấu (Psychotria spp.) và Đỗ quyên răng nhỏ (Rhododendron crenulatum).
Tầng thảm tươi: Do có điều kiện môi trường ẩm ướt, điều này tạo ra tính
đa dạng và phong phú của các loài cây thảo và dương xỉ cao 0,1-2 m, độ che phủ 40-80%, như các loài Cói (Carex spp.), Chùy hoa trung bộ (Strobilanthes anamiticus), Lưỡng thiệt (Dicliptera bupleuroides), Tâm hùng (Hygrophila avana), Gai chuông (Codonacanthus pauciflorus), Hạ mái (Hypoestes malaccensis), Lâm trai (Amischotolype mollissima), Trai nhật (Murdannia japonica), Trai đỏ (Tradescantia pallida), Hoa trứng nhện (Aspidistra typica), Han phù (Laportea bulbifera), Nan (Pilea spp.) và Khai khẩu tiễn (Tupistra wattii) là các loài ưu thế của tầng cây này. Các cây thảo lớn như Ráy (Alocasia macrorrhizos), Lâm trai nhẵn (Amischotolype glabrata), Cồ nốc hoa đầu (Curculigo capitulata), Sa nhân (Amomum spp.), Riềng (Alpinia spp.) khá phổ biến, đặc biệt là trên những sườn ẩm ướt của những thung lũng hẹp.
Các loài dương xỉ khá đa dạng và phong phú, đó là các loài Tổ điều (Asplenium spp.), Ráng cánh bần (Dryopteris spp.), Ráng nhiều hàng (Polystichum spp.), Ráng sẹo gà (Pteris spp.) và Ráng (Tectaria spp.).
Các loài địa lan là một nhóm lớn khác trong tầng thảm tươi, các loài phổ biến như: Kiều lam (Calanthe alismaefolia), Kim tán (Calanthe densiflora), Kiều hoa xếp ba (Calanthe triplicata), Thanh ngọc (Cymbidium ensifolium), Lục lan (Cymbidium lancifolium), Đoản kiếm (Cymbidium sinense), Hảo lan đá (Goodyera foliosa) và Lan hình thoi petelot (Rhomboda petelotii).
Các loài bám đá có: Trâu cổ (Ficus pumila), Tiêu (Piper sp.), Ráy leo (Pothos spp.), Tổ điều (Asplenium spp.), Ráng lưỡi trăn (Elaphoglossum
spp.), Giải thùy xiêm (Anoectochilus siamensis), Kiều lan (Calanthe lyroglossa), Lan cô lý (Collabium chinense), Nỉ lan bon (Eria boniana), Lan cánh thuyền (Liparis bootanensis), Tổ điểu có môi (Asplenium cheilosorum), Tổ điểu gươm (Asplenium ensiforme), Tổ điểu thường (Asplenium normale), Ráng cổ lý chẻ ngọn (Colysis digitata), Ráng lưỡi trăn có cạnh (Elaphoglossum angulatum), Ráng nhiều chân (Polypodium bourretii), Ráng cánh bần (Dryopteris spp.) và Ráng nhiều hàng (Polystichum spp.).
Thực vật ngoại tầng: Cây bì sinh chủ yếu là các loài trong ngành Dương
xỉ và họ Lan, như: Tổ điểu gươm (Asplenium ensiforme), Tổ điểu chẻ tua (Asplenium laciniatum), Rau dớn đôn (Diplazium donianum), Thông đất răng (Huperzia serrata), và các loài lan: Cầu diệp bò (Bulbophyllum reptans), Thanh đạm rìa (Coelogyne fimbriata), Thượng duyên sa pa (Epigeneium chapaense), Kiều lan (Calanthe lyroglossa), Ngọc vạn vàng (Dendrobium chrysanthum), Thương duyên lá rộng (Epigeneium amplum) và Nhẵn diệp hoa xanh (Liparis viridiflora).
Một số loài dây leo, như: Má đào (Aeschynanthus spp.), Hồ hoa (Hoya
spp.), Mua leo (Medinilla assamica), Sơn trâm (Vaccinium spp.), Lân tơ luyn (Rhaphidophora decursiva), Tiêu (Piper sp.).
Dây leo bò tại những nơi ẩm ướt của kiểu rừng này thường bao phủ trên hầu hết các thân cây gỗ lớn như: Dây mấu (Gnetum montanum), Hòn bon hoa to (Holboellia grandiflora), Nắm cơm (Kadsura coccinea), Nhàu lá nhỏ (Morinda parvifolia), Luân tôn (Stauntonia cavalerieana), Kim cang (Smilax
spp.), Tứ thư (Tetrastigma spp.) và Bàm bàm (Entada phaseoloides).
(2) Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới cây lá rộng trên đỉnh núi
Trên các sườn hoặc các vách đá dốc cũng như một số đỉnh núi và trên đường đỉnh của dãy núi Pù Luông, rừng gần như nguyên sinh. Bề ngoài cũng như thành phần loài khác biệt với kiểu rừng kín có cùng độ cao trên các sườn, các thung lũng hoặc trên đường đỉnh đó lá kiểu rừng kín thấp (rừng lùn). Những kiểu rừng kín thấp đặc biệt có thể là một dạng không phân tầng của dạng rừng cao điển hình mọc trên các chỗ rộng nhất của đường đỉnh. Tuy nhiên, kiểu rừng cây thấp có cấu trúc và thành phần loài rất đặc trưng, đặc biệt là về các loài sống bám trên cây và trên đá. Các loài cây của tầng cây gỗ hiếm khi cao quá 8-10 m, trong khi đó các loài cây khi mọc tại các sườn thấp có thể tạo nên tán rừng cao 25-30 m. Các loài cây gỗ khác chỉ mọc trên các đỉnh riêng lẻ và là đại diện đặc trưng cho hệ thực vật tại đây. Kiểu rừng được quan sát và nghiên cứu tại các đỉnh núi bazan riêng lẻ của phần giữa sườn Đông Bắc dãy Pù Luông tại độ cao 1600 m.
Tầng ưu thế sinh thái: Gồm các cây thân gỗ lùn dạng bụi mọc trên đá bazan, cao 5-8 (12) m. Các loài ở đây thường có thân cây xù xì với đường kính khoảng 10-30 cm. Tán lá của chúng có độ che phủ khoảng 60-70%, nhưng có thể ít hơn nhiều tại những nơi sống mà cây rụng lá là những loài ưu thế. Những loài ưu thế trong kiểu rừng là Lương xương (Anneslea fragrans), Dẻ vinh
(Lithocarpus vinhensis), Sồi đá (Quercus rupestris), Hồng quang (Rhodoleia championii), Hồi đá vôi (Illicium spp.), Dẻ (Lithocarpus spp.), Sồi (Quercus
spp.), Đỗ quyên răng nhỏ (Rhododendron crenulatum) và Dung (Symplocos
spp.). Một vài trong số chúng là những cây rụng lá hoặc nửa rụng lá như Duyên cành (Carpinus viminea)vàThực quả có hạt (Sorbus corymbifera).
Tầng cây bụi: Gặp một số loài như: Sắc tử balansa (Oxyspora balansae),
Đỗ quyên răng nhỏ (Rhododendron crenulatum), Linh lông (Eurya ciliata),...
Tầng thảm tươi: Cây thảo và dương xỉ mọc trên đất không phổ biến
trong kiểu rừng kín vì có nhiều các tảng đá nhô lên. Một số loài điển hình như: Hảo lan (Goodyera schlectendaliana), Cói túi (Carex spp.) và Ráng nhiều hàng (Polystichum spp.), chúng có chiều cao khoảng 0,05-1 m với độ che phủ 5-15%. Tại những chỗ quang đãng, đặc biệt là trên những vách đá dốc có nhiều loài dương xỉ phổ biến như Guột (Dicranopteris spp.).
Những loài bám trên đá khác phổ biến như: Thanh đạm rìa (Coelogyne fimbriata), Thượng duyên sa pa (Epigeneium chapaense), Thượng duyên lá rộng (Epigeneium amplum), Ráng chân đốt (Arthromeris lehmannii), Tổ điểu nối dài (Asplenium prolongatum), Ráng ổ chìm (Crypsinus rhynchophyllus), Ráng đà hoa tỏa (Davallia divaricata), Ráng lá chuối (Oleandra wallichii), Ráng đà hoa bò (Davallia repens),.…
Thực vật ngoại tầng: Các loài sống bám phổ biến như: Cầu diệp bò
(Bulbophyllum reptans), Giác thư lùn (Ceratostylis siamensis). Tại những nơi quang đãng dọc các vách đá gặp một số loài như: Hoa ông lão (Clematis armandii), Kim cang hai tán (Smilax inversa), Hồ hoa lá xoan (Hoya pseudovalifolia) và Sơn trâm ba hoa (Vaccinium triflorum).
(3) Rừng thứ sinh thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp cây lá rộng
Phân bố chủ yếu ở các xã Cổ Lũng, Thành Sơn, Thành Lâm, Thanh Xuân, Phú Xuân và Phú Lệ.
Tầng ưu thế sinh thái: Tạo thành tán không liên tục với các loài điển hình: Chẹo (Engelhardtia spp.), Trai lí (Garcinia fagraeoides), Xén mủ (Garcinia mackeaniana), Lim xẹt (Peltophorum pterocarpum), Trạch quạch (Adenanthera pavonina), Ngát vàng (Gironniera subaequalis), Côm (Elaeocarpus spp.), Bời lời (Litsea spp.), Chắp gỗ đỏ (Beilschmiedia erythrophloia),... với đường kính bình quân 26 cm, chiều cao từ 20-25 m.
Trong lâm phần cá biệt còn có các cây gỗ lớn đường kính tới 80 cm, chiều cao tới 25-30 m thuộc Moraceae, Lauraceae, Fabaceae,... đôi chỗ còn sót lại một số cây Chò chỉ (Parashorea chinensis)ởđầu nguồn khe suối.
Tầng chịu bóng: Có nhiều loài đường kính dưới 20 cm, chiều cao 15-16
m: Chòi mòi bắc bộ (Antidesma tonkinense), Nhội (Bischofia javanica), Giổi trái (Clausena lenis), Dấu dầu lá nhẵn (Tetradium glabrifolium), Song tử (Diplospora sp.), Lát ruối (Aphananthe aspera),….
Tầng cây bụi: Bao gồm các loài như: Găng vàng hai hạt (Canthium
dicoccum), Găng (Fagerlindia scandens), Sú hương (Lasianthus spp.), Thượng dẻ (Epiprinus balansae), Me chụm (Phyllanthus fasciculatus), Me sông bôi (Phyllanthus songboiensis), Cơm rượu lá mập (Glycosmis crassifolia), Tầm xoọng (Severnia monophylla), Bạch lượng kim (Ardisia crispa), Tắp quang (Ardisia elegans), Mưa cưa (Ardisia rigida),….
Tầng thảm tươi: Ít phát triển, gồm: Ráng yểm dực dốc (Tectaria devexa),
Ráng gỗ gai (Cyathea spinulosa), Ráng vệ nữ phi (Adiantum philippense), Ráng sẹo gà dải (Pteris linearis), Lụi (Licuala fatua), Cói (Carex spp., Cyperus spp.) và Riềng (Alpinia spp.)
Các ưu hợp ghi nhận gồm:
• Mạ rạng henry (Macaranga henryi) + Bùng bục (Mallotus barbatus) + Hu đay (Trema orientalis).
• Chẹo bông (Engelhardtia spicata) + Dẻ cau (Lithocarpus gigantophyllus) + Trôm (Sterculia spp.) + Mạ rạng henry (Macaranga henryi).
• Kháo (Cinnadenia paniculata) + Dẻ gai ấn độ (Castanopsis indica) + Chẹo bông (Engelhardtia spicata) + Bùng bục (Mallotus barbatus). • Kháo (Cinnadenia paniculata) + Dẻ đấu cứng (Lithocarpus finetii) +
Trâm (Zyzygium spp.).
• Dẻ (Lithocarpus bacgiangensis) + Chẹo bông (Engelhardtia spicata). • Mạ rạng henry (Macaranga henryi) + Hu đay (Trema orientalis) +
Bùng bục (Mallotus barbatus).
• Kháo (Cinnadenia paniculata) + Màng tang (Litsea cubeba) + Ràng ràng xanh (Ormosia pinnata).
(4) Trảng cây bụi thứ sinh thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp
Được hình thành sau tác động khai thác kiệt quệ hoặc canh tác nương rẫy bỏ hoang, đang trong giai đoạn diễn thế để trở thành rừng non hay rừng thứ sinh. Trảng cây bụi được gặp ở các xã của khu BTTN Pù Luông.
Thành phần loài chủ yếu như: Cơm cháy (Sambucus javanica), Thượng dẻ (Epiprinus balansae), Bọt ếch trung (Glochidion pilosum), Thanh cước răm (Leptopus persicariaefolia), Ngót mảnh đá vôi (Sauropus maichauensis), Cơm nguội (Ardisia spp.), Đơn (Maesa spp.), Ba chạc (Euodia spp.), Linh lông (Eurya ciliata), Dung (Symplocos spp.), Tử châu (Callicarpa spp.), Lài trâu (Tabernaemontana spp.), Găng vàng hai hạt (Canthium dicoccum), Sú hương (Lasianthus spp.), Lấu (Psychotria spp.), Hoại hương mảnh (Saprosma gracile), Trèn bắc bộ (Tarenna tonkinensis), Hoắc quang bắc bộ (Wendlandia tonkiniana), Hoàng cành (Xanthophytum sp.),…
Trong thảm cây bụi có nhiều loài dây leo, như: Lãnh công (Fissistigma
spp.), Thiên kim đăng (Stephania longa), Dây kí ninh (Tinospora crispa), Gấc cạnh (Momordica subangulata), Đum (Rubus spp.), Dây cóc (Aganope
thyrsiflora), Nhũ thảo cuống dài (Galactia longipes), Ngôn bìa (Alyxia marginata), Tiễn quả bon (Toxocarpus bonii), Bạc căn (Streptocaulon wallichii), Bìm (Merremia eberhardtii), Bìm cạnh (Ipomoea hederifolia), An điền leo (Hedyotis scandens), Nhàu tán (Morinda umbellata) và Cầu đằng lá lớn (Uncaria macrophylla).
b. Thảm thực vật phi địa đới
Thảm thực vật phi địa đới được hình thành trên đá vôi, do tính chất đặc biệt và nhạy cảm, quy luật phân bố, cấu trúc của các quần xã thực vật trên đá vôi không tuân theo các quy luật về đới và đai. Trạng thái nguyên sinh là rừng nhiệt đới ẩm thường xanh mưa mùa trên đá vôi, dưới tác động tiêu cực, trạng thái nguyên sinh bị biến đổi thành các trạng thái thứ sinh, gồm:
(1) Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp cây lá rộng trên
đá vôi
Phân bố ở khu vực xã Cổ Lũng và xã Phú Lệ ở độ cao 700-950 m, trên các khu vực dông núi, yên ngựa cao nhất của núi đá vôi nhưng tiếp giáp với núi đá khác cao hơn, diện tích không lớn.
Tầng vượt tán: Điển hình là Thông lông gà (Dacrycarpus imbricatus), loài cây này cao tới 45-50 m, đường kính khoảng 120 cm và độ che phủ khoảng 25%. Trên những sườn Nam của những dãy núi đá vôi cao nằm phía Bắc của xã Cổ Lũng, loài này mọc khá phổ biến. Nó là nhân tố điển hình của kiểu rừng kín, nhưng không tạo nên một tầng tán liên tục che phủ toàn bộ khu vực mà mọc vượt lên trên của cấu trúc kiểu rừng này.
Tầng ưu thế sinh thái: Các loài có chiều cao tới 40 m và có nhiều cây với đường kính đạt 40-80 (110) cm, độ che phủ khoảng 40-60%. Các loài ưu thế: Kiên quang (Burretiodendron brilletii), Cồng tía(Calophyllumcalaba), Duyên cành (Carpinus viminea), Hoàng linh (Peltophorum dasyrrhachis).
Trên các vách núi dựng đứng, một số loài cây gỗ lớn mọc trên những kẽ nứt của vách đá có chiều cao 10-15 m, đường kính tới 30 cm và độ che phủ khoảng 15% như Thích (Acer spp.) và Sồi (Quercus spp.).
Tầng chịu bóng: Chiều cao cây khoảng 20 m với đường kính 20-40 cm,
độ che phủ 30-70%. Các loài mọc ưu thế như: Thích bắc bộ (Acer tonkinense), Bứa xẻ (Garcinia gracili), Giổi (Michelia spp.), Trôm (Sterculia spp.), Mạy ba vì (Pistacia weinmannifolia), Cà lô thép (Caryodaphnosis metallica), Cà lô (Caryodaphnosis sp.) và Gội ổi (Aglaia oligophylla). Ngoài ra, một số loài có chiều cao 6-15 m và đường kính trung bình khoảng 10-15 (20) cm như: Cọ xẻ (Livistona chinensis), Chân chim (Schefflera spp.), Bộp lông (Actinodaphne pilosa), Linh lông (Eurya ciliata), Thông tre (Podocarpus neriifolius), Mạy tèo (Streblus macrophyllus), Lòng mang (Pterospermum spp.).
Tầng cây bụi: Các cây bụi mọc phổ biến, chúng tạo nên một tầng cao 2-
6 m với độ che phủ (10) 15-20%, gồm: Dứa bụi nhỏ (Pandanus nanofrutex), Mạy tèo (Streblus macrophyllus), Trọng đũa (Ardisia crenata), Tắp quang (Ardisia elegans), Cơm nguội (Ardisia spp.), Găng vàng hai hạt (Canthium dicoccum), Sú hương (Lasianthus spp.), Lấu (Psychotria spp.).
Tầng thảm tươi: Tầng cỏ có thể che phủ tới (5)15-20% bề mặt rừng và
cao tới 1,5(2) m, như: Hoa trứng nhện (Aspidistra typica), Chùy hoa (Strobilanthes sp.), Ráng vệ nữ (Adiantum spp.), Ráng gỗ (Cyathea spp.), Bòng bong (Lygodium spp.), Ráng sẹ gà (Pteris spp.), Ráng yểm dực (Tectaria spp.), Kim tuyến đá vôi (Anoectochilus calcareus), Dứa bụi nhỏ (Pandanus nanofrutex), Sâm cau (Peliosanthes teta), Mật cật (Rhapis excels), Sơn linh quảng đông (Sonerila cantonensis), Râu hùm (Tacca chantrieri), Khai khẫu tiễn (Tupistra wattii), Riềng (Alpinia spp.), Thiên nam tinh (Arisaema spp.), Hải đường (Begonia spp.), Cao hùng (Elatostema spp.), Ngải tiên lá bắc
(Hedychium forrestii), Càng cua bốn lá (Peperomia tetraphylla) vàChùy hoa trung bộ (Strobilanthes anamiticus).
Một số loài hoại sinh khác như Cu chó (Balanophora latisepala) và Dó đất đồng châu(Balanophora fungosa).
Thực vật mọc bám trên đá không phổ biến, chỉ có một số loài: Trâu cổ (Ficus pumila), Kiều lam sọc trắng (Calanthe argenteo-striata).
Ở các vách đá dựng đứng, trên những cây gỗ đơn lẻ mọc tại các hốc nhỏ có thể có nhiều loài cây sống bám, như: Má đào (Aeschynanthus spp.), Nỉ lan nhiều hoa (Eria floribunda), Ráng tai chuột (Pyrrosia sp.) Nang lan chồi (Schoenorchis gemmata),….
Thực vật ngoại tầng: Các loài bì sinh trên cây như: Quế lan hương
(Aerides odorata), Tổ điểu thật (Asplenium nidus), Mỹ nữ (Callostylis rigida), Mật khẩu đầu bò (Cleisostoma arietinum), Mật khẩu crochet (Cleisostoma crochetii), Mật khẩu sọc (Cleisostoma striatum), Chân rết lá xanh (Dendrobium acinaciforme),Hồng cầu (Dendrobium aduncum), Tắc kè đá bon (Drynaria bonii), Nỉ lan (Eria calcarea), Nỉ lan tả tơi (Eria pannea), Loan phích đoản mệnh (Flickingeria fugax) vàỔ rồng (Aglaomorpha coronans).
Các loài dây leo ưu thế: Mây (Calamus spp.), Ráy leo (Pothos spp.), Móng bò (Bauhinia spp.), Cáp (Capparis spp.), Củ mài (Dioscorea spp.), Tiêu (Piper sp.), Kim cang (Smilax spp.), Tứ thư (Tetrastigma spp.), Lân tơ luyn (Rhaphidophora decursiva),.…
Ở các vách đá có các loài dây leo bò như Mỹ nữ (Callostylis rigida),Trâu cổ (Ficus pumila), Hồ hoa (Hoya spp.), Ráy leo (Pothos spp.), Tứ thư (Tetrastigma spp.).
(2) Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp cây lá rộng trên
đỉnh đá vôi
Rừng kín có ngoại mạo như một dạng rừng lùn điển hình khu vực đỉnh núi đá vôi. Tuy nhiên, rừng trên đỉnh núi có diện tích nhỏ, khá hẹp và trải dài theo các dông núi hoàn toàn là đá vôi. Được phân bố chủ yếu tại khu vực xã Cổ Lũng và Phú Lệ ở độ cao 700-935 m.
Tầng ưu thế sinh thái: Gồm các cây lùn không cao quá 12-15 m, đường kính thân thông thường vào khoảng 15-30 (40) cm, độ che phủ khoảng 20-45%. Các loài phổ biến: Mộp (Eriobotrya bengalensis), Me rừng (Phyllanthus emblica), Bi tát (Pistacia cucphuongensis), Mạy ba vì (Pistacia weinmanifolia), Hòa hương (Platycarya strobilacea), Sến đất trung hoa (Sinosideroxylon wightianum), Thích bắc bộ (Acer tonkinense), Gội (Aglaia spp.), Kiêng quang (Burretiodendron brilletii), Sung (Ficus spp.), Chà ran petelot (Homalium petelotii), Xây lá to (Myrsine kwangsiensis), Dẻ (Lithocarpus spp.), Trâm (Syzygium spp.), Câng (Tirpitzia sinensis), ….
Tầng chịu bóng và cây bụi: Chúng tạo nên một tầng cao 1-4 (6) m với độ
che phủ khoảng 30-70% (hiếm khi tới 90%), như các loài: Huyết giác nam bộ (Dracaena cochinchinensis), Cứt ngựa(Archidendron spp.), Cơm nguội (Ardisia
spp.), Sâm bù (Memecylon edule), Xây (Myrsine spp.), Lòng mang (Pterospermum spp.), …
Tầng thảm tươi: Tầng cây thảo có thể cao 0,1 đến (1,5) m, như Cói
(Carex spp.), Thanh ngọc (Cymbidium ensifolium), Chùy hoa (Strobilanthes
spp.), Ráng vệ nữ (Adiantum caudatum), Giải thùy tím (Anoectochilus elwesii), Hà biện râu (Habenaria myriotricha), Hài vân nam (Paphiopedilum malipoense), Lan hình thoi petelot (Rhomboda petelotii), Riềng (Alpinia
Thực vật ngoại tầng: Các loài bì sinh phổ biến: Thanh đạm rìa (Coelogyne fimbriata), Hòa thảo răng (Dendrobium dentatum), Thương duyên sa pa (Epigeneium chapaense), Thượng duyên labuan (Epigeneium labuanum), Loan phích đoản mệnh (Flickingeria fugax), Móng rùa quảng tây (Oberonia kwangsiensis), Tổ điểu thật (Asplenium nidus), Chân rết lá xanh (Dendrobium acinaciforme),Hoàng thảo (Dendrobium nobile), Nỉ lan cầu (Eria globulifera), Nỉ lan tả tơi (Eria pannea), Loan phích đoản mệnh (Flickingeria fugax), Túi thơ lá nhọn (Gastrochilus acutifolius), Điểu thiệt (Ornithochilus difformis), Bạt lan ruồi (Pelatantheria insectifera), Thạch tiên đào (Pholidota chinensis), Tục đoạn đỏ (Pholidota rubra), Thùy lan (Phreatia plantaginifolia), Lan sáp (Polystachya concreta), Ổ rồng (Aglaomorpha coronans), Mào tử có cựa (Thrixspermum calceolus) và Mào lan gối (Trichotosia pulvinata).
Các loài dây leo khá phổ biến như Móng bò (Bauhinia spp.), Củ mài (Dioscorea spp.), Xâm cánh thorel (Glyptopetalum thorelii), Nhài (Jasminum
spp.), Mâm xôi (Rubus spp.), Kim cang (Smilax spp.), Tứ thư (Tetrastigma
spp.) và Mỹ nữ (Callostylis rigida).
(3) Rừng hỗn giao cây lá rộng, cây lá kim mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp trên
đá vôi
Kiểu rừng còn sót lại tại rất ít trên các đỉnh núi thuộc khu vực Eo Điếu