Về yếu tố địa lý thực vật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạch ở khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, thanh hóa (Trang 33 - 35)

Chương 1 TỔNG QUAN

1.1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.2.4 Về yếu tố địa lý thực vật

Gagnepain là người đầu tiên nghiên cứu, phân tích và đánh giá các yếu tố địa lý thực vật của hệ thực vật Việt Nam, theo tác giả hệ thực vật Đông Dương bao gồm năm yếu tố (theo [93]), cụ thể như sau:

- Yếu tố Trung Quốc chiếm 33,8% tổng số loài của hệ thực vật. - Yếu tố Xích Kim-Himalaya chiếm 18,5%.

- Yếu tố Malaysia và nhiệt đới khác chiếm 15,0%. - Yếu tố đặc hữu chiếm 11,9%.

- Yếu tố nhập nội và phân bố rộng chiếm 20,8%.

T. Pócs (1965) đã phân tích và sắp xếp các lồi thực vật ở Bắc Việt Nam thành nhóm các yếu tố trên cơ sở khu phân bố hiện tại mà khơng phân tích đến nguồn gốc phát sinh của chúng [136]. Theo tác giả, hệ thực vật Bắc Việt Nam bao gồm các nhóm yếu tố cấu thành như sau:

- Yếu tố bản địa đặc hữu 39,90 %

Của Việt Nam 32,55 %

Của Đông Dương 7,35 %

- Yếu tố di cư từ các vùng nhiệt đới: 55,27 %

Từ Trung Quốc 12,89 % Từ Ấn Độ và Himalaya 9,33 % Từ Malaysia-Indonesia 25,69 % Từ các vùng nhiệt đới khác 7,36 % - Yếu tố khác 4,83 % Ôn đới 3,27 % Thế giới 1,56 %

- Trong yếu tố khác thì yếu tố nhập nội, trồng trọt 3,08 %

Năm 1978, Thái Văn Trừng căn cứ vào bảng thống kê các loài của hệ thực vật Bắc Việt Nam đã cho rằng ở Việt Nam có 3% số chi và 27,5% số lồi đặc hữu. Tuy nhiên, sau đó căn cứ vào khu phân bố hiện tại cũng như nguồn gốc phát sinh của các loài. Tác giả đã gộp các nhân tố đi từ Nam Trung Quốc vào nhân tố đặc hữu bản địa Việt Nam nâng tỷ lệ các lồi đặc hữu bản địa lên 50%, cịn yếu tố di cư chiếm tỷ lệ 39%, các nhân tố khác chỉ chiếm 11% (7% yếu tố nhiệt đới, 3% yếu tố ơn đới và 1% yếu tố tồn thế giới), nhân tố nhập nội vẫn là 3,08% [113].

Căn cứ các khung phân loại của T. Pócs (1965) và Ngơ Chinh Dật (1993), Lê Trần Chấn và cộng sự (1999) và trên cơ sở các cơng trình nghiên cứu của mình, Nguyễn Nghĩa Thìn (1999) đã xây dựng thang phân loại các yếu tố địa lý thực vật cho hệ thực vật Việt Nam và áp dụng cho việc sắp xếp các chi thực vật Việt Nam vào các yếu tố địa lý [128].

Bên cạnh đó, trong những năm gần đây có một số cơng trình khi nghiên cứu đa dạng hệ thực vật của một khu vực cụ thể, cũng đã nghiên cứu yếu tố địa lý của khu hệ đó, như: Phùng Ngọc Lan và cộng sự (1996) khi nghiên cứu đa dạng thực vật ở Cúc Phương đã xác định và xếp yếu tố địa lý của hệ thực vật Cúc phương thành 16 yếu tố địa lý, trong đó: yếu tố Đông Dương cao nhất chiếm 19,75%, tiếp đến là yếu tố Nam Himalaya 13,68%, yếu tố châu Á nhiệt đới 11,88%, yếu tố đặc hữu chiếm 17,49% [55]. Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự (2004) trong cuốn “Đa dạng thực vật VQG Pù Mát” đã công bố và chỉ ra rằng nhóm các yếu tố nhiệt đới chiếm tỷ lệ cao nhất với 58,30%, yếu tố ôn đới chiếm 4,49%, yếu tố đặc hữu chiếm 16,60% [103].

Bên cạnh đó, các cơng trình nghiên cứu khác (như đã được nêu lên ở trên) khi nghiên cứu hệ thực vật cũng đã đề cập đến về đạng yếu tố địa lý.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạch ở khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, thanh hóa (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)