Bảng so sánh phổ dạng sống của các hệ thực vật khác nhau

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạch ở khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, thanh hóa (Trang 68)

Hệ thực vật Ph Ch Hm Cr Th Khu BTTN Pù Luông 83,69 8,41 2,87 1,89 3,13 VQG Cúc Phương (1) 57,78 10,46 12,38 8,37 11,01 VQG Pù Mát (2) 78,88 4,14 5,76 5,97 5,25 VQG Bến En (3) 75,88 5,83 8,50 6,12 3,67 Việt Nam (4) 54,68 10,00 21,41 10,66 5,67 (1)

Phùng Ngọc Lan và cộng sự, 1996 [55], (2) Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn, 2004

[103], (3) Hoang Van Sam at al., 2008 [126], (4) Lê Trần Chấn và cộng sự, 1999 [18]

Bảng 3.9 cho thấy phổ dạng sống của cả 5 hệ thực vật có một số điểm giống nhau cơ bản, đó là sự ưu thế tuyệt đối của nhóm cây chồi trên (Ph). Cả 5 hệ thực vật này thì nhóm cây chồi trên (Ph) chiếm trên 50%, trong đó hệ thực vật Pù Lng có tỷ trọng cao nhất (83,69%). Mặt khác, các nhóm cây chồi nửa ẩn (Hm), chồi ẩn (Cr) và cây một năm (Th) của Pù Luông thấp hơn nhiều so với hệ thực vật Cúc Phương, Bến En, Pù Mát và Việt Nam. Đặc biệt, nhóm cây chồi ẩn (Cr) và nhóm cây chồi nửa ẩn (Hm) nhỏ nhất (tương ứng là 1,89% và 2,87%) vì điều kiện núi đá vơi và đá khác có lớp mùn quá mỏng nên các lồi có chồi ẩn và nửa ẩn ít tồn tại.

Khi phân tích dạng sống của hệ thực vật ở Pù Lng, ngồi 5 dạng sống chính, chúng tơi cịn đánh giá chi tiết về nhóm cây chồi trên (Ph) với 8 kiểu dạng sống khác nhau được thể hiện ở Bảng 3.10 và Hình 3.6.

Qua Bảng 3.10 và Hình 3.6, cho thấy các nhóm nhỏ trong nhóm cây chồi trên (Ph) có tỷ lệ khơng đều nhau, cụ thể:

- Nhóm cây chồi trên to (Mg) chỉ chiếm 5,77% tổng số loài của nhóm cây chồi trên (Ph), tập trung ở một số họ Vang (Caesalpiniaceae), Quả hai cánh (Dipterocarpaceae), Long não (Lauraceae), Thông (Pinaceae), Kim giao

(Podocarpaceae), Cà phê (Rubiaceae), Hồng xiêm (Sapotaceae), Đay (Tiliaceae).

Đây là nhóm tập trung nhiều cây gỗ lớn, có giá trị kinh tế như: Chò chỉ (Parashorea chinensis), Chò nâu (Dipterocarpus retusus), Táu (Vatica

pauciflora), Sến mật (Madhuca pasquieri), Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Lim xẹt (Peltophorum pterocarpum), ....

Bảng 3.10. Tỷ lệ dạng sống cây chồi trên (Ph) ở Pù Lng

Nhóm cây chồi trên Ký hiệu Số loài Tỷ lệ % Cây chồi trên to: là cây gỗ cao trên 30 m Mg 74 5,77 Cây chồi trên vừa: cây gỗ cao 8-30 m Me 229 17,85 Cây chồi trên nhỏ: cây gỗ cao 2-8 m Mi 253 19,72

Cây chồi trên lùn: cây bụi Na 173 13,48

Cây bì sinh sống lâu năm Ep 177 13,80

Cây thân thảo sống lâu năm cao trên 25cm Hp 131 10,21 Dây leo sống lâu năm, leo cao trên 25cm Lp 238 18,55 Cây ký sinh, bán ký sinh sống lâu năm Pp 8 0,62

Tổng 1.283 100

- Nhóm cây chồi trên vừa (Me) chiếm 17,85% số loài của nhóm cây chồi trên (Ph), tập trung trong các họ Vang (Caesalpiniaceae), Thị (Ebenaceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae), Dẻ (Fagaceae), Mùng quân (Flacourtiaceae), Hồ đào (Juglandaceae), Long não (Lauraceae),…Đây là nhóm dạng sống rất đặc trưng cho vùng nhiệt đới ẩm.

Tuy nhiên, do khai thác quá mức nên các loài cây thuộc nhóm Mg và Me chủ yếu gặp dưới dạng tái sinh.

- Nhóm cây chồi trên nhỏ (Mi) chiếm tỷ lệ cao nhất với 19,72% tổng số lồi của nhóm cây chồi trên (Ph). Thuộc nhóm này có nhiều cây cho gỗ phục vụ xây dựng, làm củi,… ở các họ chính như: Nhân sâm (Araliaceae), Dương đào (Actinidiaceae), Thị (Ebenaceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae), Đơn nem (Myrsinaceae), Chè (Theaceae), Lúa (Poaceae),….

- Nhóm cây chồi trên lùn (Na) chiếm 13,48% tổng số lồi của nhóm cây chồi trên (Ph), chủ yếu trong các họ chính như: Cà phê (Rubiaceae), Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), Cau (Arecaceae), Đậu (Fabaceae), Đơn nem (Myrsinaceae), Cúc (Asteraceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae),…. Đây là nhóm dạng sống đặc trưng cho vùng nhiệt đới ẩm.

- Nhóm dây leo sống lâu năm (Lp) chiếm 18,55% tổng số lồi của nhóm cây chồi trên (Ph), tập trung chủ yếu trong các họ như Na (Annonaceae), Thiên lý (Asclepiadaceae), Bạch hoa (Capparaceae), Trường điểu (Connaraceae), Khoai lang (Convolvulaceae),….

- Nhóm cây sống bì sinh sống lâu năm (Ep) chiếm 13,80% tổng số lồi của nhóm cây chồi trên (Ph), với các họ chính như: Tổ điểu (Aspleniaceae), Ráng nhiều chân (Polypodiaceae), Lan (Orchidaceae). Đây cũng là nhóm dạng sống đặc trưng cho vùng nhiệt đới ẩm.

- Nhóm cây thân thảo sống lâu năm (Hp) chiếm 10,21% tổng số loài của nhóm cây chồi trên (Ph) với các họ chính như: Ráng đàn tiết (Dennstaedtiaceae), Ráng cánh bần (Dryopteridaceae), Ráng sẹo gà (Pteridaceae), Bòng bong (Schizaeaceae), Ráng gỗ nhỏ (Woodsiaceae), Bóng nước (Balsaminaceae), Quyển bá (Selaginellaceae), Thơng đất (Lycopodiaceae),...

- Nhóm cây ký sinh, bán ký sinh sống lâu năm (Pp) chỉ có 0,62% tổng số lồi của nhóm cây chồi trên (Ph) tập trung trong các họ: Dó đất (Balanophoraceae), Đỗ quyên (Ericaceae), Tầm gửi (Loranthaceae).

Qua đó cho thấy, hệ thực vật ở khu BTTN Pù Lng mang tính nhiệt đới và á nhiệt đới ở núi thấp, điều kiện ẩm do địa hình phân cắt mạnh và dốc, nên dạng sống chủ yếu là các nhóm cây dây leo sống lâu năm, cây thảo sống lâu năm, cây bụi, cây gỗ vừa và nhỏ.

Hình 3.6. Tỷ lệ các nhóm dạng sống chồi trên (Ph) ở Pù Luông

3.1.3 Đa dạng các yếu tố địa lý thực vật

Áp dụng hệ thống phân loại của Nguyễn Nghĩa Thìn (2008) [95]. Trong 1.533 lồi và dưới lồi thì 1.488 lồi và dưới loài đã được xác định yếu tố địa lý chiếm 97,06% tổng số lồi, cịn 45 lồi và dưới lồi chưa đủ thơng tin nên chúng tôi chưa đưa vào yếu tố nào. Căn cứ trên số lượng loài đã biết để xây dựng phổ các yếu tố địa lý của hệ thực vật Pù Luông, được thể hiện trong Bảng 3.11 và Hình 3.7.

Bảng 3.11. Thống kê các yếu tố địa lý cơ bản hệ thực vật Pù Luông Ký Ký

hiệu Tên yếu tố Số loài Tỷ lệ % Số loài Tỷ lệ %

1 Toàn cầu 1 0,07 1 0,07

2 Liên nhiệt đới 32 2,09 Liên nhiệt đới

2.1 Nhiệt đới châu Á, Úc, Mỹ 0 0

2.2 Nhiệt đới châu Á, Phi, Mỹ 2 0,13

2.3 Nhiệt đới châu Á, Úc Mỹ 5 0,33

39 2,54

3 Cổ nhiệt đới 7 0,46 Cổ nhiệt đới

3.1 Nhiệt đới Á-Úc 72 4,70

3.2 Nhiệt đới Á-Phi 3 0,20 82 5,35

4 Nhiệt đới châu Á 237 15,46 Nhiệt đới châu Á

4.1 Đông Dương-Malezi 164 10,70

4.2 Đông Dương-Ấn Độ 168 10,96

4.3 Đông Dương-Himalaya 122 7,96 4.4 Đông Dương-Nam Trung Hoa 163 10,63

4.5 Đặc hữu Đông Dương 83 5,41

937 61,12

5 Ôn đới Âu-Á-Bắc Mỹ 1 0,07 Ôn đới

5.1 Ôn đới châu Á-Nam Mỹ 1 0,07

5.2 Ôn đới cổ thế giới 4 0,26

5.3 Ôn đới Âu-Á-Địa Trung Hải 2 0,13

5.4 Đông Á 45 3,07

55 3,59

6 Đặc hữu Việt Nam 262 17,09 Đặc hữu Việt Nam

6.1 Gần đặc hữu Việt Nam 90 5,87 352 22,96

7 Cây trồng 22 1,44 22 1,44

Yếu tố chưa xác định 45 2,94 45 2,94

Qua Bảng 3.11 cho thấy, hệ thực vật Pù Luông mang nhiều đặc điểm của một hệ thực vật nhiệt đới điển hình với 69,02% yếu tố nhiệt đới, yếu tố đặc hữu chiếm 22,96%, yếu tố ôn đới chiếm 3,59%, yếu tố cây trồng chiếm 1,44% và thấp nhất là yếu tố toàn cầu chiếm 0,07%. Trong nhóm các yếu tố nhiệt đới, yếu tố nhiệt đới châu Á chiếm tỷ lệ cao nhất với 61,12% (tương đương 937 lồi), trong khi đó tỷ lệ yếu tố liên nhiệt đới và cổ nhiệt đới lần lượt là 2,54% và 5,35%, yếu tố đặc hữu chiếm 22,96%.

Hình 3.7. Tỷ lệ các yếu tố địa lý cơ bản hệ thực vật Pù Luông

Xét trong mối quan hệ với các hệ thực vật láng giềng, thì hệ thực vật Pù Lng có sự pha trộn của vùng lục địa châu Á (chiếm 15,46%), tiếp theo là yếu tố Đông Dương-Ấn Độ với 10,96%, Đông Dương-Malezi với 10,70%, Đông Dương-Nam Trung Hoa với 10,63%, yếu tố Đông Dương-Himalaya với 7,96%, yếu tố Đông Dương với 5,41%. Điều này phù hợp về cả khoảng cách địa lý và cả sự kiến tạo của địa chất.

Tính tách biệt của hệ thực vật Pù Luông được thể hiện qua tỷ trọng của yếu tố đặc hữu và gần đặc hữu của Việt Nam (22,96%). Điều đó cho thấy khu BTTN Pù Luông là một khu hệ khá đặc biệt, chứa đựng tính đa dạng sinh học cao trong đó có khu hệ thực vật.

Ngồi ra, căn cứ vào “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” (2001, 2003, 2005) [10], [112], đã xác định được 166 loài và dưới lồi khơng những phân bố từ Ninh Bình trở ra các tỉnh phía Bắc và 188 lồi và dưới loài từ Đà Nẵng trở vào các tỉnh phía Nam mà cịn có mặt tại khu BTTN Pù Lng, Thanh Hóa.

3.1.4 Đa dạng về giá trị sử dụng của hệ thực vật

Khu BTTN Pù Luông chứa đựng nguồn tài nguyên thực vật không chỉ đa dạng về thành phần lồi mà cịn đa dạng về giá trị sử dụng. Dựa vào các tài liệu chính: Lâm sản ngồi gỗ Việt Nam (2007) [49], Từ điển cây thuốc Việt Nam (1997, 2012) [19], [22], Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2001, 2003, 2005) [10], [112],… Trên cơ sở của kết quả nghiên cứu, đã kiểm kê có 922 lồi và dưới lồi cây có ích chiếm 60,14% tổng số loài thực vật của khu hệ thực vật. Trong đó, 551 lồi và dưới lồi chỉ cho 1 giá trị sử dụng chiếm (35,94%) và 370 loài và dưới loài cho từ 2 giá trị sử dụng trở lên chiếm 24,14% tổng số lồi. Chi tiết thể hiện trong Bảng 3.12 và Hình 3.8.

Bảng 3.12. Các nhóm giá trị sử dụng của hệ thực vật Pù Luông

TT Công dụng Ký hiệu Số loài* Tỷ lệ %

1 Cây dùng làm thuốc M 737 48,08

2 Cây cho gỗ T 201 13,11

3 Cây ăn được Ed 177 11,55

4 Cây làm cảnh Or 127 8,28

TT Công dụng Ký hiệu Số loài* Tỷ lệ %

6 Cây cho nhựa Sap 8 0,52

7 Cây cho tinh dầu E 18 1,17

8 Cây có độc Mp 21 1,37

9 Cây cho tanin Tn 24 1,57

10 Cây có cơng dụng khác U 68 4,44

*

Một lồi có thể có 1 hoặc nhiều cơng dụng

Hình 3.8. Tỷ lệ các nhóm giá trị sử dụng của hệ thực vật Pù Lng Qua bảng và hình trên thấy rằng: Qua bảng và hình trên thấy rằng:

- Nhóm cây làm thuốc: Đối với những người dân tộc sống ở vùng sâu vùng xa, dược liệu từ thiên nhiên là một giải pháp hữu hiệu trong việc chữa trị các loại bệnh thông thường. Hiện nay, tuy các dịch vụ y tế cộng đồng ở miền núi đã được quan tâm hơn, nhưng việc sử dụng thực vật làm dược liệu vẫn là thói quen khơng thể thiếu được của người dân nơi đây. Mặt khác, ngoài việc

chữa trị được các bệnh thơng thường, dược liệu cịn tỏ ra rất có lợi thế trong việc chữa trị các bệnh nan y mà việc chữa trị bằng thuốc tây khơng có hiệu quả.

Trong số 922 lồi và dưới lồi có giá trị sử dụng thì có đến 737 lồi và dưới lồi được dùng làm thuốc, chiếm 48,08% tổng số loài của toàn hệ cho thấy nguồn tài nguyên cây thuốc đa dạng. Gồm các lồi chủ yếu như Thơng đỏ (Taxus chinensis), Chuối chác dẻ (Dasymaschalon rostratum), Lài trâu ít hoa (Tabernaemontana pauciflora), Đáng chân chim (Schefflera heptaphylla), Trám lá đỏ (Canarium subulatum), Cơm cháy (Sambucus javanica), Dần toòng (Gymnostemma pentaphyllum), Dây hương (Erythropalum scandens), Tiết dê (Cissampelos pareira), Thóc lép quắn (Desmodium zonatum), Củ rối đen (Leea indica), Thiên niên kiện (Homalomena occulta), Kim tuyến tơ (Anoectochilus setaceus), Khơi tía (Ardisia silvestris), Lương khương (Alpinia chinensis), Riềng gió (Zingiber zerumbet), …

Một số lồi cây thuốc có tiềm năng khai thác với số lượng lớn để làm dược liệu như: Dần toòng (Gymnostemma pentaphyllum), Thiên niên kiện (Homalomena occulta), Mã tiền lông (Strychnos ignatii), Vàng đắng blume (Coscinium blumeanum), Nam hồng (Fibraurea recisa), Lõi tiền (Stephania

longa), Bình vơi (Stephania rotunda), Bình vơi tán ngắn (Stephania sinica),

Ráy leo (Pothos repens).

Khi chọn lọc một số lồi cây thuốc như: Thóc lép (Desmodium

gangeticum), Muồng lạc (Senna tora) và Sẻn (Zanthoxylum acanthopodium)

để nghiên cứu ảnh hưởng của các hợp chất courmarin lên một số chủng vi sinh vật gồm Escherichia coli, Bacillus subtilis, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus (là tác nhân gây bệnh phổ biến ở người như các bệnh

về đường ruột, ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng đường tiết niệu, da và mô, suy giảm hệ miễn dịch….). Kết quả cho thấy, 3 loài cây thuốc trong nghiên cứu này đều có khả năng kháng lại đồng thời 4 loại vi sinh vật

gây bệnh. Đáng chú ý nhất là dịch chiết từ cây Sẻn (Zanthoxylum

acanthopodium) có khả năng kháng tương đối rõ rệt và đồng đều với tất cả

các chủng vi khuẩn này với đường kính vịng kháng giao động từ 17,5mm - 18,5mm. Như vậy, các mẫu vật thu được ở thực địa đều có khả năng kháng khuẩn tương đối tốt.

Điều này phần nào phù hợp với việc người dân tộc Mường nơi đây thường sử dụng các loài này để chữa các bệnh viêm nhiễm ngoài da, lở đầu, mụn nhọt, ngứa… Ở trẻ em mà nguyên nhân chính của các bệnh này có thể là do vi khuẩn gây ra.

- Nhóm cây cho gỗ: với 201 loài và dưới loài chiếm 13,11% cho gỗ sử

dụng. Điều này là cơ sở cho việc lựa chọn mục đích khai thác gỗ. Tuy nhiên, do sự khai thác quá mức cho nên hiện nay trong tự nhiên chúng chỉ cịn ít chủ yếu nằm ở trong các thung núi đá vơi, đi lại khó khăn và gặp dưới dạng tái sinh, điển hình như: Chị nâu (Dipterocarpus retusus), Chò chỉ (Parashorea

chinensis), Kháo xanh (Cinnadenia paniculata), Dạ hợp dandy (Manglietia dandyi), Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Lim xanh (Erythrophleum fordii), Sến mật (Madhuca pasquieri),… Do các loài cây gỗ quý hiếm gần

như bị kiệt quệ nên họ đã chuyển sang sử dụng các loài cây gỗ thay thế là một bất lợi cho công tác bảo tồn, phục hồi rừng.

- Nhóm cây ăn được (rau ăn, cho quả ăn được, các bộ phận khác ăn được và làm thức ăn gia súc): Đối với người dân miền núi tình trạng thiếu lương thực và thực phẩm luôn là sức ép lớn lên tài nguyên rừng. Qua bảng trên cho thấy với 177 loài và dưới loài được người dân ở đây sử dụng phục vụ trong cuộc sống hàng ngày. Như vậy, do nghèo túng, thiếu thốn, nên vấn đề thức ăn cho mỗi gia đình hàng ngày vẫn là ưu tiên số một của người dân. Bên cạnh đó việc sử dụng nguồn lương thực, thực phẩm có sẵn trong rừng sẽ an toàn hơn so với những loại thực phẩm bày bán sẵn trên thị trường. Vì vậy, nghiên cứu

tình trạng khai thác sử dụng các loài thực vật rừng cho lương thực, thực phẩm để có giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên này nhằm giảm sức ép của người dân vào rừng tự nhiên là việc làm có ý nghĩa to lớn.

+ Nhóm cây làm lương thực, thực phẩm: Các loài cây làm thức ăn chủ yếu là: Khoai mài (Dioscorea spp.), Chân chim (Schefflera spp.), Tre nứa (Bambusa ssp.),...

+ Nhóm cây có quả ăn được: Chủ yếu là các loài dưới đây được người dân khai thác như: Kha thụ trung bộ (Castanopsis annamensis), Dẻ gai bái thượng (Castanopsis clarkei var pseudindica), Sồi đỏ (Lithocarpus corneus), Dẻ lỗ (Lithocarpus fenestratus), Dẻ đầu cứng (Lithocarpus finetii), Dẻ gân dày (Lithocarpus fordianus), Hồng quân (Flacourtia rukam), Sổ bà (Dillenia

indica), Chuối hoa rừng (Musa coccinea), Chuối hoang nhọn (Musa acuminata),…

+ Nhóm cây làm rau ăn: Các loài đáng quan tâm nhất là Rau sắng (Melientha suavis), Rau dớn (Diplazium esculentum), Dây hương (Erythropalum scandens), Đỏ ngọn (Cratoxylum pruniflorum), Luồng thanh hóa (Dendrocalamus membranaceus), Nứa (Neohouzeaua dullooa), Trúc cứng (Phyllostachys bambusoides), Mua leo (Medinilla assamica), Ấn đằng (Diplectria barbata),…

+ Nhóm cây làm thức ăn cho gia súc: Đối với những người dân miền núi việc chăn nuôi của họ chủ yếu phụ thuộc vào tự nhiên, nên sử dụng những loài cây mọc tự nhiên làm nguồn thức ăn phục vụ chăn ni là một thói quen đã có từ lâu đời. Tuy nhiên, ngày nay người dân cũng đã biết chăn nuôi theo kiểu nuôi nhốt, nên họ đã sử dụng những lồi cây nơng nghiệp được trồng trong vườn nhà hoặc trên nương để làm thức ăn cho vật ni, chính vì vậy số loài cây rừng được sử dụng làm thức ăn phục vụ chăn nuôi chủ yếu như:

Thiên niên kiện (Homalomena occulta), Dọc mùng (Alocasia odora), Thiên niên kiện lá lớn (Homalomena gigantea), Ráy (Alocasia macrorrhizos),...

- Nhóm cây làm cảnh: với 127 lồi và dưới lồi, đây là nhóm tài ngun được người dân khai thác và buôn bán nhiều ở khu vực nghiên cứu vì cơng sức bỏ ra di tìm kiếm nó ít nhưng giá thành cao. Đặc biệt, núi đá vôi là mơi trường sống của nhiều lồi cho dáng đẹp, hoa đẹp,…điển hình là các lồi Thơng đất sóng (Huperzia carinata), Kim tuyến (Anoectochilus spp.), Sung (Ficus spp.), Cát đằng thon (Thunbergia laurifolia), Móng bị (Bauhinia spp.), Hoàng thảo (Dendrobium spp.), Hải đường (Begonia spp.), Lan hài (Paphiopedilum spp.), Nhẵn diệp (Liparis spp.), Mạn kinh (Vitex spp.),… Điều này cảnh báo công tác quản lý tài nguyên rừng, vì khi khai thác cây làm cảnh, họ thường lấy cả cây.

- Nhóm cây chứa tinh dầu: gồm 18 lồi và dưới lồi có nhiều ứng dụng trong y dược, mỹ phẩm,….một số lồi điển hình thuộc các chi như: Bời lời (Litsea spp.), Long não (Cinnamomum spp.), Hoa giẻ (Desmos spp.), Dấu dầu (Euodia spp.), Muồng truổng (Zanthoxylum spp.), Cơm rượi (Glycosmis spp.),…

- Nhóm cây cho nhựa: chủ yếu được khai thác nhựa dùng trong công

nghệ dược phẩm, mỹ phẩm và trong các ngành công nghiệp điện tử với các loài chủ yếu là Phèn đen (Phyllanthus reticulatus), Thị vam (Diospyros

dictyoneura), Sưng có đi (SemecarPùs caudata), Trám lá đỏ (Canarium subulatum),….

- Nhóm cây cho tanin: với 24 lồi và dưới lồi được thống kê, điển hình như: Bình bát (Annona reticulata), Sịi lá trịn (Sapium rotundifolium), Cơm bắc bộ (Elaeocarpus tonkinensis), …

- Nhóm cây cho dầu béo: nhóm này gồm có 22 lồi và dưới lồi như: Lai (Aleurites moluccana), Dây đông cuống ngắn (Cleidion brevipetiolatum), Dầu

mè (Jatropha curcas), Bục trắng (Mallotus apelta), Bùng bục (Mallotus

barbatus), Trẩu nhăn (Vernicia montana), ….

- Nhóm cây có độc: được người dân khai thác chủ yếu thuộc các loài Sưn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạch ở khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, thanh hóa (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)