TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạch ở khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, thanh hóa (Trang 37)

Chương 1 TỔNG QUAN

1.2TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1.2.1 Điều kiện tự nhiên

1.2.1.1 Vị trí địa lý

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông nằm trên địa bàn hành chính của các xã Cổ Lũng, Lũng Cao, Thành Lâm và Thành Sơn (huyện Bá Thước), Phú Lệ, Phú Xuân, Thanh Xuân, Hồi Xuân và Phú Nghiêm (huyện Quan Hóa), có tọa độ địa lý: 20o21’- 20o34’ vĩ độ Bắc, 105o02’- 105o20’ kinh độ Đơng.

Phía Đơng giáp huyện Lạc Sơn, phía Bắc giáp huyện Mai Châu, Tân Lạc của tỉnh Hồ Bình; phía Tây giáp với phần đất còn lại của các xã Phú Lệ, Phú Xuân, Thanh Xn, Hồi Xn của huyện Quan Hóa; phía Nam giáp với xã Phú Nghiễm của Huyện Quan Hóa, xã Ban Cơng, Hạ Trung của Huyện Bá Thước. Trụ sở của Ban quản lý nằm tại Thị trấn Cành Nàng của huyện Bá Thước.

1.2.1.2 Địa hình địa mạo

Địa hình của khu BTTN Pù Luông bao gồm 2 dãy núi chạy song song theo hướng Tây Nam-Đông Bắc được ngăn cách với nhau bởi một thung lũng ở giữa. Độ cao trong khu bảo tồn khoảng từ 60 m đến 1650 m so với mặt nước biển, cao nhất là đỉnh Pù Lng (1700 m). Mặt khác, do q trình ngoại sinh xảy ra mạnh mẽ trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều cũng góp phần khiến cho địa hình bị phân cách mạnh, với địa hình sườn dốc đóng vai trị chủ đạo trong vùng.

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu địa chất và khống sản-Bộ Tài ngun và Mơi trường (2003) [120], địa hình khu BTTN Pù Lng gồm 4 kiểu chính:

- Địa hình kiến tạo: Địa hình kiến tạo gồm các sườn và vách dốc dọc theo các đứt gãy tuyến tính, thể hiện rất rõ thí dụ dọc theo đứt gãy Sơn La, dọc theo sông Mã ở Hồi Xuân, Trung Xuân, Phú Nghiêm, Thành Sơn-Lũng Niêm, Vân Mai-Làng Kịt, Mai Châu-Lũng Vân v.v. Chúng phát triển chủ yếu theo phương Tây Bắc-Đông Nam, nhiều khi làm ranh giới giữa các kiểu loại đá có thành phần và tuổi khác nhau, thậm chí giữa các nếp uốn khác nhau trong cùng một loại đá, cùng một thành hệ đất đá. Ngoài ra, trong vùng nghiên cứu cịn có nhiều đoạn sườn và vách dốc ngắn, hẹp dọc theo các đứt gãy phương Đông Bắc-Tây Nam như ở Pù Bin, Phú Lâm-Lũng Vân, Thành Sơn-Nam Sơn, Lũng Niêm-Lũng Cao…. Hai hệ thống sườn và vách dốc này cắt nhau, cùng nhau chia cắt các dẫy, dải núi thành từng khối. Tại những nơi

giao cắt, có thể nhận thấy thung lũng đột nhiên mở rộng ra, hoặc phát triển các trũng hoặc phễu sụt nếu ở diện phân bố đá vơi.

- Địa hình xâm thực: Địa hình xâm thực phát triển chủ yếu trên các đá

phun trào và lục nguyên. Các sườn dốc nhóm này phát triển trên dãy Pù Lng ở độ cao tương đối khoảng 700-800 m. Bề mặt sườn thường thẳng hoặc hơi uốn lượn, góc dốc sườn tăng dần lên trên tới khoảng 30. Mức xâm thực sâu thường khá cao, tới 200-700 m, trong khi mạng lưới sơng suối lại khơng phát triển. Sườn dốc phía Tây Nam thường thoải và ít bị chia cắt hơn sườn phía Đơng Bắc. Bề mặt sườn lộ đầy đá gốc bị dập vỡ, chia cắt, đôi khi được lớp đất mỏng mầu nâu vàng che phủ. Ở một vài nơi trên đỉnh núi có thể thấy tàn dư của các họng núi lửa cổ được lấp đầy sườn tích mầu xám sáng.

- Địa hình karst và karst-xâm thực: Thuộc nhóm các địa hình karst và karst-xâm thực có: cao nguyên karst, thung lũng karst-xâm thực và cánh đồng karst, phát triển trên các đá carbonat và lục nguyên-carbonat. Cao nguyên karst là dạng địa hình phổ biến nhất, phát triển theo phương Tây Bắc-Đông Nam dọc hai bờ sông Mã…. Bề mặt cao nguyên thường thấy ở 3 mức độ cao: 900-1200 m, 600-800 m và 300-500 m, ở dạng đồi xen kẽ với thung lũng, hố sụt …. Địa hình karst-xâm thực phát triển rõ nhất ở Lũng Vân, Nng Lng. Ngoài ra, trên các trũng sụt kéo dài, ở nơi đá vôi xen kẹp với các đá lục nguyên khác cũng phát triển các đồi karst dạng nón, sườn khơng dốc mà lại được phủ bởi đất tàn tích.

- Địa hình tích tụ: Thuộc nhóm địa hình này có bãi bồi, các nón sườn tích và lũ tích… hình thành chủ yếu do tác động của các dòng chảy thường xuyên, tạm thời và ít hơn là các quá trình trọng lực. Bãi bồi phát triển liên tục dọc sông Mã, sông Luồng và các dòng suối lớn khác, thường bị ngập trong mùa mưa lũ. Các nón tích tụ sườn tích-lũ tích: Các nón tích tục cả cổ lẫn hiện đại phát triển dọc hai bên sườn Tây Nam và Đông Bắc của dải Pù Luông ở độ cao khoảng 400-1000 m. Ở sườn đông bắc chúng tạo nên một dải rộng tới 2

km và kéo dài tới 20 km dọc đường 15C từ Thành Lâm tới Phú Lệ. Ở sườn phía tây nam chúng tạo nên một dải dài 10-11 km, rộng 1,0-1,5 km gần Phú Nghiêm - Hồi Xuân.

1.2.1.3 Địa chất thổ nhưỡng

- Đặc điểm địa chất: Một nét rất đặc biệt của vùng nghiên cứu là sự phát triển của rất nhiều kiểu địa hình karst nhiệt đới do sự có mặt của nhiều kiểu loại đá vơi khác nhau, tạo nên nhiều dạng địa hình karst và karst-xâm thực, như cao nguyên karst, thung lũng karst-xâm thực, cánh đồng karst v.v. Tuy nhiên, các dạng địa hình xâm thực và kiến tạo, như sườn xâm thực, bề mặt san bằng, pediment, rãnh xói v.v..., phát triển trên các loại đá magma và lục nguyên.

Một nét khác biệt của khu BTTN Pù Luông là ở nhiều loại đất phủ hơn do hình thành từ q trình phong hố nhiều kiểu loại đá hơn.

- Đặc điểm thổ nhưỡng: Không giống như một số vùng chỉ thuần đá vôi (như VQG Cúc Phương), lớp đất phủ ở khu BTTN Pù Luông khá độc đáo, rất đa dạng vì những đặc điểm địa chất, địa mạo đa dạng, quyết định q trình phong hóa và phát triển các dạng địa hình khác nhau.

Kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu địa chất và khoáng sản-Bộ Tài nguyên và Môi trường (2003) [120], chỉ ra: Theo diện phân bố, 60% diện tích khu bảo tồn là đá vôi, 37% là đá phun trào và chỉ có 3% là đá lục nguyên. Theo các bảng phân loại của FAO, UNESCO, WRB và của Việt Nam, lớp đất phủ trong vùng hình thành từ các loại đá nêu trên có thể chia thành các kiểu loại chính sau:

+ Đất Renzit mầu nâu vàng, mầu đen, phát triển trên đá vôi; + Đất Luvisol mầu vàng xám, phát triển trên đá vôi;

+ Đất Leptosol mầu vàng xám, phát triển trên các sườn đá vôi;

+ Đất Cabisol mầu xám đen, mầu vàng xám, phát triển trên đá phun trào; + Đất Acrisol mầu xám nâu, phát triển trên đá phun trào;

+ Đất Acrisol mầu vàng xám, xám nâu, phát triển trên đá lục nguyên; + Đất Fluvisol và Gleysol mầu vàng xẫm đến nâu xẫm, phát triển dọc các thung lũng. Tuy nhiên, chiều dầy lớp đất phủ trong khu BTTN khoảng từ 0,4 đến 1,5 m và độ phì nhiêu giảm dần theo trật tự sau: Renzit-Luvisol-Cambisol- Fluvisol-Acrisol-Gleysol.

Một nét đáng chú ý là do q trình phong hóa hồn tồn mà lớp đất phủ phát triển trên đá phun trào rất phì nhiêu, mầu mỡ. Nhưng điều đó chỉ có ở dưới chân các dải núi phun trào. Còn lại ở phần sườn dốc, lớp vỏ phong hóa phần lớn bị rửa trơi nên lớp đất phủ khá mỏng và có rất nhiều tảng lăn bazan, không thuận lợi lắm cho cả hai mục đích sản xuất nơng lâm nghiệp.

Hình 1.2. Bản đồ thổ nhưỡng khu vực nghiên cứu

1.2.1.4 Khí hậu thủy văn

Khí hậu: Khu Bảo tồn có khí hậu nhiệt đới gió mùa ảnh hưởng của khí

hậu vùng Tây Bắc.

- Nhiệt độ: Tối đa đạt xấp xỉ từ 37oC - 39oC, nhiệt độ tương đối thấp từ 5oC - 10oC. Nhiệt độ trung bình 23,1oC.

- Lượng mưa: lượng mưa bình quân năm tương đối thấp biến động từ 1.500 mm - 1.600 mm, tối thiểu 1.000 mm. Mưa tập trung vào các tháng 7, 8, 9 chiếm 65-68% lượng mưa trong năm.

- Gió và bão: có hai loại gió chính là gió mùa Đơng Bắc và gió mùa Đơng Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các số liệu tham khảo sau đây khái quát khí hậu của khu vực nghiên cứu (chi tiết xem Bảng 1.1)

Bảng 1.1. Số liệu khí hậu khu vực nghiên cứu Hình 1.3. Bản đồ sinh khí hậu khu vực nghiên cứu Hình 1.3. Bản đồ sinh khí hậu khu vực nghiên cứu

Hệ thống thuỷ văn: Khu bảo tồn có hệ thống thuỷ văn không dày đặc,

1.2.2 Điều kiện kinh tế-Xã hội

1.2.2.1 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Theo Ban quản lý khu BTTN Pù Luông năm 2011, hiện tại trong khu BTTN Pù Lng có 4.850 hộ với 23.674 nhân khẩu sinh sống tại vùng đệm và 452 hộ, 2.101 nhân khẩu sống trong vùng lõi (của 9 xã) [4].

Các thôn vùng lõi và vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông thuộc vùng sâu, vùng xa đầu nguồn Sông Mã, dân cư sinh sống chủ yếu là đồng bào các dân tộc ít người. Trong số đó, dân tộc Thái chiếm 90,51%, dân tộc Mường chiếm 9,49%.

Lực lượng lao động chiếm khoảng 40% tổng dân số, nhưng cấu việc làm không đa dạng (chủ yếu là nghề nông theo mùa vụ).

Thu nhập của người dân chủ yếu từ nơng nghiệp (trước đây cịn dựa vào rừng), trong đó sản phẩm chính là lương thực và chăn nuôi và các ngành nghề chưa phát triển. Tỷ lệ đói nghèo trên 68%, bình quân lương thực đầu người: 275 kg/người/năm, thu nhập bình quân đầu người 2.500.000 đồng/người/năm.

1.2.2.2 Sản xuất nông nghiệp

Nền kinh tế ở các thôn bản vùng lõi và vùng đệm ở Pù Luông là thuần nông, độc canh cây lương thực. Các loài cây trồng chủ yếu là lúa, ngô, sắn, dong riềng. Phần lớn các hộ có vườn, quy mơ vườn bình quân 300-500 m2, chủ yếu là vườn tạp, trong vườn có nhiều loại cây phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của gia đình là chủ yếu, giá trị hàng hoá, giá trị kinh tế thấp.

Về chăn ni mặc dù có đàn gia súc, nhưng chất lượng đàn gia súc đạt năng suất thấp vì người dân chưa áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Về lúa: Diện tích trồng lúa nước 583,5 ha. Những nơi chủ động và có nguồn nước thì cấy 2 vụ. Cịn những nơi thiếu nước thì cấy một vụ, vụ khơng cấy được thì trồng màu chủ yếu là ngô. Trong 2 vụ cấy, lúa chiêm xuân

thường có năng suất cao hơn vụ mùa. Một vài năm trở lại đây nhờ có giống mới và áp dụng khoa học kỹ thuật, phòng trừ sâu bệnh kịp thời nên nhiều thơn đã có năng suất cao hơn trước. Bình quân đạt 6-6,5 tấn/ha. Tuy có đạt năng suất tương đối cao, song nhiều thôn quỹ đất cho trồng lúa ít nên sản lượng không lớn, lương thực cho đời sống của cộng đồng phải dựa vào ngô, sắn hoặc đổi ngô, sắn lấy lúa, gạo để ăn.

1.2.2.3 Sản xuất lâm nghiệp

Tổng số diện tích đất lâm nghiệp của các thôn nằm trong vùng lõi và vùng đệm khu bảo tồn 26.271,6 ha, trong đó rừng đặc dụng 16.982 ha chiếm 64,64% đất lâm nghiệp, rừng sản xuất 4.750,9 ha chiếm 18,80 % và rừng phòng hộ: 2.086,2 ha chiếm 7,94%.

Đối với diện tích rừng tự nhiên: Đây là diện tích rừng có hệ thực, động vật tương đối đa dạng và phong phú, phần lớn đều có giá trị, đối với thực vật có chị chỉ, trai lý, giổi, lát hoa, vàng tâm...động vật có sơn dương, gà lơi lam, gấu ngựa...

Đối với rừng trồng: Diện tích rừng trồng do dân tự bỏ hay được các chương trình dự án đầu tư gồm các loài cây như: keo, lát, xoan, luồng... Tuy nhiên, diện tích rừng trồng tỷ lệ đạt thành rừng thấp (chỉ đạt 60-70%), tình hình sinh trưởng và phát triển rừng trung bình. Hiện tại rừng trồng chỉ cung cấp gỗ có kích thước nhỏ, cịn gỗ có kích thước lớn rất hạn chế. Về cây trồng, những loài cây bản địa vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ và chưa được trồng thành rừng trên diện rộng.

1.2.2.4 Ni trồng thủy sản

Tổng diện tích 11,80 ha, diện tích này được người dân ni cá, chủ yếu là cá trắm, cá trôi và cá mè... phục vụ nhu cầu sử dụng cho gia đình.

1.2.2.5 Cơng nghiệp chế biến nông lâm sản, dịch vụ

Các thôn vùng lõi và vùng đệm khu bảo tồn là các thơn vùng sâu, vùng xa, thuộc các đặc biệt khó khăn, đường giao thơng đi lại khó khăn nên ngành nghề chưa phát triển, dịch vụ hầu như còn thiếu và yếu. Chủ yếu là người dân sống bằng nghề nông nghiệp như trồng lúa nước, hoa màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Một số hộ gia đình sống bằng nghề trồng rừng trên diện tích đất được mở rộng, được giao, một số ít sống bằng nghề thợ mộc.

1.2.2.6 Cơ sở hạ tầng

Văn hoá xã hội: Dân tộc Thái, Mường đều có đời sống văn hoá riêng

đặc sắc của dân tộc mình như Lễ hội Cồng chiêng của người Mường, múa xoè của người Thái....và đều ở nhà sàn. Mỗi dân tộc có lối kiến trúc nhà sàn theo kiểu riêng, nhưng mỗi nhà có một nét đẹp đặc biệt lưu giữ những nét văn hoá truyền thống và hiện nay đã có nhiều bản là nơi dừng chân của khách du lịch: Bản Hin (Lũng Cao), Bản Kho Mường (Thành Sơn).

Giao thơng: Khu bảo tồn có trên 20 km đường Quốc lộ 15C nhưng chất

lượng xấu (đường hẹp, độ dốc lớn) dẫn đến việc đi lại rất khó khăn, nhất là về mùa mưa, cùng với hàng trăm km đường liên xã, liên thôn cũng trong tình trạng đường đất nên ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và sản xuất của cộng đồng địa phương.

Thuỷ lợi: Các thôn thuộc vùng lõi và vùng đệm khu bảo tồn nằm trong

vùng núi đá vôi nên rất thiếu nước, nhất là mùa khơ. Các xã đã có cơng trình thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp nhưng các cơng trình do xã quản lý, khai thác, sử dụng, khơng có kinh phí cho duy tu, sữa chữa thường xuyên...Việc đầu tư cho thuỷ lợi như xây hồ, đập, làm thêm kênh mương....là những việc làm cấp bách và có ý nghĩa thiết thực đối với khu vực.

Y tế: Mỗi xã đều có một trạm y tế ở trung tâm xã, trang thiết bị, thuốc chữa bệnh thiếu, trình độ cán bộ chưa cao, ở bệnh xá chỉ điều trị những bệnh thông thường chưa đáp ứng được nhu cầu chữa bệnh tại chỗ cho nhân dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giáo dục và Đào tạo: Tỷ lệ trẻ em đến tuổi đi học đều đã đến trường.

Học sinh đi lại khó khăn nhất là vào mùa mưa bão, thời tiết xấu. Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở chỉ cịn một số ít học sinh có điều kiện kinh tế khá mới học tiếp trung học phổ thơng, cịn lại phần lớn là bỏ học.

Nước sạch: Nguồn nước sinh hoạt cho các thôn chủ yếu là nước suối,

nước giếng. Những năm vừa qua Chương trình 135, chương trình nước sạch của UNICEP, hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài....đã đầu xây dựng được một số cơng trình nước tự chảy. Do điều kiện địa hình vùng núi đá vôi nên nguồn nước chỉ mới đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu nước sinh hoạt cho nhân dân.

Điện sinh hoạt và thông tin liên lạc: Các xã hầu như đã có điện lưới quốc

gia. Các thơn ở xa trung tâm, ở phân tán chưa có đường dây kéo về được. Một số hộ gia đình sống gần nguồn nước thì dùng máy thuỷ điện nhỏ. Phần lớn các xã đã có bưu điện văn hố xã và điện thoại. Tuy nhiên, mạng lưới điện thoại chỉ có ở trung tâm xã do đó thơng tin liên lạc giữa các thơn trong xã cịn nhiều khó khăn, phản ánh mức sống vật chất và tinh thần còn thấp.

Với những đặc điểm về điều kiện kinh tế-xã hội của khu vực nghiên cứu

như trên, sẽ có những tác động đến tính đa dạng sinh học nói chung và đa

dạng thực vật nói riêng. Do đó, trong q tình nghiên cứu sẽ thu thập các

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạch ở khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, thanh hóa (Trang 37)