Phương pháp đánh giá tính đa dạng của hệ thực vật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạch ở khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, thanh hóa (Trang 51 - 55)

Chương 1 TỔNG QUAN

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.4 Phương pháp đánh giá tính đa dạng của hệ thực vật

- Đa dạng về các taxon của hệ thực vật: Theo phương pháp của Nguyễn

Nghĩa Thìn (2008) [95]:

+ Đánh giá đa dạng các taxon trong ngành (thống kê số loài, chi và họ theo từng ngành thực vật từ thấp đến cao, trên cơ sở dựa vào bảng danh lục thực vật, tính tỷ lệ % của các taxon để thấy được mức độ đa dạng của chúng). + Đánh giá đa dạng loài của các họ (xác định họ giàu lồi, tính tỷ lệ % số lồi của các chi đó so với tồn bộ của cả hệ thực vật).

+ Đánh giá đa dạng loài của các chi (xác định chi giàu lồi, tính tỷ lệ % số lồi các chi đó so với toàn bộ số loài của cả hệ thực vật).

- Đa dạng về dạng sống: Tiến hành xác định, phân tích dạng sống của

hệ thực vật nghiên cứu theo thang phân chia các dạng sống của Raunkiær (1934) [125], cụ thể như sau:

Bảng 2.1. Thang phân chia các dạng sống

Dạng sống Ký hiệu

Nhóm cây chồi trên

Những cây gỗ, dây leo, thảo, bì sinh, ký sinh có chồi tồn tại nhiều năm cách đất từ 25 cm trở lên. Gồm các dạng sống:

Ph

Phananerophytes - Chồi trên to: là cây gỗ cao trên 30 m. Mg

- Chồi trên vừa: cây gỗ cao 8-30 m. Me

- Chồi trên nhỏ: cây gỗ cao 2-8 m. Mi

- Chồi trên lùn: cây bụi. Na

- Cây bì sinh sống lâu năm. Ep

- Cây thân thảo sống lâu năm cao trên 25 cm. Hp - Dây leo sống lâu năm, leo cao trên 25 cm. Lp - Cây ký sinh, bán ký sinh sống lâu năm. Pp - Cây mọng nước sống lâu năm cao trên 25 cm. Suc

Nhóm cây chồi sát đất

Gồm những cây có chồi cách đất 0-25 cm, mùa bất lợi thường được tuyết hay lá khơ che phủ.

Ch Chamaephytes

Nhóm cây chồi nửa ẩn

Cây có chồi nằm dưới, ngay sát mặt đất, mùa bất lợi thường được tuyết hay lá khô che phủ.

Hm

Dạng sống Ký hiệu Nhóm cây chồi ẩn

Cây có chồi nằm sâu trong đất (hoặc trong bùn, nước), mùa bất lợi phần khí sinh tàn rụi hết nhưng còn thân ngầm ở dưới đất, sẽ tái sinh vào mùa thuận lợi sau đó.

Cr Cryptophytes

Nhóm cây chồi một năm

Cây chỉ sinh trưởng, ra hoa kết quả trong vòng một năm rồi chết, chỉ cịn hạt để duy trì sang mùa thuận lợi sau đó.

Th Therophytes Trên cơ sở đó tiến hành lập phổ dạng sống. Dựa vào đó đánh giá mức độ đa dạng của điều kiện sống cũng như thấy được mức độ tác động của các nhân tố đối với hệ thực vật.

- Đa dạng về các yếu tố địa lý: Căn cứ vào sự phân bố của các loài thực

vật, tiến hành xác định các yếu tố địa lý của hệ thực vật khu vực nghiên cứu theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2008) [95]:

Bảng 2.2. Các yếu tố địa lý thực vật của hệ thực vật Việt Nam

Tên yếu tố Ký hiệu

- Yếu tố thế giới 1

- Yếu tố liên nhiệt đới 2

+ Yếu tố liên nhiệt đới châu Á, châu Úc, châu Mỹ 2.1 + Yếu tố liên nhiệt đới châu Á, châu Phi, châu Mỹ 2.2

+ Yếu tố liên nhiệt đới châu Á, châu Mỹ 2.3

- Yếu tố cổ nhiệt đới 3

+ Yếu tố cổ nhiệt đới châu Á, châu Úc 3.1

+ Yếu tố cổ nhiệt đới châu Á, châu Phi 3.2

- Yếu tố nhiệt đới châu Á 4

+ Yếu tố Đông Nam Á 4.1

+ Yếu tố nhiệt đới lục địa châu Á 4.2

+ Yếu tố Đông Dương-Himalaya nhiệt đới 4.3

+ Yếu tố Đông Dương-Nam Trung Hoa 4.4

+ Yếu tố Đông Dương 4.5

- Yếu tố ôn đới Bắc bán cầu 5

Tên yếu tố Ký hiệu

+ Yếu tố ôn đới cổ thế giới 5.2

+ Yếu tố ôn đới Địa Trung Hải-châu Âu-châu Á 5.3

+ Yếu tố ôn đới Đông Á 5.4

- Yếu tố đặc hữu Việt Nam 6

+ Yếu tố cận đặc hữu Việt Nam 6.1

- Cây trồng 7

Trên cơ sở đó, tiến hành xây dựng phổ các yếu tố địa lý của khu vực nghiên cứu, so sánh và xem xét cấu trúc các yếu tố địa lý thực vật giữa các vùng với nhau.

- Đa dạng về giá trị sử dụng của hệ thực vật: Tiến hành thống kê các

lồi có giá trị sử dụng từ bảng danh lục thực vật khu BTTN Pù Luông bằng các tài liệu chuyên ngành, như: “Từ điển cây thuốc Việt Nam” (1997, 2012) [19], [22], “1900 cây có ích” (1993) [62], “Cây cỏ có ích ở Việt Nam” (1999- 2001) [24], “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” (2001, 2003, 2005) [10], [112], “Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam” (2007) [49], “Cây cỏ Việt Nam” (1991- 1993, 1999-2000) [42], [43], “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” (2003) [59],... Các tiêu chuẩn để đánh giá giá trị tài nguyên thực vật được trình bày theo Bảng 2.3.

Bảng 2.3. Giá trị sử dụng của các loài trong hệ thực vật

Công dụng Ký hiệu

Cây làm thuốc

Có giá trị trong việc chữa trị các bệnh tật, bồi bổ sức khỏe theo kinh nghiệm cổ truyền hoặc hiện đại

M (Medicine)

Cây cho gỗ

Cây cho gỗ có giá trị thương phẩm hoặc gia dụng

T (Timber)

Cây ăn được

Được sử dụng một phần để ăn (rau quả, lương thực, gia vị…) hoặc để chăn nuôi gia súc

Ed (Edible)

Cây làm cảnh

Cây có hoa đẹp, thế đẹp, được sử dụng làm cảnh, trồng ở công viên, đường phố hoặc cho bóng mát

Or (Ornamental)

Cơng dụng Ký hiệu Cây cho dầu béo

Dầu béo được chiết xuất từ hạt, quả có thể được sử dụng như dầu thực vật thông thường

Oil

Cây cho tinh dầu

Tinh dầu chiết xuất từ lá, vỏ, hoa, hạt, quả… được sử dụng trong y học, công nghiệp…

E (Essential oil)

Cây có chất độc

Chất độc lấy từ cây có thể được sử dụng ở mục đích làm tê liệt động vật (bẫy, duốc) hoặc gây tử vong

Mp (Medicine

poison)

Cây cho nhựa

Nhựa cây được sử dụng trong công nghiệp hoặc thủ công Sap

Cây cho tannin

Tanin có trong tất cả các bộ phận hoặc một bộ phận của cây

Tn (Tannin)

Cây có cơng dụng khác

Các bộ phận như thân, lá, rễ, hoa, quả có thể sử dụng để: làm phân xanh cải tạo đất, dây buộc, giá thể trồng cây, hàng rào, men rượu, bột hương, bao bì, nhuộm, sợi, đan lát …

U (Usedfull)

- Đa dạng các loài thực vật hiếm và vấn đề bảo tồn: Căn cứ vào các tiêu

chuẩn của Sách Đỏ Việt Nam (2007) [14], thang đánh giá của IUCN (2012) [127], Nghị định số 32/2006/NĐ-CP về Danh mục thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (2006) [25], các phụ lục của công ước Quốc tế về buôn bán động thực vật quý hiếm CITES (2011) [130], tiến hành thống kê các loài hiếm và tình trạng bảo tồn cụ thể:

+ Theo Sách Đỏ Việt Nam (2007) bao gồm: loài đã tuyệt chủng (EX), loài bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên (EW), loài rất nguy cấp (CR), loài nguy cấp (EN), loài sẽ nguy cấp (VU), lồi bị đe dọa lồi ít nguy cấp (LR).

+ Theo IUCN (2012): Nhóm lồi bị đe dọa gồm loài đã tuyệt chủng (EX), loài bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên (EW), loài rất nguy cấp (CR), loài nguy cấp (EN), loài sẽ nguy cấp (VU) và nhóm lồi ít bị đe dọa gồm: lồi ít nguy cấp (LR), lồi gần bị đe dọa (NT), lồi ít quan tâm (LC) và loài chưa đánh giá (DD).

+ Theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP: Loài cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại (phụ lục IA), loài hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại (phụ lục IIA).

+ Theo các phụ lục của CITES năm 2011: Phụ lục I-Các lồi có nguy cơ tuyệt chủng, bị cấm bn bán quốc tế vì mục đích thương mại. Phụ lục II-Các lồi chưa có nguy cơ tuyệt chủng nhưng việc bn bán chúng cần được kiểm soát để tránh nguy cơ tuyệt chủng và Phụ lục III-Bao gồm các loài được phép bn bán trong điều kiện có kiểm sốt (ít chặt chẽ hơn phụ lục II).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạch ở khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, thanh hóa (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)