Khi so sánh phổ dạng sống của khu hệ thực vật Pù Luông với một số kết quả nghiên cứu trước đây ở các VQG và khu BTTN, kết quả được thể hiện tại Bảng 3.9.
Bảng 3.9. Bảng so sánh phổ dạng sống của các hệ thực vật khác nhau Hệ thực vật Ph Ch Hm Cr Th Hệ thực vật Ph Ch Hm Cr Th Khu BTTN Pù Luông 83,69 8,41 2,87 1,89 3,13 VQG Cúc Phương (1) 57,78 10,46 12,38 8,37 11,01 VQG Pù Mát (2) 78,88 4,14 5,76 5,97 5,25 VQG Bến En (3) 75,88 5,83 8,50 6,12 3,67 Việt Nam (4) 54,68 10,00 21,41 10,66 5,67 (1)
Phùng Ngọc Lan và cộng sự, 1996 [55], (2) Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn, 2004
[103], (3) Hoang Van Sam at al., 2008 [126], (4) Lê Trần Chấn và cộng sự, 1999 [18]
Bảng 3.9 cho thấy phổ dạng sống của cả 5 hệ thực vật có một số điểm giống nhau cơ bản, đó là sự ưu thế tuyệt đối của nhóm cây chồi trên (Ph). Cả 5 hệ thực vật này thì nhóm cây chồi trên (Ph) chiếm trên 50%, trong đó hệ thực vật Pù Lng có tỷ trọng cao nhất (83,69%). Mặt khác, các nhóm cây chồi nửa ẩn (Hm), chồi ẩn (Cr) và cây một năm (Th) của Pù Luông thấp hơn nhiều so với hệ thực vật Cúc Phương, Bến En, Pù Mát và Việt Nam. Đặc biệt, nhóm cây chồi ẩn (Cr) và nhóm cây chồi nửa ẩn (Hm) nhỏ nhất (tương ứng là 1,89% và 2,87%) vì điều kiện núi đá vơi và đá khác có lớp mùn quá mỏng nên các lồi có chồi ẩn và nửa ẩn ít tồn tại.
Khi phân tích dạng sống của hệ thực vật ở Pù Lng, ngồi 5 dạng sống chính, chúng tơi cịn đánh giá chi tiết về nhóm cây chồi trên (Ph) với 8 kiểu dạng sống khác nhau được thể hiện ở Bảng 3.10 và Hình 3.6.
Qua Bảng 3.10 và Hình 3.6, cho thấy các nhóm nhỏ trong nhóm cây chồi trên (Ph) có tỷ lệ khơng đều nhau, cụ thể:
- Nhóm cây chồi trên to (Mg) chỉ chiếm 5,77% tổng số lồi của nhóm cây chồi trên (Ph), tập trung ở một số họ Vang (Caesalpiniaceae), Quả hai cánh (Dipterocarpaceae), Long não (Lauraceae), Thông (Pinaceae), Kim giao
(Podocarpaceae), Cà phê (Rubiaceae), Hồng xiêm (Sapotaceae), Đay (Tiliaceae).
Đây là nhóm tập trung nhiều cây gỗ lớn, có giá trị kinh tế như: Chị chỉ (Parashorea chinensis), Chò nâu (Dipterocarpus retusus), Táu (Vatica
pauciflora), Sến mật (Madhuca pasquieri), Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Lim xẹt (Peltophorum pterocarpum), ....
Bảng 3.10. Tỷ lệ dạng sống cây chồi trên (Ph) ở Pù Lng
Nhóm cây chồi trên Ký hiệu Số loài Tỷ lệ % Cây chồi trên to: là cây gỗ cao trên 30 m Mg 74 5,77 Cây chồi trên vừa: cây gỗ cao 8-30 m Me 229 17,85 Cây chồi trên nhỏ: cây gỗ cao 2-8 m Mi 253 19,72
Cây chồi trên lùn: cây bụi Na 173 13,48
Cây bì sinh sống lâu năm Ep 177 13,80
Cây thân thảo sống lâu năm cao trên 25cm Hp 131 10,21 Dây leo sống lâu năm, leo cao trên 25cm Lp 238 18,55 Cây ký sinh, bán ký sinh sống lâu năm Pp 8 0,62
Tổng 1.283 100
- Nhóm cây chồi trên vừa (Me) chiếm 17,85% số lồi của nhóm cây chồi trên (Ph), tập trung trong các họ Vang (Caesalpiniaceae), Thị (Ebenaceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae), Dẻ (Fagaceae), Mùng quân (Flacourtiaceae), Hồ đào (Juglandaceae), Long não (Lauraceae),…Đây là nhóm dạng sống rất đặc trưng cho vùng nhiệt đới ẩm.
Tuy nhiên, do khai thác quá mức nên các lồi cây thuộc nhóm Mg và Me chủ yếu gặp dưới dạng tái sinh.
- Nhóm cây chồi trên nhỏ (Mi) chiếm tỷ lệ cao nhất với 19,72% tổng số lồi của nhóm cây chồi trên (Ph). Thuộc nhóm này có nhiều cây cho gỗ phục vụ xây dựng, làm củi,… ở các họ chính như: Nhân sâm (Araliaceae), Dương đào (Actinidiaceae), Thị (Ebenaceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae), Đơn nem (Myrsinaceae), Chè (Theaceae), Lúa (Poaceae),….
- Nhóm cây chồi trên lùn (Na) chiếm 13,48% tổng số loài của nhóm cây chồi trên (Ph), chủ yếu trong các họ chính như: Cà phê (Rubiaceae), Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), Cau (Arecaceae), Đậu (Fabaceae), Đơn nem (Myrsinaceae), Cúc (Asteraceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae),…. Đây là nhóm dạng sống đặc trưng cho vùng nhiệt đới ẩm.
- Nhóm dây leo sống lâu năm (Lp) chiếm 18,55% tổng số lồi của nhóm cây chồi trên (Ph), tập trung chủ yếu trong các họ như Na (Annonaceae), Thiên lý (Asclepiadaceae), Bạch hoa (Capparaceae), Trường điểu (Connaraceae), Khoai lang (Convolvulaceae),….
- Nhóm cây sống bì sinh sống lâu năm (Ep) chiếm 13,80% tổng số loài của nhóm cây chồi trên (Ph), với các họ chính như: Tổ điểu (Aspleniaceae), Ráng nhiều chân (Polypodiaceae), Lan (Orchidaceae). Đây cũng là nhóm dạng sống đặc trưng cho vùng nhiệt đới ẩm.
- Nhóm cây thân thảo sống lâu năm (Hp) chiếm 10,21% tổng số lồi của nhóm cây chồi trên (Ph) với các họ chính như: Ráng đàn tiết (Dennstaedtiaceae), Ráng cánh bần (Dryopteridaceae), Ráng sẹo gà (Pteridaceae), Bòng bong (Schizaeaceae), Ráng gỗ nhỏ (Woodsiaceae), Bóng nước (Balsaminaceae), Quyển bá (Selaginellaceae), Thông đất (Lycopodiaceae),...
- Nhóm cây ký sinh, bán ký sinh sống lâu năm (Pp) chỉ có 0,62% tổng số lồi của nhóm cây chồi trên (Ph) tập trung trong các họ: Dó đất (Balanophoraceae), Đỗ quyên (Ericaceae), Tầm gửi (Loranthaceae).
Qua đó cho thấy, hệ thực vật ở khu BTTN Pù Lng mang tính nhiệt đới và á nhiệt đới ở núi thấp, điều kiện ẩm do địa hình phân cắt mạnh và dốc, nên dạng sống chủ yếu là các nhóm cây dây leo sống lâu năm, cây thảo sống lâu năm, cây bụi, cây gỗ vừa và nhỏ.