Mức độ bị đe dọa CR EN VU LR IA IIA I II Tổng
Sách đỏ VN (2007) 3 14 39 56
Nghị định 32 (2006) 9 15 24
IUCN (2012) 3 4 7 6 20
CITES (2011) 3 128 131
3.1.5.1 Các loài quý hiếm theo Sách Đỏ Việt Nam (2007)
Hệ thực vật Pù Lng có tổng số 56 loài và dưới loài được ghi nhận trong SĐVN (2007) chiếm 3,65% tổng số loài của khu hệ và chiếm 13,05% tổng số loài quý hiếm trong SĐVN (2007) của các ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong đó, có 3 lồi rất nguy cấp (CR), 14 loài và dưới loài nguy cấp (EN) 39 loài và dưới loài sẽ nguy cấp (VU), hầu hết chúng đều là những loài cây thuốc q như: Thơng đỏ bắc (Taxus chinensis), Bách bộ pierrei (Stemona
Kinh giới sần (Elsholtzia rugulosa),... Một số lồi có nguồn gen độc đáo được phát hiện ở đây như Thông đỏ bắc (Taxus chinensis) và một số loài lan hài (Paphiopedilum spp.) cịn sót lại trên một số đỉnh núi đá vôi ở độ cao trên 1000 m.
3.1.5.2 Các loài nằm trong danh sách của Nghị định 32/2006/NĐ-CP
Căn cứ danh mục các loài của phụ lục IA và IIA theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP, đã xác định được ở hệ thực vật Pù Lng có 24 lồi và dưới loài chiếm 1,57% tổng số loài của cả khu hệ (chi tiết xem Phụ lục 2). Cụ thể, có 9 lồi trong phụ lục IA điển hình như: Các lồi lan Kim tuyến (Anoectochilus spp.), Lan hài (Paphiopedilum spp.), … và 15 loài trong phụ lục IIA với các lồi chủ yếu là Thơng đỏ bắc (Taxus chinensis), Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii), Tuế đian (Cycas diannanensis). Đây là những lồi có giá trị làm thuốc, làm cảnh và cho gỗ nên đã bị khai thác quá mức trong tự nhiên. Do vậy, trữ lượng của chúng cịn rất ít và vùng phân bố bị thu hẹp chỉ tìm thấy rải rác trên một số đỉnh núi đá với ở một vài điểm trong khu Bảo tồn như: Phú Lệ, Cổ Lũng, Thành Sơn.
3.1.5.3 Các loài hiếm theo tiêu chuẩn IUCN (2012)
Theo tiêu chuẩn của IUCN (2012), hệ thực vật khu BTTN Pù Lng có 20 lồi và dưới lồi được ghi nhận vào danh sách này (chi tiết xem Phụ lục 2). Qua đó ta thấy có 3 lồi đang rất nguy cấp (cấp CR) mang tính chất tồn cầu là Hồ đa lá xoan (Hoya pseudovalifolia), Kim cang petelot (Smilax petelotii) và Kim cang poilane (Smilax poilanei). 4 lồi trong tình trạng nguy cấp (cấp EN). Số lượng các lồi đang trong tình trạng sẽ nguy cấp (cấp VU) là 7 loài chủ yếu là các loài cây gỗ gặp rải rác ở một số điểm trong các thung và đỉnh núi đá vôi của Cổ Lũng, Thành Sơn, Phú Lệ,… Có 6 lồi được xếp vào danh sách của IUCN (2012) nhưng chưa có đủ thơng tin để khẳng định (cấp LR).
Như vậy, số lượng lồi hiếm và tình trạng bảo tồn theo danh sách của IUCN (2012) ở Pù Luông chiếm 1,31% tổng số loài của cả khu hệ, chiếm 4,43% tổng số loài quý hiếm của hệ thực vật Việt Nam.
3.1.5.4 Các loài nằm trong danh sách của CITES (2011)
Có tất cả 131 lồi và dưới lồi của hệ thực vật Pù Lng nằm trong danh mục các lồi hoang dã cấm bn bán (phụ lục I-CITES) và hạn chế buôn bán thương mại trên phạm vi toàn cầu (phụ lục II-CITES) chiếm 9,01% tổng số loài của khu hệ. Trong đó, 3 lồi thuộc phụ lục I gồm Lan hài đốm (Paphiopedilum concolor), Tiên hài (Paphiopedilum hirsutissimum) và Hài vân nam (Paphiopedilum malipoense), 128 loài và dưới loài nằm trong phụ lục II chủ yếu là các loài trong họ Lan (Orchidaceae). Như vậy, qua đây thấy được giá trị nguồn gen độc đáo của của các loài Lan phân bố ở núi đá vơi nói riêng và hệ thực vật Việt Nam nói chung. Vì vậy, đây là cơ sở để các cơ quan chức năng cần có những chính sách hợp lý để bảo tồn và phát triển bền vững chúng trong tương lai.
3.2 ĐA DẠNG THẢM THỰC VẬT Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ LUÔNG
3.2.1 Các nhóm nhân tố sinh thái phát sinh thảm thực vật khu vực nghiên cứu
Trên cơ sở số liệu về khí hậu của khu vực nghiên cứu được trình bày ở phần tổng quan, đã xác định được các nhóm nhân tố sinh thái phát sinh thảm thực vật Pù Lng, gồm:
- Về mặt sinh khí hậu: khu vực có hai đai độ cao khác nhau là dưới 700m và trên 700m so với mặt nước biển, thuộc hai nhóm địa hình nhiệt đới và á nhiệt đới núi thấp tầng dưới (nhiệt đới trên núi). Lượng mưa khu vực ở cấp II - Thuộc loại ẩm và hơi ẩm. Trung bình mỗi năm có 3 tháng hạn và 1 tháng khơ. Có hai sinh khí hậu: nhiệt đới mưa hơi ẩm (đai thấp dưới 700m) và á nhiệt đới mưa ẩm (đai núi thấp, trên 700m).
- Về mặt địa hình: do phân bố ở các vị trí chân núi, sườn núi, đỉnh núi mà thành phần, cấu trúc thảm thực vật cũng khác nhau.
- Về thổ nhưỡng: thảm thực vật tự nhiên phân biệt chủ yếu các loại đất phát triển từ đá vôi và các loại đất phát triển từ đá mẹ khác. Trên đá vơi, đó là dạng kiểu phụ thổ nhưỡng. Trên đất khác thảm thực vật tuân theo quy luật địa - đới.
- Về yếu tố con người: do tác động tiêu cực của con người hình thành nên các kiểu thảm thứ sinh và những tác động tích cực khác hình thành nên các kiểu thảm nhân tác.
- Về yếu tố khu hệ thực vật: do nằm trong khu vực có sự đan xen giữa các luồng thực vật chủ yếu từ Nam Trung Hoa, Malezi và Ấn Độ, các kiểu thảm nguyên sinh cũng mang những nhóm lồi đan xen giữa 3 luồng thực vật này.
Trên cơ sở kết quả quá trình nghiên cứu, mô tả về các quần xã thực vật theo các điểm, tuyến nghiên cứu, áp dụng hệ thống phân loại các đơn vị thảm thực vật trên quan điểm của M. Schmid (1974) [137] khi đánh giá các đơn vị thảm thực vật Việt Nam và hệ thống phân loại các kiểu thảm của Thái Văn Trừng (1978) [113], đã xác định được vai trò của các nhóm nhân tố sinh thái phát sinh các kiểu thảm thực vật Pù Lng và được tóm tắt tại Bảng 3.14.