Tỷ lệ các bậc taxon của các ngành thực vật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạch ở khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, thanh hóa (Trang 57 - 60)

- Tỷ lệ của hệ thực vật Pù Luông trong hệ thực vật Việt Nam: Để thấy được tính đa dạng của hệ thực vật Pù Luông, tiến hành so sánh hệ thực vật Pù

Luông với hệ thực vật Việt Nam (Nguyễn Tiến Bân, 2005 [9]). Kết quả thể hiện tại Bảng 3.2.

Bảng 3.2. Tỷ lệ của hệ thực vật Pù Luông so với hệ thực vật Việt Nam Pù Luông Việt Nam(1) Pù Luông Việt Nam(1)

Ngành

Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%)

Tỷ lệ % Pù Luông so với Việt Nam

Psilotophyta 1 0,07 1 0,01 100 Lycopodiophyta 13 0,85 55 0,47 23,64 Equisetophyta 1 0,07 2 0,02 50,00 Polypodiophyta 147 9,59 700 6,03 21,00 Pinophyta 11 0,72 70 0,60 15,71 Magnoliophyta 1.360 88,71 10.775 92,86 12,62 Tổng 1.533 100 11.603 100 13,21 (1)

Nguyễn Tiến Bân (2005) [9].

Bảng trên cho thấy, mặc dù diện tích khu BTTN Pù Luông chỉ chiếm 0,05% so với diện tích lãnh thổ Việt Nam, nhưng hệ thực vật ở đây có số lồi chiếm 13,21% so với tổng số loài của hệ thực vật cả nước.

Xét cụ thể từng ngành: Ở khu vực nghiên cứu có mặt một lồi duy nhất trong Psilotophyta. Ngành có tỷ trọng cao nhất là Equisetophyta (chiếm 50%), Lycopodiophyta chiếm 23,64%, tiếp đến là Polypodiophyta chiếm 21,00%, Pinophyta chiếm 15,71%, cuối cùng là Magnoliophyta chiếm 12,62%.

Với đặc điểm là vùng núi đá vôi và đất bị ảnh hưởng mạnh của nước cacbonat, đồng thời do các lồi trong Pinophyta có nguồn gốc ơn đới. Trong khi đó, Pù Lng là vùng nhiệt đới ẩm điển hình nên tại đây điều kiện khơng thuận lợi cho sự phát triển và cản trở sự phân bố của các loài thực vật Pinophyta (chỉ có 11 lồi chiếm 15,71% so với tổng số loài của cả nước). Mặt khác, với khí hậu nhiệt đới gió mùa nên Pù Luông lại rất thuận lợi cho các

loài thuộc Polypodiophyta (tại đây có 147 loài chiếm 21,0% so với tổng số loài của cả nước).

Từ kết quả của Bảng 3.2 và sự phân tích trên cho thấy, số lượng loài của hệ thực vật Pù Luông thể hiện sự đa dạng lồi khơng những ở cả hệ thực vật mà còn đa dạng trong từng ngành.

- Tỷ lệ giữa hai lớp trong Magnoliophyta: Sự phân bố không đều nhau của bậc taxon không chỉ ở các ngành mà còn được thể hiện giữa hai lớp trong Magnoliophyta, kết quả được trình bày ở Bảng 3.3.

Bảng 3.3. Tỷ lệ của Magnoliopsida so với Liliopsida

Họ Chi Loài Tên lớp Số họ Tỷ lệ % Số chi Tỷ lệ % Số loài Tỷ lệ % Magnoliopsida 129 85,43 501 78,04 1.051 77,28 Liliopsida 22 14,57 141 21,96 309 22,72 Tổng 151 100 642 100 1.360 100

Qua số liệu trên cho thấy, Magnoliopsida có số lượng các bậc taxon chiếm ưu thế trên 75% tổng số họ, chi, loài của ngành. Cụ thể: Magnoliopsida có 129 họ, 501 chi với 1.051 lồi chiếm tỷ lệ tương ứng là 85,43%, 78,054% và 77,28% so với Liliopsida chỉ có 22 họ chiếm 14,57%, 141 chi chiếm 21,96% và 309 loài chiếm 22,72% trong tổng số họ, chi và loài của ngành.

Qua Hình 3.2 cho thấy, tỷ lệ của Magnoliopsida so với Liliopsida ln lớn hơn 3, thậm chí đạt tới 5,9. Như vậy, hệ thực vật ở khu BTTN Pù Lng mang tính chất nhiệt đới gió mùa. Kết quả này phù hợp với nhận định của Phạm Bình Quyền, Nguyễn Nghĩa Thìn (2002) [75], rằng: Tỷ lệ của Magnoliopsida so với Liliopsida ở vùng nhiệt đới luôn lớn hơn 3.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạch ở khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, thanh hóa (Trang 57 - 60)