Chương 1 TỔNG QUAN
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.3 Phương pháp xử lý và phân tích mẫu trong phịng thí nghiệm
Các mẫu vật thu thập trong quá trình thực địa được mang về phân tích và xử lý trong phịng thí nghiệm để phục vụ cho cơng tác nghiên cứu cũng như lưu trữ.
Ép mẫu: Trước khi sấy mẫu chúng tôi ép phẳng mẫu trên giấy báo dày,
đảm bảo toàn bộ phiến lá được duỗi hoàn tồn, khơng bị quăn mép, các bộ phận của hoa hoặc quả được mở hoặc bổ ra để tiện cho việc phân tích, ép và sấy mẫu. Tập mẫu ép giữa các lớp báo dày và tấm alumin thốt nhiệt sẽ được bó chặt giữa đơi cặp ơ vuông (mắt cáo) trước khi cho vào sấy.
Sấy mẫu và tẩm mẫu: Mẫu mang về sau khi ép đã được sấy ngay. Khi
sấy đã để mẫu dựng đứng để nước bốc hơi dễ dàng và mẫu chóng khơ. Hàng ngày tiến hành thay giấy báo mới cho mẫu chóng khơ. Mẫu tẩm cồn được mở các bó mẫu nhằm cho hơi cồn bốc hơi trước khi dùng báo mới ép lại để tránh mùi khó chịu khi sấy.
Phân tích mẫu: Mẫu được ép, sấy, làm thành tiêu bản, hoàn chỉnh lý
lịch khi xác định được tên. So mẫu nghiên cứu với bộ mẫu chuẩn (như ở Bộ môn Thực vật học-Khoa Sinh Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Phòng Thực vật-Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật,…), xác định tên loài dựa vào các đặc điểm của cành, lá, hoa, quả. Các mẫu khó được định danh bởi các chuyên gia (Bộ môn Thực vật-Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự
nhiên, Phòng Thực vật, phòng Tài nguyên thực vật-Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật).
Các tài liệu sử dụng trong quá trình xác định tên khoa học của loài gồm: - Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 1991 - 1993, 1999 - 2000) [42], [43]; - Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín Việt Nam (Nguyễn Tiến Bân, 1997) [7];
- Cây gỗ rừng Việt Nam (Viện Điều tra Quy hoạch rừng, Bộ Lâm nghiệp (1971-1989) [119];
- Trung Hoa Cao đẳng thực vật chí đồ giám (ICS, 5 tập, Trung văn, 1972-1976) [139];
- Thực vật chí Đơng Dương (1907-1952) [134];
- Thực vật chí Campuchia, Lào, Việt Nam (A. Aubréville và cộng sự, 1960-1997) [133];
- Flora of China (1994-2002) [132]; Flora Yunnanica (1977-1997) [138]; - Thực vật chí Việt Nam (gồm 11 tập) [8],[11],[33],[34],[50],[53],[57], [63],[72],[73];
- Khoá xác định và phân loại họ Thầu dầu Việt Nam (Nguyễn Nghĩa Thìn, 1999) [90], [129].
Và một số tài liệu chuyên ngành khác, …
Chỉnh lý tên khoa học và xây dựng danh lục: Thống nhất tên gọi theo
Bộ luật về tên gọi thực vật Tokyo (1994) (theo [89]), sắp xếp tên họ và chi theo R.K. Brummitt (1992) [122], chỉnh lý tên tác giả theo R.K. Brummitt và cộng sự (1992) [123]. Tên đầy đủ của lồi cùng với các thơng tin về yếu tố địa lý, dạng sống và giá trị sử dụng được dựa vào các tài liệu: “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” (2001, 2003, 2005) [10], [112], “Từ điển cây thuốc Việt Nam” (1997, 2012) [19], [22], “Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam” (2007) [49],….