Về dạng sống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạch ở khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, thanh hóa (Trang 32 - 33)

Chương 1 TỔNG QUAN

1.1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.2.3 Về dạng sống

Các cơng trình nghiên cứu về phổ dạng sống của hệ thực vật ở Việt Nam nói chung và các khu hệ thực vật của các địa phương nói riêng đã áp dụng theo hệ thống phân chia dạng sống thực vật của C. Raunkiỉr (1934) [125]. Thực vật có các nhóm dạng sống chính, phân biệt theo vị trí của chồi mầm trong mùa khắc nghiệt nhất đối với sinh trưởng thường niên của chúng (ví dụ là mặt đất, mặt đất bị phủ tuyết, nước, bùn,...), bao gồm:

- Nhóm cây chồi trên (Phanerophytes)-Ký hiệu Ph, nhóm này được chia thành:

+ Megaphanerophytes-Cây chồi trên to-Ký hiệu là Mg

+ Mesophanerophytes-Cây chồi trên vừa-Ký hiệu là Me + Microphanerophytes-Cây chồi trên nhỏ-Ký hiệu là Mi + Nanophanrophytes-Cây chồi trên lùn-Ký hiệu là Na

Ngoài ra, sau khi nghiên cứu ở các khu vực nhiệt đới ẩm, C. Raunkiỉr cịn bổ sung thêm các dạng khác gồm: Lianas phanerophytes-Cây chồi trên leo quấn, sống lâu năm-Ký hiệu Lp, Epiphytes phanerophytes-Cây bì sinh sống lâu năm-Ký hiệu là Ep, Herb phanerophytes-cây thân thảo sống lâu năm-Ký hiệu

là Hp, Parasit-hemiparasit phanerophytes-Cây ký sinh, bán ký sinh sống lâu

năm-Ký hiệu là Pp, Succelent phanerophytes-Cây mọng nước sống lâu năm-Ký hiệu là Sp.

- Nhóm cây chồi sát đất (Chamaephytes)-Ký hiệu Ch; - Nhóm cây chồi nửa ẩn (Hemicryptophytes)-Ký hiệu Hm; - Nhóm cây chồi ẩn (Cryptophytes)-Ký hiệu Cr;

Raunkiỉr đã tính tốn cho hơn 1000 loài cây ở các vùng khác nhau trên thế giới và tìm được tỉ lệ phần trăm bình cách (vai trị ngang nhau) cho từng lồi, gộp lại thành phổ dạng sống tiêu chuẩn SN-Phổ dạng sống điển hình

(Natural Spectrum) và cơng thức phổ dạng sống là SN = 46 Ph + 9 Ch + 26 Hm + 6 Cr + 13 Th.

Đây là cơ sở để so sánh các phổ dạng sống của các vùng khác nhau trên trái đất. Thường ở vùng nhiệt đới ẩm, nhóm cây chồi trên (Ph) chiếm khoảng 80%, nhóm cây chồi sát đất (Ch) khoảng 20%, những nhóm khác hầu như khơng có. Trái lại, ở các vùng khơ hạn thì nhóm cây một năm (Th) và nhóm cây chồi ẩn (Cr) lại có tỷ lệ khá cao cịn nhóm cây chồi trên (Ph) thì giảm xuống.

Khi nghiên cứu hệ thực vật Bắc Việt Nam, T. Pócs (1965) đã phân tích một số thành phần phổ dạng sống của hệ thực vật Bắc Việt Nam và đưa ra phổ dạng sống chuẩn (Spectrum of Biology-Ký hiệu SB) như sau: SB = 52,21 Ph + 40,68 (Ch,Hm,Cr) + 7,11 Th [136].

Áp dụng hệ thống phân chia này, chi tiết hơn trong nghiên cứu của mình, Thái Văn Trừng (1978) [113] còn áp dụng các ký hiệu khác cho chồi và lá theo các trạng mùa, ký hiệu về hình dạng tán, chất liệu dây leo…

Một số cơng trình nghiên cứu như Lê Trần Chấn và cộng sự (1999) [18], Phùng Ngọc Lan và cộng sự (1996) [55], Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự (2004) [103], Hoang Van Sam et al. (2008) [126],... đã lập phổ dạng sống cho khu hệ nghiên cứu của mình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạch ở khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, thanh hóa (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)