Địa chất thổ nhưỡng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạch ở khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, thanh hóa (Trang 40 - 41)

5. Bố cục của luận án

1.2.1.3 Địa chất thổ nhưỡng

- Đặc điểm địa chất: Một nét rất đặc biệt của vùng nghiên cứu là sự phát triển của rất nhiều kiểu địa hình karst nhiệt đới do sự có mặt của nhiều kiểu loại đá vôi khác nhau, tạo nên nhiều dạng địa hình karst và karst-xâm thực, như cao nguyên karst, thung lũng karst-xâm thực, cánh đồng karst v.v. Tuy nhiên, các dạng địa hình xâm thực và kiến tạo, như sườn xâm thực, bề mặt san bằng, pediment, rãnh xói v.v..., phát triển trên các loại đá magma và lục nguyên.

Một nét khác biệt của khu BTTN Pù Luông là ở nhiều loại đất phủ hơn do hình thành từ quá trình phong hoá nhiều kiểu loại đá hơn.

- Đặc điểm thổ nhưỡng: Không giống như một số vùng chỉ thuần đá vôi (như VQG Cúc Phương), lớp đất phủ ở khu BTTN Pù Luông khá độc đáo, rất đa dạng vì những đặc điểm địa chất, địa mạo đa dạng, quyết định quá trình phong hóa và phát triển các dạng địa hình khác nhau.

Kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu địa chất và khoáng sản-Bộ Tài nguyên và Môi trường (2003) [120], chỉ ra: Theo diện phân bố, 60% diện tích khu bảo tồn là đá vôi, 37% là đá phun trào và chỉ có 3% là đá lục nguyên. Theo các bảng phân loại của FAO, UNESCO, WRB và của Việt Nam, lớp đất phủ trong vùng hình thành từ các loại đá nêu trên có thể chia thành các kiểu loại chính sau:

+ Đất Renzit mầu nâu vàng, mầu đen, phát triển trên đá vôi; + Đất Luvisol mầu vàng xám, phát triển trên đá vôi;

+ Đất Leptosol mầu vàng xám, phát triển trên các sườn đá vôi;

+ Đất Cabisol mầu xám đen, mầu vàng xám, phát triển trên đá phun trào; + Đất Acrisol mầu xám nâu, phát triển trên đá phun trào;

+ Đất Acrisol mầu vàng xám, xám nâu, phát triển trên đá lục nguyên; + Đất Fluvisol và Gleysol mầu vàng xẫm đến nâu xẫm, phát triển dọc các thung lũng. Tuy nhiên, chiều dầy lớp đất phủ trong khu BTTN khoảng từ 0,4 đến 1,5 m và độ phì nhiêu giảm dần theo trật tự sau: Renzit-Luvisol-Cambisol- Fluvisol-Acrisol-Gleysol.

Một nét đáng chú ý là do quá trình phong hóa hoàn toàn mà lớp đất phủ phát triển trên đá phun trào rất phì nhiêu, mầu mỡ. Nhưng điều đó chỉ có ở dưới chân các dải núi phun trào. Còn lại ở phần sườn dốc, lớp vỏ phong hóa phần lớn bị rửa trôi nên lớp đất phủ khá mỏng và có rất nhiều tảng lăn bazan, không thuận lợi lắm cho cả hai mục đích sản xuất nông lâm nghiệp.

Hình 1.2. Bản đồ thổ nhưỡng khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạch ở khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, thanh hóa (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)