Các nhóm nhân tố sinh thái phát sinh thảm thực vật khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạch ở khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, thanh hóa (Trang 83 - 86)

5. Bố cục của luận án

3.2.1 Các nhóm nhân tố sinh thái phát sinh thảm thực vật khu vực nghiên cứu

Trên cơ sở số liệu về khí hậu của khu vực nghiên cứu được trình bày ở phần tổng quan, đã xác định được các nhóm nhân tố sinh thái phát sinh thảm thực vật Pù Luông, gồm:

- Về mặt sinh khí hậu: khu vực có hai đai độ cao khác nhau là dưới 700m và trên 700m so với mặt nước biển, thuộc hai nhóm địa hình nhiệt đới và á nhiệt đới núi thấp tầng dưới (nhiệt đới trên núi). Lượng mưa khu vực ở cấp II - Thuộc loại ẩm và hơi ẩm. Trung bình mỗi năm có 3 tháng hạn và 1 tháng khô. Có hai sinh khí hậu: nhiệt đới mưa hơi ẩm (đai thấp dưới 700m) và á nhiệt đới mưa ẩm (đai núi thấp, trên 700m).

- Về mặt địa hình: do phân bố ở các vị trí chân núi, sườn núi, đỉnh núi mà thành phần, cấu trúc thảm thực vật cũng khác nhau.

- Về thổ nhưỡng: thảm thực vật tự nhiên phân biệt chủ yếu các loại đất phát triển từ đá vôi và các loại đất phát triển từ đá mẹ khác. Trên đá vôi, đó là dạng kiểu phụ thổ nhưỡng. Trên đất khác thảm thực vật tuân theo quy luật địa - đới.

- Về yếu tố con người: do tác động tiêu cực của con người hình thành nên các kiểu thảm thứ sinh và những tác động tích cực khác hình thành nên các kiểu thảm nhân tác.

- Về yếu tố khu hệ thực vật: do nằm trong khu vực có sự đan xen giữa các luồng thực vật chủ yếu từ Nam Trung Hoa, Malezi và Ấn Độ, các kiểu thảm nguyên sinh cũng mang những nhóm loài đan xen giữa 3 luồng thực vật này.

Trên cơ sở kết quả quá trình nghiên cứu, mô tả về các quần xã thực vật theo các điểm, tuyến nghiên cứu, áp dụng hệ thống phân loại các đơn vị thảm thực vật trên quan điểm của M. Schmid (1974) [137] khi đánh giá các đơn vị thảm thực vật Việt Nam và hệ thống phân loại các kiểu thảm của Thái Văn Trừng (1978) [113], đã xác định được vai trò của các nhóm nhân tố sinh thái phát sinh các kiểu thảm thực vật Pù Luông và được tóm tắt tại Bảng 3.14.

Bảng 3.14. Các yếu tố sinh thái phát sinh thảm thực vật Pù Luông

Khí hậu Đai độ cao Thổ nhưỡng Địa hình Thảm thực vật Acrisol mầu vàng xám, xám nâu

Đỉnh đồi Rừng kín thường xanh mưa hơi ẩm nhiệt đới cây lá rộng

Acrisol mầu vàng xám, xám nâu

Sườn núi Rừng thứ sinh thường xanh mưa hơi ẩm nhiệt đới cây lá rộng Mưa hơi ẩm nhiệt đới Dưới 700m (đất thấp) Acrisol mầu vàng xám, xám nâu

Sườn núi Rừng thứ sinh thường xanh mưa hơi ẩm nhiệt đới cây lá rộng hỗn giao tre nứa

Khí hậu Đai độ cao Thổ nhưỡng Địa hình Thảm thực vật Acrisol mầu vàng xám

Chân núi Trảng cây bụi thứ sinh thường xanh mưa hơi ẩm nhiệt đới

Acrisol mầu vàng xám

Chân núi Trảng cỏ thứ sinh thường xanh mưa hơi ẩm nhiệt đới

Renzit mầu nâu vàng, mầu đen

Dông núi Rừng kín thường xanh mưa hơi ẩm nhiệt đới cây lá rộng trên đá vôi Luvisol/

Leptosol mầu vàng xám

Sườn núi Rừng thứ sinh nửa rụng lá mưa hơi ẩm nhiệt đới cây lá rộng trên đá vôi

Luvisol/ Leptosol

Chân núi Trảng cây bụi thứ sinh thường xanh mưa hơi ẩm nhiệt đới trên đá vôi Renzit mầu nâu vàng, mầu đen Đỉnh núi đá vôi có núi khác cao hơn

Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp cây lá rộng trên đá vôi

Renzit mầu nâu vàng, mầu đen

Đỉnh đá vôi Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp cây lá rộng đỉnh núi đá vôi

Renzit mầu nâu vàng, mầu đen

Yên ngựa Rừng hỗn giao cây lá rộng, cây lá kim ẩm á nhiệt đới núi thấp trên đá vôi

Luvisol mầu vàng xám

Sườn núi Rừng thứ sinh nửa rụng lá mưa ẩm á nhiệt đới cây lá rộng trên đá vôi

Luvisol mầu xám

Sườn, vách núi

Trảng cây bụi thứ sinh thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới trên đá vôi

Acrisol mầu xám nâu

Sườn núi (bazan)

Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp cây lá rộng Mưa ẩm á nhiệt đới Trên 700m (núi thấp) Cabisol mầu xám đen, Đỉnh núi (bazan)

Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới cây lá rộng trên đỉnh núi

Khí hậu Đai độ cao Thổ nhưỡng Địa hình Thảm thực vật xám Acrisol mầu xám nâu Sườn núi (bazan)

Rừng thứ sinh thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp cây lá rộng Acrisol mầu

xám

Chân núi Trảng cây bụi thứ sinh thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp

Thảm thực vật nhân tác

Gleysol Rừng luồng

Gleysol Rừng trồng cây gỗ

Fluvisol Lúa nước

Gleysol Nương rẫy

Gleysol Quần xã thực vật quanh khu dân

3.2.2 Thảm thực vật tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạch ở khu bảo tồn thiên nhiên pù luông, thanh hóa (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)