Đánh giá chung về hoạt động nghiên cứu khoa học và quản lý hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh​ (Trang 72 - 76)

8. Cấu trúc luận văn

2.5. Đánh giá chung về hoạt động nghiên cứu khoa học và quản lý hoạt động

Quảng Ninh

2.5.1. Về hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Cẩm Phả

- Ƣu điểm:

Đa số học sinh đã nhận thức đƣợc ý nghĩa thiết thực của hoạt động nghiên cứu khoa học với việc phát triển các kĩ năng của bản thân. Bƣớc đầu học sinh đã có đƣợc một số kĩ năng trong nghiên cứu khoa học, đây là những thuận lợi để học sinh tiến hành có hiệu quả các đề tài nghiên cứu dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên. Các trƣờng đã tổ chức thực hiện hoạt động nghiên cứu bƣớc đầu đạt những kết quả nhất định,

nhìn chung, hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ngày càng phát triển và chất lƣợng hơn, đã có nhiều cơng trình dự thi đạt giải cao, đồng thời tạo một sân chơi khoa học lý thú, hấp dẫn có tác động tích cực đến phong trào nghiên cứu khoa học trong các nhà trƣờng.

Học sinh thể hiện hứng thú trong nghiên cứu với nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có cả những lĩnh vực nghiên cứu mới, địi hỏi u cầu cao. Đã có những lĩnh vực nghiên cứu vừa căn cứ trên hứng thú của các em vừa đƣợc lựa chọn nghiên cứu nhiều.

Đội ngũ giáo viên tham gia hƣớng dẫn học sinh thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học giàu kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu, có nhiều kĩ năng đƣợc đánh giá ở mức độ Tốt. Đây là điều kiện thuận lợi góp phần tạo nên chất lƣợng các đề tài nghiên cứu của học sinh.

- Hạn chế:

Vẫn cịn có một bộ phận học sinh và giáo viên chƣa nhận thức đƣợc đầy đủ về ý nghĩa của hoạt động nghiên cứu khoa học đối với sự phát triển các năng lực của học sinh.

Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên, học sinh vẫn gặp những khó khăn nhất định nhƣ kinh nghiệm và kĩ năng nghiên cứu còn nhiều hạn chế, điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho việc nghiên cứu của các em chƣa đa dạng.

Đối với giáo viên, trong quá trình hƣớng dẫn học sinh cũng gặp phải những khó khăn nhƣ: thiếu thời gian hƣớng dẫn, thiếu nguồn ý tƣởng, tiêu chuẩn đánh giá cơng trình nghiên cứu của học sinh chƣa rõ ràng...đã ảnh hƣởng không nhỏ đến việc thực hiện hoạt động này của học sinh.

Vẫn còn một số giáo viên còn hạn chế về kĩ năng hƣớng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học. Do đó giáo viên cần đƣợc bồi dƣỡng thƣờng xuyên hơn nhằm nâng cao chất lƣợng nghiên cứu khoa học cho học sinh trong mỗi nhà trƣờng.

2.5.1. Về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Cẩm Phả

- Ƣu điểm:

Hầu hết cán bộ quản lý đều đã nhận thức đƣợc tính thiết thực của hoạt động nghiên cứu khoa học đối với học sinh.

Trong quá trình thực hiện các nội dung quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh THCS, đội ngũ cán bộ quản lý nhà trƣờng đã thực hiện nghiêm túc, thƣờng xuyên việc quản lý hoạt động này. Điều đó thể hiện ở việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh THCS các trƣờng trên địa bàn.

- Hạn chế:

Trong quá trình thực hiện các nội dung quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh THCS vẫn còn nhiều nội dung thực hiện ở mức độ chƣa cao hoặc rất ít thực hiện do đó hiệu quả quản lý hoạt động này chƣa cao. Chẳng hạn nhƣ:

Việc khảo sát nhu cầu nghiên cứu khoa học của học sinh, làm cơ sở lập kế hoạch quản lý cịn thực hiện ít.

Việc xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận liên quan để tổ chức, sắp xếp hoạt động hƣớng dẫn nghiên cứu khoa học cho học sinh cũng chƣa thực hiện đƣợc nhiều.

Bên cạnh đó, trong cơng tác chỉ đạo, việc chỉ đạo bồi dƣỡng năng lực, quy trình tiến hành đề tài cịn thực hiện rất hạn chế. Việc chỉ đạo giáo viên triển khai kế hoạch nghiên cứu khoa học tới học sinh toàn trƣờng, học sinh lớp chủ nhiệm cịn khơng tiến hành thƣờng xun.

Ngồi ra, trong kiểm tra, đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh, việc xây dựng tiêu chí kiểm tra, đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh cũng nhƣ phối hợp các lực lƣợng liên quan cùng tham gia kiểm tra, đánh giá cũng chƣa thực hiện nhiều. Quá trình theo dõi, giám sát, đánh giá thƣờng xuyên quá trình hƣớng dẫn của giáo viên và thực hiện đề tài của học sinh

Có một số yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hƣởng khá lớn đến việc quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh, hai yếu tố có ảnh hƣởng lớn bao gồm: cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học và năng lực quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ quản lý.

Tóm lại, trƣớc những vấn đề thực trạng nêu trên mỗi nhà trƣờng cần phát huy những ƣu điểm đã có và từng bƣớc khắc phục những hạn chế trong hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh. Đối với đội ngũ cán bộ quản lý nhà trƣờng cần xây dựng những biện pháp cụ thể, phù hợp với thực tế nhà trƣờng nhằm phát huy ƣu điểm và khắc phục những điều chƣa làm đƣợc và hoàn thiện cho tốt và có hiệu quả.

Kết luận chƣơng 2

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học và quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ở các trƣờng THCS thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, chúng tôi nhận thấy đa số cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh đều nhận thức đƣợc vai trò và ý nghĩa của hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh tại các trƣờng THCS.

Học sinh các trƣờng THCS thành phố Cẩm Phả tham gia vào nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, trong đó có nhiều lĩnh vực mới. Học sinh và giáo viên cũng gặp phải những khó khăn nhất định trong q trình thực hiện nghiên cứu khoa học. Nhiều kĩ năng thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học của học sinh vẫn còn hạn chế.

Cán bộ quản lý nhà trƣờng đã thể hiện rõ vai trị của mình trong cơng tác quản lý: Lập kế hoạch, tổ chức triển khai, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá việc thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh. Tuy nhiên, việc thực hiện một số nội dung trong chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh vẫn chƣa thƣờng xuyên nên hiệu quả quản lý chƣa cao. Điều đó thể hiện ở một số nội dung nhƣ: Việc khảo sát nhu cầu nghiên cứu khoa học của học sinh, làm cơ sở lập kế hoạch quản lý; Việc xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận liên quan để tổ chức, sắp xếp hoạt động hƣớng dẫn nghiên cứu khoa học cho học sinh cũng chƣa thực hiện đƣợc nhiều; Việc chỉ đạo bồi dƣỡng năng lực, quy trình tiến hành đề tài cịn thực hiện rất hạn chế; Việc chỉ đạo giáo viên triển khai kế hoạch nghiên cứu khoa học tới học sinh toàn trƣờng, học sinh lớp chủ nhiệm; Việc xây dựng tiêu chí kiểm tra, đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh cũng nhƣ phối hợp các lực lƣợng liên quan cùng tham gia kiểm tra, đánh giá ...

Có nhiều yếu tố khách quan, chủ quan khác nhau ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý nghiên cứu khoa học của học sinh ở các trƣờng THCS trên địa bàn thành phố Cẩm Phả. Nổi bật lên trong số các yếu tố đó là: cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học và năng lực quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ quản lý. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả quản lý cần xây dựng và thực hiện nhiều biện pháp khác nhau một cách đồng bộ.

Chƣơng 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA HỌC SINH Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ CẨM PHẢ,

TỈNH QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh​ (Trang 72 - 76)