Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sin hở các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh​ (Trang 47 - 50)

8. Cấu trúc luận văn

2.2. Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của học sin hở các trƣờng trung

2.2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sin hở các

trường trung học cơ sở về hoạt động nghiên cứu khoa học

2.2.1.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên

Để đánh giá nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về ý nghĩa của hoạt động nghiên cứu khoa học đối với học sinh, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1, phụ lục 2, 3. Kết quả khảo sát đƣợc thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.2. Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về ý nghĩa của hoạt động nghiên cứu khoa học đối với học sinh (N=165)

TT Ý nghĩa Thiết thực Ít thiết thực Khơng thiết thực ĐTB SL SL SL

1 Giúp học sinh nắm vững tri thức ở

lĩnh vực nghiên cứu 99 56 10 2,54

2 Giúp học sinh củng cố, mở rộng tri

thức đã học 104 50 11 2,56

3 Giúp học sinh vận dụng tri thức đã

học vào thực tiễn 92 64 9 2,50

4 Phát huy khả năng sáng tạo của học

sinh 119 36 10 2,66

5 Hình thành và phát triển năng lực tự

học, tự nghiên cứu cho học sinh 133 19 13 2,73

Kết quả khảo sát cho thấy, đa số cán bộ quản lý và giáo viên đều đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học là thiết thực với học sinh, biểu hiện ở các nội dung đánh giá đều ở mức 3 - "Thiết thực" (ĐTB 2,59). Các nội dung đƣợc đánh giá với ĐTB dao động từ 2,50 - 2,73. Tỉ lệ lựa chọn mức độ 3- "Thiết thực" cũng khá cao. Hầu hết cán bộ quản lý, giáo viên đều có nhận thức rằng hoạt động nghiên cứu khoa học có vai trị rất thiết thực và thiết thực đối với học sinh, đồng thời muốn nâng cao chất lƣợng của hoạt động nghiên cứu khoa học học sinh thì điều quan trọng hơn cả là phải phát huy vai trò tự giác, tích cực, sáng tạo của học sinh trong hoạt động nghiên cứu khoa học.

Hình thành phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu cho học sinh và Phát huy khả năng sáng tạo của học sinh là hai nội dung đƣợc đánh giá cao nhất với ĐTB lần

lƣợt là 2,73 và 2,66. Nhƣ vậy, cán bộ quản lý và giáo viên đều thấy đƣợc tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học đối với việc phát triển năng lực của học sinh nhiều hơn là củng cố hay nắm vững nội dung tri thức đã học, vận dụng vào trong thực tiễn.

Qua kết quả trên, chúng tôi thấy phần lớn cán bộ quản lý, giáo viên đã nhìn nhận và đánh giá đúng về vai trò, ý nghĩa của hoạt động nghiên cứu khoa học. Đây là yếu tố thuận lợi trong việc tổ chức quản lý hoạt động hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh. Tuy nhiên, vẫn có một vài ý kiến cho rằng hoạt động này không thiết thực, tuy số ý kiến này chiếm tỉ lệ không nhiều nhƣng đây cũng là một vấn đề đặt ra đối với cán bộ quản lý các trƣờng THCS trong công tác nâng cao nhận thức, trách nhiệm của giáo viên đối với hoạt động nghiên cứu khoa học của bản thân giáo viên và học sinh.

2.2.1.2. Thực trạng nhận thức của học sinh

Để đánh giá rõ hơn về thực trạng nhận thức về ý nghĩa của hoạt động nghiên cứu khoa học đối với học sinh, chúng tôi tiến hành khảo sát trên học sinh và thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.3. Nhận thức của học sinh về ý nghĩa của nghiên cứu khoa học (N=150) TT Ý nghĩa Thiết thực Ít thiết thực Khơng thiết thực ĐTB SL SL SL

1 Giúp học sinh nắm vững tri thức ở lĩnh

vực nghiên cứu 56 56 38 2,12

2 Giúp học sinh củng cố, mở rộng tri thức

đã học 105 26 19 2,57

3 Giúp học sinh vận dụng tri thức đã học

vào thực tiễn 125 23 2 2,82

4 Phát huy khả năng sáng tạo của học sinh 102 21 27 2,50 5 Hình thành và phát triển năng lực tự học, tự

nghiên cứu cho học sinh 76 61 13 2,42

ĐTB chung 2,48

Qua khảo sát trên cho thấy, hầu hết các nội dung khảo sát đều ở mức 3 - Thiết thực, ĐTB chung đạt 2,48. Các nội dung đƣợc đánh giá có ĐTB dao động từ 2,12 - 2,82. Điều này cho thấy đa số học sinh đã quan tâm đến nghiên cứu khoa học, tuy nhiên nhận thức của học sinh vẫn thể hiện tính khơng đồng đều ở các nội dung khảo sát. Cụ thể, các em mới chú ý tới những ý nghĩa của hoạt động nghiên cứu khoa học đối với việc vận dụng, củng cố tri thức đã học mà ít quan tâm tới hai vai trị quan trọng là hình thành năng lực tự học và sáng tạo của học sinh.

Đặc biệt, trong cả 5 nội dung khảo sát thì đều có học sinh đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học là không thiết thực. Đây cũng là thực trạng ở một số trƣờng hiện nay vẫn có một bộ phận các em học sinh chƣa nhận thức đƣợc vai trò của nghiên cứu khoa học và ngại tham gia vào hoạt động nghiên cứu khoa học.

Trở ngại lớn nhất là học sinh hiện nay chƣa đƣợc trang bị tốt phƣơng pháp nghiên cứu nên hầu hết đều loay hoay không biết bắt đầu từ đâu, làm gì và muốn đạt kết quả gì, cho ai… Nội dung ý nghĩa “nghiên cứu khoa học giúp học sinh nắm vững

tri thức đã học ở lĩnh vực nghiên cứu” với ĐTB = 2,12 - mức độ 2 - "Ít thiết thực".

Trên thực tế có thể thấy hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh có ý nghĩa vơ cùng quan trọng, giúp học sinh vận dụng tri thức đã học để nghiên cứu, khám phá tri thức mới, vận dụng tri thức đã khám phá đƣợc để cải tạo thực tiễn, thơng qua và bằng cách đó hình thành phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Tuy nhiên, có một số học sinh lại chƣa nhận thức đƣợc đầy đủ những ý nghĩa này, vì vậy, giáo viên cần phải giúp học sinh có nhận thức đầy đủ hơn về vai trò, ý nghĩa của hoạt động nghiên cứu khoa học đối với quá trình hình thành và phát

triển năng lực nghiên cứu của học sinh. Đó sẽ là cơ sở để giúp học sinh có động lực tham gia và thực hiện có hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh​ (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)