8. Cấu trúc luận văn
1.3.4. Những yêu cầu đối với hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trung
học cơ sở
Theo chúng tôi, hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh THCS cần có những yêu cầu sau:
a) Đối với giáo viên:
* Để hƣớng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học hiệu quả, thì bản thân giáo viên cũng phải biết và biết nhiều hơn trong nghiên cứu so với học sinh, có nhƣ vậy mới là "thầy hƣớng dẫn". Đồng thời, phải nhận thức rõ việc giáo viên tham gia hƣớng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ khách quan, tất yếu. Nhƣ vậy, để trở thành giáo viên thực hiện tốt trách nhiệm hƣớng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học mỗi thầy giáo, cô giáo cần hội tụ 3 phẩm chất:
- Thứ nhất, giáo viên chuyên nghiệp (pro-professor). - Thứ hai, nhà khoa học (Scientist).
- Thứ ba, nhà chuyên gia (Expert).
Ba phẩm chất này nhƣ kiềng ba chân cần hội tụ đủ trong một giáo viên.
Giáo viên hƣớng dẫn phải yêu khoa học, biết làm khoa học và biết hƣớng dẫn cho học sinh thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học, phải tận tụy với học sinh, sẵn lòng giúp đỡ, chia sẽ kinh nghiệm và kiến thức với học sinh.
Giáo viên hƣớng dẫn phải có uy tín về khoa học: Truyền cho học sinh lòng đam mê nghiên cứu khoa học; có định hƣớng nghiên cứu cho chính mình hiện tại và trong tƣơng lai; gợi ý đƣợc cho học sinh một số đề tài phù hợp. Đồng thời, giáo viên hƣớng dẫn cũng cần tích lũy một số kết quả và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học nhất định để học sinh tin tƣởng, phấn đấu hết mình tham gia vào hoạt động sáng tạo khoa học.
Bên cạnh đó, thành tích nghiên cứu khoa học của học sinh phải đƣợc tôn vinh, lan tỏa và phải đƣợc đề cao về mặt tinh thần. Ngoài việc hỗ trợ tài chính, cấp giấy chứng nhận,... còn phải đƣợc tôn vinh về mặt tinh thần nhƣ đƣa các hình ảnh và sản
phẩm nghiên cứu khoa học vào thƣ viện, phòng truyền thống, từ đó lan tỏa niềm đam mê, tình yêu của học sinh với hoạt động nghiên cứu khoa học.
* Các năng lực hƣớng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học mà giáo viên trung học cơ sở cần phải có là:
- Năng lực hƣớng dẫn học sinh lựa chọn vấn đề nghiên cứu - Năng lực hƣớng dẫn học sinh xây dựng đề cƣơng nghiên cứu - Năng lực hƣớng dẫn học sinh thu thập tài liệu nghiên cứu
- Năng lực hƣớng dẫn học sinh lựa chọn, phân tích, tƣ liệu, viết đề án - Năng lực hƣớng dẫn học sinh trình bày kết quả nghiên cứu
b) Đối với học sinh:
* Học sinh khi tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học cần: - Chọn đề tài phù hợp với khả năng và nguyện vọng của học sinh. - Thực sự say mê và có khả năng tập trung làm việc cao.
- Có tâm lý vững vàng, kiên định khi gặp những khó khăn trong khi thực hiện các đề tài nghiên cứu.
- Phù hợp với chƣơng trình, nội dung dạy học trong nhà trƣờng và đòi hỏi thực tiễn của xã hội.
- Phù hợp với định hƣớng hoạt động giáo dục của các trƣờng phổ thông. - Không ảnh hƣởng đến việc học tập chính khóa của học sinh.
- Có môi trƣờng và phƣơng tiện nghiên cứu tối thiểu, nhƣ: phòng làm việc, điện thoại, Internet, học liệu... và phải làm chủ các phƣơng tiện đó. Để làm tốt đƣợc đƣợc điều này thì cần sự phối hợp, hỗ trợ từ nhà trƣờng đến gia đình và các tổ chức cá nhân có liên quan đến đề tài nghiên cứu của học sinh.
* Những kỹ năng nghiên cứu khoa học mà học sinh trung học cơ sở cần phải có:
- Phát hiện, lựa chọn vấn đề nghiên cứu và xây dựng tên đề tài - Xác định các nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng đề cƣơng nghiên cứu - Xây dựng kế hoạch nghiên cứu
- Lựa chọn, vận dụng phối hợp các phƣơng pháp nghiên cứu thích hợp - Phân tích kết quả nghiên cứu
- Viết các công trình nghiên cứu